Trang trong tổng số 15 trang (144 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

huongnhu

http://i939.photobucket.com/albums/ad232/rongreu_dalat/2010%20hoa%20la%20con%20trung/110687.jpg
HOA DẠI. ( Ảnh Rong reu )

ẤM NẮNG
       Ngoài kia nắng nhảy nhót,
       Gió đùa cùng cỏ cây,
       Thu qua hay thu đến,
       Ta nào đâu có hay.

       Khát khao một sợi nắng,
       Khát khao chút heo may,
       Khát khao làn mưa bụi,
       Khát khao sờ tận tay…

       Bất động lâu mới hiểu,
       Ầm ì vọng đêm ngày,
       Tiếng đời ôi xa thế,
       Nặng trĩu mà nhẹ bay.

       Lúc bạn bè ào đến,
       Căn phòng ngập gió mây
       Đa tạ cùng bạn hữu.
       Mang trời đất vào đây…
         Chú Thôn Nhân


Rất hiểu tâm trạng của chú. Để qua đó, hiểu tâm trạng bài thơ.
    Ngoài kia nắng nhảy nhót,
       Gió đùa cùng cỏ cây,
       Thu qua hay thu đến,
       Ta nào đâu có hay.

Ngoài kia vật dổi sao dời. Ngoài kia nắng ấm rong chơi. Ngoài kia và ngoài kia nữa. Chỉ ta riêng mình đang rơi!
Thu đến hay đi có hề gì. Vạn vật vẫn thường như mọi khi. Là xuân, là thu, hay đông giá. Ta mãi lặng thinh nhắm chặt mi.
Có những điều tưởng rất dễ dàng thực hiện. Nhưng, đôi khi, lực bất tòng tâm.
    Khát khao một sợi nắng,
       Khát khao chút heo may,
       Khát khao làn mưa bụi,
       Khát khao sờ tận tay…

Muốn như cánh chim trời. Sãi cánh khắp muôn nơi. Nhìn giang sơn cẩm tú. Suốt một đời rong chơi.
Muốn làm cánh buồm đỏ. Rong ruỗi phía bình minh. Cuối ngày về sau núi. Theo trăng vào mông mênh.
    Bất động lâu mới hiểu,
       Ầm ì vọng đêm ngày,
       Tiếng đời ôi xa thế,
       Nặng trĩu mà nhẹ bay.

Vô thường thay một ngày quên thở. Màu hoàng hông phủ kín châu thân. Sợi tơ mỏng treo nặng nề đá tảng. Chốn u minh nhẹ cứ tợ lông hồng.
Nghe tiếc nuối con đường đi chưa hết. Chén cơm ăn mới dở nửa phần. Người dưng đó mới thương đôi chút. Cớ vì đâu lìa bỏ dương trần.
Thời may:
     Lúc bạn bè ào đến,
        Căn phòng ngập gió mây
        Đa tạ cùng bạn hữu.
        Mang trời đất vào đây…

Không có gì là tận. Cho dù tuyệt vọng đến cùng. Mở lòng trao và nhận. Để mỉm cười ung dung.
HNhu gửi bài thơ của chú một bài thơ cũ:
HOA DẠI.
Thân là hoa, vốn dĩ em đã dại.
Bông hoa vàng e ngại nấp góc vườn.
Ai người qua, kẻ lại, mấy ai thương.
Chỉ nắng sớm nhìn em cười trong vắt.

Bông hoa dại, nhưng tình hoa chân chất.
Không sắc hương, vẫn cứ nở cho đời.
Dù phút chốc rồi tắt lịm làn hơi.
Để hoa hiểu một điều: hoa từng sống!
( 26/4/2010 - HNhu )
Hôm nay đọc bài thơ này, của chú, sau khi trãi qua lúc khó khăn nhứt. Ngẫm thật nhiều!
HNhu cảm ơn bài thơ chú, một lần nữa.
Chú phẻ và mạnh mẽ nghen chú. :D:D:D:D
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/Linh%20Tinh/mienman.jpg

Bắt gặp một bài thơ lạ. Của chú Chằn Xanh.
Khúc "Chiều" của Hồ Dzếch văng vẳng bên tai.
Chiều qua bên đàng kinh Giữa.
Tà huy ngẩn ngắm siêu trăng.
Vàng ươm nhưng tràn lo lắng.
Xa xôi vụn vỡ loang thềm.

