Trang trong tổng số 10 trang (94 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phù Zu

Ngang qua topic này thấy cũng hơi ngứa cái mồm nên cũng xin góp vài ý :
Hình như chủ topic này muốn nhấn mạnh về tính Chân Thật và tính Giả Dối của các tác giả trong các bài thơ.
Có một số bài thơ mới đọc qua thì thấy cũng hay,vần điệu rất chuẩn,ý tứ thâm sâu,nhưng đọc đi đọc lại thì thấy có cái gì không thật bên trong,khi truy tìm về tác giả thì thấy rõ tính cách và lối sống của tác giả rõ ràng khác biệt với những gì thể hiện trong bài thơ !
Ôi ! Thơ cũng như cuộc đời,Chân - Giả Giả - Chân chẳng biết đâu mà lần !
Mệnh bạc nổi trôi đời lang bạt
Thân tàn phiêu lãng kiếp phù du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phù Zu đã viết:
Ngang qua topic này thấy cũng hơi ngứa cái mồm nên cũng xin góp vài ý :
Hình như chủ topic này muốn nhấn mạnh về tính Chân Thật và tính Giả Dối của các tác giả trong các bài thơ.
Có một số bài thơ mới đọc qua thì thấy cũng hay,vần điệu rất chuẩn,ý tứ thâm sâu,nhưng đọc đi đọc lại thì thấy có cái gì không thật bên trong,khi truy tìm về tác giả thì thấy rõ tính cách và lối sống của tác giả rõ ràng khác biệt với những gì thể hiện trong bài thơ !
Ôi ! Thơ cũng như cuộc đời,Chân - Giả Giả - Chân chẳng biết đâu mà lần !
Nếu tôi phải lựa chọn giữa "thơ giả" và "nói giả" thì tôi sẽ chọn "thơ giả"!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trung30

Lại nói về chân -giả, giả -chân trong thơ;
Nếu ai làm thơ mà cũng sống như trong thơ thì có mà toi. Đúng là trong thơ nếu đọc thấy nó sáo rỗng, gượng gịu, không thật thì thơ đâu có hay. & nhất là trái ngược với lối sống, suy nghĩ của tác giả thì đích thị là bản coppy, mượn thơ của người khác.
Nhưng bảo thơ cứ phải giống 100% với đời sống của tác giả thì thật là vô lý. Vì thơ cũng chỉ là thơ, là cái mong ước ... là cái gì gì đấy rất thơ, thế thôi. Em nhiều lúc phải tưởng tượng mình là một ai đấy thì mới viết được mấy dòng như thế, tức là có lúc mình không phải là mình khi làm thơ, hay là Em viết hộ tâm trạng của một ai đấy.
Thế nên cái thật trong thơ cũng chả giống cái thật ngoài đời của tác giả, thì cũng chả có gì ngạc nhiên, các bác nhỉ.
Gió thổi dừa rơi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Bá Chiểu

Phạm Bá Chiểu đã viết:[/link]
Nguyên Triết đã viết:
Bác có thể làm mới mình một chút không???

