Trang trong tổng số 2 trang (17 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Mình cũng đồng tình với bạn dhhuu!
@haspv52: Xin lỗi, cho mình soi một tẹo chữ ký của bạn nhé. Hì, đừng giận, tự dưng phát hiện ra, có phải câu bạn trích là của cố thi sĩ Phạm Tiến Duật không? Nếu thế thì là "Cây cúc đắng" :P
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haspv52

Lại một vấn đề thuộc về dị bản Hoa Xuyên Tuyết ạ! Tuy nhiên, vấn đề dị bản trong văn học Việt Nam hiện đại lại khác hoàn toàn với Văn học dân gian!Dị bản trong văn học VN hiện đại có lẽ được coi là một thiếu sót, bởi lỗi in ấn hoặc một lí do nào đó! Thực tình mình tiếp xúc với 2 câu thơ này qua một bản chép tay của 1 người bạn,cũng thiếu sót khi không tìm hiểu kĩ văn bản chính xác của nó! Cảm ơn Bạn đã chỉ ra giúp nhé!
Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng
Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

@haspv52: Hồi trước, mình cũng đọc sai là "Hoa cúc đắng..." Mới gần đây mới biết là "Cây". Mà đúng là "cây" thì hợp lý hơn. Nhưng ngày xưa cũng do chép tay mà sai, thành ra cứ sai mãi. :)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

bui duc ngoc

Hồi nhỏ tôi cũng có được học bài này như một bài ca dao.Với tôi,nó hay đến độ cho mãi đến bây giờ tôi vẫn thuộc mà không cần phải cố gắng gì.Cách đây khá lâu,tình cờ tôi có đọc đâu đó rằng bài "ca dao" trên có xuất xứ từ một bài thơ Đường bên Trung Quốc!Tôi cũng có hơi bị bất ngờ,nhưng cũng không băn khoăn gì nhiều về chuyện đó,mà chỉ thầm cảm phục tác giả khuyết danh naò đó đã chuyển thể bài thơ sang thể lục bát quá đỗi tài tình,đến độ ai cũng ngỡ đó là một bài ca dao thuần Việt!Thật thú vị là đến nay tôi lại gặp lại đề tài này trên diễn đàn cũa Thi Viện.Tôi rất tán thành ý kiến cũa bạn haspv52 và nghĩ rằng việc xác định xuất xứ của bài ca dao trên hoàn toàn không làm mất đi giá trị văn học cũng như giá trị giáo dục của nó.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thuyetsonphutu

các bạn bình luận hay nhưng tớ thấy nên có một cái nhìn thực tế hơn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Xin giới thiệu thêm:
Không những chỉ trong thơ cổ TQ, trong quyển Minh Đạo Gia Huấn, hoặc còn gọi là Tứ Tự Kinh, có nhiều câu đã chuyển thành những câu lục bát quen thuộc của ta (còn có gọi là ca dao jay không, thì tôi không đủ năng lực sắp xếp)
Ví dụ:
Dạy con từ thuở còn thơ,
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.
Nếu bạn nào đã đọc Minh Đạo Gia Huấn rồi, sẽ dễ dàng nhận ra.

Hà Như - Trần Thế Hào.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

bathuc

thiết nghĩ ta ở gần Trung việc tiếp biến - giao lưu văn hoá là điều không thể tránh khỏi, nhưng khi ta tìm được ở đâu đó na ná một vài ý thi gần giống họ thì ta không thể nói ta đi sao chép hoặc dịch thừ thơ họ ra được...thực tế nhiều tác phẩm kinh điển của ta như "Kim-Vân-Kiều" cũng chỉ là hoc hỏi có chọn lọc, ta không nói vì học hỏi mà làm mất đi một bài thơ, một tác phẩm nào đó của người việt được.
hay nói về tập thơ "Bảo Kính Cảnh Giới" tác giả ít nhiều có học hỏi từ các thể thơi đường luật của TQ, cách gieo vần cách ngắt nhip...ta có thể thấy tác giả Nguyễn Trãi đã học hỏi cái Hay của thơ Đường mà không mất đi ý riêng - cái hồn cốt của dân tộc. Điều này được thể hiện rõ trong bài thơ Cảnh Ngày Hè của tác giả.
Trên đây là đôi lời thiển cận của tiểu đệ. Mong các sư huynh - sư tỉ cùng đóng góp ý kiến để cho nền thi ca của ta ngày càng phát triển...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (17 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]