Ở thivien, một trong những thành viên làm cho HNhu ngưỡng mộ thơ, có chú Chằn. Mảng thơ nào chú cũng thuần thục. Đặc biệt là ý tứ thơ của chú lạ. Sắc. Cái tình trong thơ thâm thuý. Lắm khi, HNhu cứ ngồi ngẫm mãi, có mấy dòng, để rồi tấm tắc cho sự tài hoa của chú.
Khúc Miên Man cũng vậy. Đầy ưu tư. Làm cho HNhu liên tưởng tới thảm hoạ sóng thần ập xuống xứ sở hoa anh đào mấy tuần trước.
Trong sự tròn đầy viên mãn của siêu trăng, ẩn chứa điều gì đó vừa như mong manh, vừa như một điềm báo không lành sẽ tới.
Nguy cơ tiềm ẩn ấy, vỡ oà trước một thềm trăng loang lỗ. Cho nỗi âu lo vụn vỡ hoà vào thơ.
Sầu trải nơi lòng lữ khách
Đưa chân nhuộm cả phong trần.
Đường về tâm tư da diết
Tình ơi! Nơi đâu? Nơi đâu?

Bài thơ khép lại với khổ thơ chơi vơi. Với những vần thơ kín. Như bưng.
Hiểu là tác giả có tâm trạng. Nhưng tâm trạng, ngoài buồn, ngoài lo lắng phập phồng, thì, HNhu hết hiểu thêm được nữa. Dù, HNhu biết, bài thơ còn ẩn chứa nhiều tâm tư của tác giả.
Chợt nhận ra, chú Chằn, ngoài vẻ bề nổi hay tếu táo, ngông ngông, nghênh nghênh; thế giới nội tâm là một chú Chằn trầm lặng. Khép kín và nhiều ưu tư. Những trăn trở của chú có lúc rất đời thường, có lúc lại siêu thực. Nói là siêu thực là HNhu nói bừa, tại vì Hnhu hông hiểu chú, nên gán cho như dzậy.
Cảm ơn chú Chằn với "Khúc miên man".
Bài thơ còn đang miên man trong HNhu, với những điềm đồn thổi của người đời về siêu trăng.
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cần Cù

Bình thơ của Cần Cù

TÙ NHÂN THÂN PHẬN
                         
Chưa một lần đứng trước vành móng ngựa
Nghe thẩm phán gõ búa xuống mặt bàn
Nhưng tôi, một tù nhân
Khi miệng chưa hôi sữa
Giữa nhân gian
Tôi nộp mệnh nhà giam!

Chiếc còng số 8 là tôi
Xà lim là tôi
Bốt gác cũng là tôi
Quản giáo cũng là tôi nữa

Hỏi giọt mồ hôi
Mày chảy từ đâu?
Hỏi giọt máu
Mày từ đâu đến?
Giọt mồ hôi và giọt máu
Ai nuôi ai
Để thân tôi kết tụ hình hài?

Không van nài
Thượng Đế cho tự do và hạnh phúc
Tìm tự do trong ngục

Lời mẹ ru;
Nhìn đời bằng con mắt mù
Con sẽ tìm ra ánh sáng.
NGUYỄN LÂM CẨN
       *(Đêm gọi- NXB Hội Nhà văn- 2011)