Cảm ơn nhà thơ Nguyên Triết đã nhắc nhở.
Em vẫn đọc 2 trang của thơ bác và thấy nó giống mình cách đây nhiều năm- Cái thời mà Chiểu cũng muốn làm cái gì đó cho thật mới, canh tân nền thi ca VN chứ không theo dấu chân cũ.
Thật ra cách làm thơ của bác mà gọi là mới thì cũng hơi quá. Vào những năm tám mươi của thế kỷ trước người ta chuyên làm thơ kiểu ấy. Cũng thông cảm cho cái thời ấy, các nhà thơ du nhập các kiểu thơ hiện đại, siêu hiện đại, hậu hiện đại, tân hình thức rồi nhiều các loại mỹ từ khác nữa mà Chiểu không sao nhớ hết vào đúng cái thời mà không ai có việc gì làm thế là đọc cái gì đó mới hơn dù chẳng hiểu gì cốt cho vui thấy cách dùng từ là lạ. Nhưng Chiểu lại thấy rồi tất cả đều vào quên lãng, không ai nhớ đến lấy một câu thơ của kiểu thơ ấy; trong 100 bài thơ hay nhất thế kỷ cũng không ai bầu lấy 1 bài. Thế thì chúng ta làm thơ cho ai? Cho suy nghĩ rất chủ quan về một canh tân thơ thì cũng sụp đổ rồi.
Đầu thế kỷ hai mốt trên mặt báo thấy ít dần các thơ kiểu ấy, rồi lặng lẽ ít nữa, ít mãi, tất nhiên chưa phải là bằng không. Nói cho công bằng thì cũng có vài tác giả còn xuât bản thơ, nhưng rồi cũng không ai đọng lại trong lòng độc giả.
Hãy viết thơ cho độc giả, chứ đừng viết thơ cho tác giả. Bởi vậy Chiểu lại thấy mình cần làm thơ cho dễ hiểu, có logic chứ không thể quá dễ dãi. Điều rất lạ thưa nhà thơ Nguyên Triết, kiểu thơ mà nhà thơ nói là mới hơn ấy, rất dễ viết. Vì nó không cần vần điệu, nhạc điệu, âm điệu miễn là ghép sao cho ra được các tính từ vào các danh từ không cần tính logic như - loắng nhoắng sóng, loăn xoăn nắng, ngúng ngoẳng mây cộng với một số từ khác kiểu lấy danh từ làm động từ- Tôi tình yêu gió, tôi lóng lánh mây nữa là ra ngay một bài thơ bác gọi là mới.
Em tuy kém cỏi thua người nhưng ngày cũng cho ra được chục bài kiểu ấy. Cỡ các nhà thơ lớn chắc hàng trăm bài ấy chứ chẳng chơi. Trong khi đó làm cho ra một bài thơ với các hình tượng, ẩn dụ, logic thì vò đầu bứt tai khó khăn vô cùng.
Tại sao Chiểu lại dại dột đến mức không chọn kiểu thơ dễ viêt nhỉ, bảo đảm ra đều đều tháng một tập thơ ấy chứ. Bởi vì thực sự nếu thơ ấy sống được trong lòng độc giả thì em xin theo ngay để đỡ khó nhọc với việc làm thơ chỉ vì yêu thơ ạ.
Nói theo thiển ý vậy, chứ Chiểu cũng mong bác chỉ bảo thêm. Ví dụ, bác có thể chỉ thêm là thơ mới phải như thế nào cho hay, lấy luôn ví dụ thơ bác ấy sao cho độc giả ưa thích thì em xin theo ngay ạ. Em vốn cầu tiến lắm đó ạ, thấy phải là nghe ngay ạ. Vâng, tại sao mình không nghe người cho mình một con đường đi vừa dễ vừa hiệu quả?
Em xin kể hầu bác và độc giả một chuyện thật cười ra nước mắt thời thơ hiện đại ấy.
Một lần nọ đọc thơ hiện đại của nhà thơ TP, Chiểu rung lên sung sướng và khoe ngay với nhà thơ ĐVĐ- Nhà thơ hỏi- Ông hiểu thế nào? Chiểu đưa phương án hiểu là A thì nhà thơ bảo chết rồi- thế mà cũng đòi đọc thơ. Phải hiểu theo phương án B này mới chính xác.
Vài hôm sau gặp nhà thơ TP, Chiểu khoe là may nhờ anh ĐVĐ mới hiểu ra thơ với ý tứ thâm trầm. Nhà thơ TP hỏi các ông nghĩ như thế nào? Chiểu đưa A và B ra thì nhà thơ thốt lên- Chết các ông hiểu thế thì chết thơ rồi. Phải hiểu theo C này mới đúng.
Chiểu đành nói với TP rằng- Xin được dịch thơ nhà thơ ra tiếng Việt để ai ai cũng hiểu đúng ý tác giả.
Để kết thúc bài viết em xin nhắc lại câu bác khuyên em
-Bác có thể làm mới mình một chút không???
Còn đây là câu em khuyên bác ạ
- Bác có thể làm CŨ mình một chút không???[/quote][/quot]