Lời bình:
   Đến tập thơ "Đêm gọi"(NXB Hội Nhà văn- 2010), có thể nói, thiên hướng về cảm hứng triết luận của nhà thơ Nguyễn Lâm Cẩn đã được phát lộ nhiều nhất. Gắn lền với cảm hứng ấy là sự   thay đổi bút pháp thể hiện những điều suy tưởng đã được nung nấu trong cả một quá trình dài lâu. Bài "Tù nhân thân phận" là một minh chứng ghi nhận sự thể nghiệm thành công  của tác giả.
    Ai cũng biết, nhà tù là một trong những công cụ chuyên chính của một chế độ xã hội nào đấy. Ở đó, người tù bị giam giữ, phải tách khỏi những quan hệ xã hội, hoàn toàn không có quyền tự do, rơi vào tình trạng tột cùng sự đau khổ: "Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại". Và, cũng từ trước tới nay, về tính chất phạm tội, hiển nhiên, ngườ ta chia tù nhân ra hai loại: tù chính trị và tù thường phạm. Nhưng với sự từng trải và chiêm nghiệm, rồi soi lại đời mình, tự đánh giá một cách thành khẩn, vừa nghiêm khắc vừa độ lượng, Nguyễn Lâm Cẩn đã phát hiện ra một loại tù nhân mới, dị biệt, ở nơi mình, ở nơi người... Âý là "Tù nhân thân phận"!
   Với tư duy cảm xúc đổi mới,, ngay từ đầu, tác giả đã sử dụng bút pháp lạ hóa và nghịch lí để đưa đến cho người đọc một sự ngạc nhiên và hiếu kì, một ấn tượng bất ngờ để khêu gợi những suy nghĩ có chất trí tuệ lí thú. Sống giữa cõi nhân gian này, người ta ai cũng có thân phận. Lẽ thường, thân đã không làm gì nên tội, không làm xấu, không làm ác thì hà cớ gì mà phận lại phải chịu là phận tù? Thuận lí là vậy. Nhân vật trữ tình "tôi" ở đây là một người công dân lương thiện, suốt đời nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp, suốt đời ngoan ngoãn sống theo khuôn phép. Những nơi pháp trường quả là "mắt chưa từng ngó": Chưa một lần đứng trước vành móng ngựa/ Nghe thẩm phán gõ búa xuống mặt bàn
Âý vậy mà anh ta đã là "một tù nhân", "giữa nhân gian" từ khi "miệng chưa hôi sữa", nghĩa là khi mới lọt lòng mẹ vừa cất tiếng khóc oe oe chào đời! Kì quái và ngu dại chăng? Chính thế. Vì sao lại có sự "đầu thú" phi lí này? Pháp luật ở đâu mà không soi xét công minh?
     Sang khổ thơ thứ hai, ta mới nhận ra bản chất của loại "tù nhân thân phận" này. Hóa ra anh ta không hề can gián và cũng không bị ai thù hằn vu oan giá họa mà mang tội. Những điệp ngữ "là tôi", " là tôi" đã khẳng định về một sự tự thú: chính là "tôi", không ai khác, đã tự giam cầm bản thân mình. Cả một quá trình từ bắt giam đến tù tội lâu dài: chiếc còng số 8, xà lim, bốt gác, quản giáo...là do anh ta tự bày đặt ra. Và đã vậy thì cái thân phận anh ta phải nhất nhất "thi hành án" một cách hồn nhiên, tự nguyện "không van nài"...Đấy chính là một "trọng tội": tội đánh mất quyền tự do! Với ai cũng vậy, nhưng với văn nghệ sĩ, với nhà thơ như nhân vật "tôi" này mà tự tước bỏ cái quyền tự do- quyền tối thượng ấy thì chỉ là con rối biết múa may trong sự điều khiến của kẻ khác mà thôi.
     Bút pháp suy tưởng- triết luận đặt ra những câu hỏi tưởng như "không lời đáp": Hỏi giọt mồ hôi/ Mày chảy từ đâu?/Hỏi giọt máu/ Mày từ đâu đến? Và giữa hai giọt thì "Ai nuôi ai/ Để thân tôi kết tụ hình hài? Chỉ biết rằng, anh đã có cái hình hài, cái thân phận con người mà anh đã không làm chủ được thì chỉ biết sống trong bi kịch, "Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?"
    Thượng Đế đã cho anh sinh ra làm người và cho anh cái quyền được hưởng hồng phúc: "tự do và hạnh phúc". Nhưng anh đã cam phận "nộp mệnh nhà giam" thì làm sao mà "Tìm tự do trong ngục"?
       Từ xưa, người châu Âu đã có câu tục ngữ đầy tính nhân văn nhằm phản bác lại chủ nghĩa khắc kỉ, làm khổ hạnh con người: "Không được bạc đãi với chính mình!". Ở đây tình hình lại còn tệ hại hơn: tự giam cầm, đầy đọa, để mất quyền tự do mà cứ hồn nhiên, không hề hay biết. Thế là bất lực và bế tắc. Biết làm sao đây? Chẳng lẽ cam chịu "Tù nhân thân phận" chung thân?
      Bài thơ đi đến khổ kết bằng" Lời mẹ ru" thật là thần tình. Một sự cao tay: đây là cách nối ý, chuyển đoạn có bước nhảy cóc trong cảm xúc suy tưởng mà vẫn hợp lí. Lời ru ấy đượm buồn, nhẹ nhàng, êm ái  cùng với dòng sữa mẹ nuôi ta mỗi ngày lớn khôn và đi cùng ta qua bao năm tháng, suốt cuộc hành trình...Mỗi khi bế tắc ta lại "Trở về với mẹ ta thôi". Lời mẹ ru cũng là lời khuyên răn, dạy bảo trên mỗi bước đường. Nhưng trong lời ru sao lại là nghịch lí? Thì...đời vốn tồn tại nhiều nghịch lí đấy thội. Con đã từng nhìn đời bằng mắt mở, mắt sáng, rồi chẳng đã từng bị nhầm mà đánh mất mình đó sao? Nhìn bằng mắt mù là nhắm mắt lại mà tĩnh tâm suy xét, tĩnh tâm trở về với cái bản ngã của mình để "tìm ra ánh sáng", lấy lại những gì vốn là "tài sản vô giá" bị đánh mất như quyền tự do, bản lĩnh cứng cõi, hiên ngang sống làm Người với đầy đủ ý nghĩa của nó...
     Có thể nói, bằng một góc nhìn mới về lối sống, về cách sống của bản thân mình và cộng đồng bằng hữu lứa tác, từ lời tự thú và lời phản tỉnh chân thành, nhà thơ đã cho người đọc một thái độ tiếp nhận tích cực: nhận thức ra mọi sự đau khổ của mình không phải ngồi đấy mà than thở. Không ai mang đến cho cái mà anh tự đánh mất. Anh phải tự lấy lại, tự giải phóng, tự cải tạo được hay không là cốt ở nơi anh.

PHẠM VĂN CHỮ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cần Cù

MỘT TRÁI TIM THƠ DAY DỨT LƯƠNG TRI
(Đọc tập "Vỡ lẽ" của Duy Bến)

 Không phải ngẫu nhiên mà Duy Bến đặt tựa đề tập thơ là Vỡ lẽ.Lâu nay ta vẫn tưởng nó thế, là thế, như thế và sẽ hơn thế.
Nào ngờ !
Bây gìơ mới vỡ lẽ ra là thế, như thế và không khéo còn hơn thế !
Ngạc nhiên !
Sửng sốt !
Gửi đi một thông điệp tâm trạng và lương tri của người cầm bút.
Mình nhận thức ra và muốn truyền cái nhận thức ấy cho người, sang người và cao hơn là vì người.
 Tôi yêu tập thơ và cái tâm của người làm thơ là vì thế.Nhà thơ viết gì thì viết, nhưng cái cốt tủy nhất là phải có cái tâm.Tâm sáng.Tâm biết day dứt trước nỗi đau nhân thế, con người và kiếp người.Cái tâm có lương tri và đạo lý làm người.Nhà thơ thấy nỗi đau quay mặt đi vì nỗi sợ mơ hồ, vì cơm áo, vì danh vọng, vì cái hèn cố hữu ẩn tàng trong kiếp người nô lệ truyền kiếp…là vô lương tâm và thiếu trách nhiệm.Duy Bến không thuộc hạng nhà thơ ấy.Ông đứng về phía nhân quần chân chính mà lên tiếng.Một tiếng lòng trong thơ được cất lên đầy lương tri.
  Duy Bến day dứt trước kiếp người tài cao nhưng phận bạc.
Tài cao phận bạc là cảm hứng trong thơ ca cổ, là nhận thức mang tính nhân sinh, cao hơn là tính triết học về thân phận con người.Tưởng thời xưa con người mới rơi vào bi kịch ấy.
Nhưng không ! Xã hội nhân danh về con người cũng không tránh khỏi lốt chân xưa.Nổi rõ nhất tư tưởng ấy của nhà thơ là bài thơ ông viết về Văn Cao.Ông trầm tĩnh./Để hồn cô đọng./Vì đa tài nên lắm gian nan. (Đêm nhạc Văn Cao)
Văn Cao là hiện thân của nhân thế.Hình như cuộc đời đi qua Văn Cao rồi kết tinh lại ở ông một bản nhạc không lời.Ông nhạc sĩ kiệt xuất Văn Cao ẩn khuất một cái gì đó mà mơ hồ nhà thơ gợi ra cho độc giả : Thẳm sâu cuộc đời nhân thế/Là bản nhạc không lời.  (Đêm nhạc Văn Cao)
 Hiện thực đập vào tâm nhà thơ ngày ngày như những cái gai đâm vào mắt.Ông cảm thấy day dứt đến khó chịu buộc phải thốt lên:Nụ cười vừa ló ra đã âm thầm lá rụng…/….Đỗ kỵ, mưu toan chặt chém bất nhân./Người giảng đạo đức thuộc lòng lời xếp đặt.(Như một nỗi đời riêng)
Cái ác và sự giả dối hình như đang lên ngôi và tìm đến những trái tim trong sạch để lách đần và ngự trị.Cảnh báo và cánh giác hoặc lên án  lúc này đều có giá trị nhân văn cao cả.
Duy Bến còn đi sâu hơn vào thời cuộc mà sự tha hóa của con người hình như chưa muốn tìm đến điểm dừng:Người tốt sống đâu phải dễ./Quan trường nghiêng ngửa lợi danh…/Bạn thù đổi chỗ. (Tựa vào thơ).
Điều không ai muốn đã và đang xẩy ra hàng ngày, hàng giờ.Tôi cảm thấy nhà thơ đang hét to lên trong tâm trạng để cho mọi người cùng nghe mà thức tỉnh.Lay động cho cái thiện lớn lên, chiếm được vị trí trong xã hội cũng là trách nhiệm của người cầm bút.Lúc này đây, thiết nghĩ cần những tiếng nói ấy hơn bao giờ hết.Bởi vì nếu không chặn được những lệch lạc ấy trong xã hội, cái gì sẽ xẩy ra, khó mà lường hết được.