Nguyên Triết(lost land) đã viết

hi bác
TOI rất mê thơ của Bác
nhưng đọc nhiều quá nhiều tác phẩm thơ riết thấy ai cũng bắt chước
nên bực mình thế thôi..
chắc bÁC VÀ TÔI ẢNH HƯỞNG HAI NỀN GIÁO DỤC KHÁC NHAU??
TÔI nhớ như in ngay tôi học lớp 6  người thầy dạy văn của tôi rất già
lúc đó khoảng 54 55 gì đó khi đọc bài văn tả con bướm
ông chỉ khen mỗi một bài văn khá lạ là không theo sự sặp đặt của văn mẫu
Ông có nói văn là viết theo sư. cảm nhận riêng từng người ,ai viết theo người khác dù là nhà văn nổi tiếng cũng là thứ ăn cắp
tôi viết bài khá hay nhưng hơi giống văn mẫu và cảm thấy xấu hổ và tôi
đã bỏ viết văn thơ đúng 40 năm

giờ rảnh rổi thấy Thấy Đúng[/quote]


Vâng, thật hân hạnh lại được hầu chuyện bác Nguyên Triết (lost land).
Cảm ơn bác rất nhiều đã quan tâm đến thơ em. Em vẫn kiên trì theo hướng thơ truyền thống nhưng cũng vẫn rất quan tâm đến các dòng thơ khác như bác thấy, em vẫn vào đọc khá đều và cảm ơn 2 trang thơ cách tân của bác.
Xin bác chớ bực mình vì có quá nhiều người bắt chước. Cả nhân loại này đều bắt chước. Viết- bắt chước mọi người vì chỉ có 24 chữ cái; nhạc sĩ cũng bắt chước vì không thể viết gì ngoài bảy âm đồ, rê, mi, fa, son, la, si; hoạ sĩ cũng bắt chước dùng các màu cơ bản; em thấy bác cũng bắt chước viết tiếng Việt, tất nhiên có chút sáng tạo đó là đôi từ bác viết dấu ngã thành dấu hỏi và ngược lại, hoặc chữ tiền nhân vẫn dùng là CÚI MẶT, bác viết thành CUỐI MẶT và nhiều nhiều từ sáng tạo khác của bác nữa...
Xin dẫn câu văn ngay trên đây của bác "giờ rảnh rổi thấy Thấy Đúng". Em thật sự thấy sáng tạo vì câu không có chủ ngữ, chữ tiền nhân viết hoa bác viết thường, chữ tiền nhân viết thường bác lại viết hoa. Bác viết hai chữ thấy một hoa một không. Chữ tiền nhân dùng dấu ngã bác lại dùng dấu hỏi. Em nói sáng tạo vì bác viết thế nhưng em vẫn gắng hiểu được mặc dù phải dùng nhiều thời gian hơn và tiêu tốn quá nhiều chất xám hơn so cách viết thông thường.
Chỉ có điều rất hay đó là tính logic trong hai câu văn tiếp nhau. Bác làm thơ không cần logic thì khỏi phải bàn rồi. Nhưng bác viết văn cũng không cần logic thì thật sự tốn quá nhiều chất xám chúng em quá ạ.

Câu trên bác viết"tôi viết bài khá hay nhưng hơi giống văn mẫu và cảm thấy xấu hổ và tôi
đã bỏ viết văn thơ đúng 40 năm"
nhưng câu dưới lại viết bây giờ lúc rảnh rỗi mới thấy đúng- khó hiểu, khó hiểu vô cùng. Cách 40 năm đã làm mà giờ mới thấy đúng!!!! Mà chỉ khi rảnh rỗi mới thấy đúng (?)

Vâng trước khi chưa tìm được con đường nào đi tốt hơn thì em vẫn đi theo con đường tiền nhân đã đi- đó là cố gắng viết đúng ngữ pháp và không sai chính tả, các câu liên kết với nhau thành một logic tổng thể ạ.
Bác ạ, em thật chạnh lòng khi bác nhắc đến NỀN GIÁO DỤC. Em có thể kém nhưng đó là tại em chứ không tại nền giáo dục đâu ạ. Mọi điều đều do bản chất em kém không sao cải tạo được.  Em xin được thưa cùng bác- không có nền giáo dục nào dạy học trò rập khuôn mà luôn luôn dạy sáng tạo, thừa kế những cái cũ, sáng tạo ra cái mới. Em tuy ít được học hành, nhưng thầy giáo em luôn nói- NGƯỜI THẦY GIÁO GIỎI LÀ NGƯỜI DẠY CHO HỌC SINH SAU KHI RA TRƯỜNG LÀM ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU MÀ TRONG SÁCH KHÔNG NÓI ĐẾN.
Cô giáo em cũng nhắc “The principle goal of education is to create men who are capable of doing new things, not simply of repeating what other generations have done – men who are creative, inventive and discoverers.” — Jean Piaget - Em xin tạm dịch, nhưng vì em học ít nên có gì bác chỉ giáo thêm ạ- Mục tiêu mang tính nguyên tắc của giáo dục là tạo ra những con người có khả năng làm được những điều mới, chứ không đơn thuần rập khuôn những gì thế hệ trước đã làm, đó là những con người sáng tạo, sáng chế và phát minh.