Tập thơ Vỡ lẽ còn đề cập đến những vấn đề đạo đức, lối sống, quan hệ nhân tính giữa người với người.Đó là tình đồng đội (người lính), tình láng giềng hàng xóm, tình mẹ con, chị em, vợ chồng, cha con…và cả tình yêu lứa đôi.Ở góc độ nào, ông cũng đều tìm đến cái gốc của đạo lý truyền thống dân tộc.Trong thời cuộc đồng tiền đang lên mặt vênh váo, tự đắc cho mình thống trị mọi mặt đời sống, làm nên thang giá trị thời đại thì thơ ca tìm về cội nguồn đạo đức cũng là tiếng nói lương tri của người cầm bút.Tôi không có thời gian để đi sâu vào vấn đề này trong tập thơ. Chỉ xin dừng lại ở sự tán đồng và biểu dương tác giả.
 Thơ Duy bến nghiêng về triết lý hơn là trữ tình.Nhưng không vì thế mà nó khô khan.Đọc những câu thơ thuộc loại này, ta phải dừng lại mà suy ngẫm mới thấy được chiều sâu trong cảm thức nghệ thuật.Chỉ có một khuôn mặt người/Ngàn lần vai diễn: Khóc, cười, lặng câm.Hoặc:Gió đổi chiều.Người đổi ngôi/Bao nhiêu nền tàng đang trôi…bồng bền. (Lục bát hai câu)
 Đấy là những đúc kết hiện thực một cách sâu sắc chỉ có được ở những người thơ trải đời, biết chiêm nghiệm và suy xét, khái quát nâng lên những nhận thức mang tính quy luật.
Thơ triết lý dẫn ta tụ vào những dòng xoáy nhận thức.Nhưng nó cũng dễ bộc lộ những khiếm khuyết của người làm thơ.Những câu thơ thiên về văn xuôi nhiều hơn để nói rõ ra một tình ý hay khái niệm nào đó nó làm giảm đi tính nghệ thuật mà thơ đòi hỏi.Thơ cần ẩn dụ để tạo ra liên tưởng và giúp người đọc đồng sáng tạo.Tập thơ không tránh khỏi được khiếm khuyết ấy cũng là điều dễ hiểu.Cái mà ta cần là một trái tim trung thực, một cái tâm day dứt trước nỗi đau mà bật lên thành lời.Không chịu viết những câu thơ giả dối/Khi xung quanh oan khuất đang đầy/Không chịu viết những an toàn đưa đẩy/Khi bạn thù, thật giả…vần xoay (Câu thơ đứng)
Xin chúc Duy Bến giữ mãi được phẩm chất ấy trên trang giấy trắng đặt tước lương tâm của mình.
HN 30-4-2011
Cần Cù
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Duy Bến



Cám ơn anh đã đọc và chia sẻ.Sau chuyến đi thăm chiến trường xưa (4-2010)
nhìn nghĩa trang Trường Sơn bạt ngàn bia mộ,nghĩa trang A lưới,trắng rợn người vì mộ không có tên.Người quản trang kể rằng:có hơn trăm mộ
có đầy đủ họ tên ngày hi sinh ghi bằng phấn, do chủ quan hay thiếu
trách nhiệm qua đêm trời mưa xoá hết tên liệt sĩ,đau sót quá...
 Bao người vợ sống trọn đời chờ đợi nhớ thương nhiều nước mắt phải chắt chiu,những em bé sinh ra mang nỗi đau chiến trận,những người cha vắt kiệt sức của mình..
 Hạnh phúc là được chia sẻ .Cám ơn nhà thơ Nguyễn Lâm Cẩn.
Vàng son rồi cũng qua đi
Câu thơ ẩn dật cháy khi bão lòng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cần Cù