Và em nhớ như in một người thầy tôn kính dạy em. Vâng, em thì dốt nhưng thầy em sao mà trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa tận nhân tâm đến thế. Thầy vẫn luôn nhắc chúng em câu của Descartes- "Cogito, ergo sum"- Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại (tiếng La tinh)- Tất nhiên tư duy ở đây là tư duy sáng tạo, nên thầy dạy tiếp câu của Edward de Bono - Creative thinking is not a talent, it is a skill that can be learnt.- Em xin tạm dịch, vì tiếng Anh em ít được học nên có gì bác chỉnh cho em chút ạ- Tư duy sáng tạo không là một tài năng, mà là một kỹ năng có thể học được!
Vâng, vậy mà mãi giờ đây em vẫn chưa học xong, nhưng không có nghĩa là em ngừng học.
Nhắc đến NỀN GIÁO DỤC sao bỗng quá chạnh lòng không cầm nổi nước mắt bác ơi. Thầy em không còn nữa, nhưng tên thầy được đặt tên một đường phố cạnh trường em và được đặt cho một con đường ở quận 1 Tp HCM.
Vâng, nền giáo dục của em cũng không khác nền giáo dục của bác đâu ạ với điều bác đã dẫn người thầy dạy văn đánh giá cao bài văn không theo khuôn mẫu.
Em không sáng tạo được như bác nhất là sáng tạo về ngữ pháp, chính tả và tính logic trong tiếng Việt, chỉ vì do em chứ không hề do NỀN GIÁO DỤC và không hề do các thầy cô dạy thế đâu ạ.
Cho em dẫn hai câu của bác

1-đọc nhiều quá nhiều tác phẩm thơ riết thấy ai cũng bắt chước
2-ai viết theo người khác dù là nhà văn nổi tiếng cũng là thứ ăn cắp

Vâng, vậy là bác kết luận ai cũng ăn cắp trừ bác.
Xin bác chứng minh ạ. Ví dụ chính em đi. Em đã viết giống ai tức là ăn cắp những ai. Tội ăn cắp là tội lớn, mà cái tội em còn lớn hơn đó là ăn cắp mà không ý thức được mình ăn cắp.
Cũng xin bác chứng minh là bác viết không giống ai như thế nào? để được gọi là không có tội ăn cắp. Chứ THƠ TÂN HÌNH THỨC (new formalism poetry) như bài trả lời đầu em đã viết, em nghe nó quá lâu rồi, người Mỹ, người Việt tại Mỹ đã cày nó cũng nát ra rồi, người Việt mình cũng không ít nhà thơ làm thơ kiểu này và xuất bản thơ rồi. Bác viết theo thể thơ của người Mỹ khởi xướng có được gọi là sáng tạo không ạ? Có được gọi là không bắt chước ít nhất là ý tưởng không ạ?
Xin nói thật cùng bác, em vô cùng khiếp sợ trước dòng thơ ấy ạ. Xin bác truyền cho em lòng dũng cảm để đọc những bài thơ kiểu này và xin bác phân tích cái hay, cái đẹp cũng như cho biết dự đoán của bác về dòng thơ này có thể sống được không hay chỉ để đọc cho nó "khuấy động cảm giác" như kiểu du lịch mạo hiểm cho những người có máu phiêu lưu?
Biết các nick bác đang tạm bị khoá, em vẫn chờ đợi 2 tuần nữa để lại được hầu chuyện cùng bác ạ. Rất mong những câu trả lời của bác.
Cũng xin bác đừng ngần ngại. Chúng em luôn ủng hộ bác tìm tòi cái mới. Chiểu chỉ muốn làm thơ chứ nói về học thuật thì bác đã có lời chẳng nhé em không đáp, chứ nói thật em còn dôt lắm. Mong bác chỉ giáo thêm ạ.
Em xinh thế như không là sự thật
Cho anh tin Hà Nội chính thiên đường
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Gió Đông Ngân

Không dám mượn đất của ai đành phải dùng tạm túp lều này để gởi vài dòng tâm sự khi Xuân lại đến,lạc chủ đề xin bà con thông cảm.
               
         Xuân về cảm thán
Qua một năm thân tàn thêm một tuổi
Cuộc đời này ngắn ngủi làm sao
Bao đắng cay,bao vượt sóng ba đào
Giờ nhìn lại,khác nào đồ vô dụng !

Lực bất tòng tâm ! Đời sao nghiệt ngã !
                   GĐN 01/01/2011
Ta đứng,chung quanh cồn cát trắng
Lặng mình,văng vẳng gió đông ngân...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Gió Đông Ngân đã viết:
Không dám mượn đất của ai đành phải dùng tạm túp lều này để gởi vài dòng tâm sự khi Xuân lại đến,lạc chủ đề xin bà con thông cảm.
               
         Xuân về cảm thán
Qua một năm thân tàn thêm một tuổi
Cuộc đời này ngắn ngủi làm sao
Bao đắng cay,bao vượt sóng ba đào
Giờ nhìn lại,khác nào đồ vô dụng !

Lực bất tòng tâm ! Đời sao nghiệt ngã !
                   GĐN 01/01/2011
Vẫn Thế

Thì vẫn thế, đời luôn luôn nghiệt ngã
Lũ chúng ta đều vô dụng như nhau!
Liệu có ai đi chưa từng bị ngã
Ai trong đời chưa từng bị ốm, đau?

Thì vẫn thế, đời chính là bể khổ
Vui chỉ trong khoảnh khắc đắm vào nhau!
Xin hãy đắm vào nhau nhiều hơn nữa
Để nỗi buồn không thể kéo dài lâu!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Quang Tri

VẬY THÔI
Đời nghiệt ngã hay chính ta nghiệt ngã,
Đã khổ đau lại cứ muốn khổ đau,
Vẫn thích chua cay muốn nếm nỗi sầu,
Để thơ viết mỏi mong cơn mộng đẹp.
Nếu đời ngọt ngào,đủ đầy,êm ấm.
Nếu tình yêu không gãy vở,chia xa.
Thì có lẻ ta không còn khát vọng!!
Út xe ôm
Hoa đào ngày cũ còn đâu nữa,
Thấp thoáng bên song một đoá hồng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

bachvan_vietnam

Mới hay

đời nghiệt ngã hay là ta nghiệt ngã
cũng là trao ngọn lửa cháy qua tim
nỗi ngọt ngào cay đắng lẫn vào nhau
tình yêu dậy men nồng bừng sức lạ
nào ai biết giữa thực hư trần thế
được hay không thân vẫn mãi đi tìm
niềm hạnh phúc khi đất trời giao nhận
trần trụi thân ta xuân rộn rã quay về ...
bv
...xưa ai đội đá vá trời
nay ai nhặt đá giữa đời làm thơ ...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Quế Hằng

bái phục bác Tuấn Khỉ
"Thì vẫn thế, đời chính là bể khổ
Vui chỉ trong khoảnh khắc đắm vào nhau!
Xin hãy đắm vào nhau nhiều hơn nữa
Để nỗi buồn không thể kéo dài lâu!"

Khi không còn lối thoát tìm vào thơ
và đời thì khổ nhiều sướng ít
Vấy thì cố gắng mà đắm vào nhau càng nhiều càng tốt
cám ơn bác.
Tình anh đẹp như giấc mơ thi sỹ
Em ngỡ ngàng tưởng mình sống trong thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thuý xinh

thơ không có một định nghĩa nhất định nào cả...thơ hay đơn giản vì nó làm người đọc thưởng thức thấy thú. Hơn nữa, mọi sự phân loại thơ đều chỉ mang tính chất tương đối, trong thơ Điên cũng có cái Tỉnh, ngược lại nhiều người làm thơ rất Tỉnh nhưng ngẫm ra thì thấy người ta rất điên...
sau cơn mưa trời lại nắng...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 10 trang (94 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ›Trang sau »Trang cuối