THÂN PHẬN MỘT TÌNH THƠ
(Đọc tập " Cõng chữ" của Nguyễn Thị Tuyết)

Em không xinh, chẳng nõn nà/Cứ như cây lúa đồng nhà trổ bông
         (Đề từ tập thơ Cõng chữ)
 Đúng thế ! Tập thơ Cõng chữ của Nguyễn Thị Tuyết hiện nguyên hình bóng của câu thơ đề từ.Đọc tập thơ ta không giật mình:Ái chà chà ! Hay thế.Cũng không thất vọng thở dài, mới chỉ mấy trang đã vội bỏ xuồng rồi quên đi tức khắc như bao tập thơ khác.Tôi đọc một lèo hết tập thơ rồi lại nhẩn nha đọc lại những bài mình yêu. Cây lúa đồng quê biết trổ "bông vàng".Thơ của chị như cô gái không sắc nước hương trời, nhưng có cái duyên thầm của lúm đồng tiền cười nụ.
 Nếu tập thơ của Duy Bến làm ta day dứt thì thơ của Nguyễn Thị Tuyết cho ta cảm giác đăng đắng một chút, cay cay một chút và cũng có cái ngọt ngào một chút.Dư vị cuối cùng để lại trong ta là cái dịu nhẹ, êm êm, man mác chút buồn, chút chạnh lòng thân phận rồi bị xua tan bởi cái niềm vui của phía tương lai mà chị gửi vào con caí.Tôi muốn gọi lên một cái tên:Thân phận một tình thơ.Chất thơ trữ tình có chút thân phận.
Nguyễn Thị Tuyếtt trong thơ có thân phận mồ côi:Cô đơn và thiếu thốn tình cảm: Ngày cha mất con tròn năm tuổi/Tháng năm trôi nhân ảnh nhạt nhòa/Con chỉ nhớ dáng hình cha trong ký ức/Thấp thóang đi về sau làn mỏng khói sương (Cha ơi !)
Cha ơi ! Tiếng gọi tha thiết và vô vọng ấy không phải của đứa trẻ lên năm thuở nào mà tiếng gọi lúc chị tóc đã điểm sương.Tiếng gọi ký ức.Tiếng xót xa côi cút ấy nghe đến nao lòng.Nỗi cô đơn thân phận đi theo chị như thể đến cuối đời vẫn chưa dừng lại.Thế mới hay, những đứa trẻ mất cha hẫng hụt biết chừng nào!
Nguyễn Thị Tuyết còn mẹ.Chỗ dựa vật chất và tinh thân cuối cùng của mình:Cha đi rồi biết bao buồn tủi/Oằn lưng người vợ góa tha hương/Phiên chợ nghèo sớm trưa tần tảo /Củ sắn, ngọn rau, hạt gạo xứ người (Cha ơi)
Thế là đứa trẻ lên năm ấy cứ theo mẹ sống trong tủi hờn, đói rét và lang bạt.Cái khổ của kiếp người sớm thấm vào hồn đứa trẻ non dại và chính nó nuôi chị lớn lên cứng cáp với đời.
Giấy rách phải giữ lấy lề/Mai sau khôn lớn nối nghề nghiệp cha…(Cha ơi)
Nguyễn Thị Tuyết Cõng chữ lên non.Lên vùng cao dạy học.Chị trụ được trên đôi chân non dại ở đất người với lòng nhịêt tình của cô giáo trẻ.Chị đã làm cho hồn cha mẹ mừng thầm và toại nguyện nơi chín suối.
Trong thơ Nguyễn Thị Tuyết có thân phận của người lỡ chuyến đò duyên.
Một sao lại cứ là hai/Hai sao chẳng một có ai hiểu cùng  (Nửa)
Câu hỏi ấy để hỏi mình, hỏi người hay hỏi số phận? Hỏi mình làm gì cho tủi! Hỏi người làm gì cho đau! Cứ hỏi số phận còn có chút an ủi.
Có lúc chị kêu lên, trách trời:Trớ trêu chi bấy ông trời/Đã cho phận nón còn đòi lại quai (Nửa đường)
Trách trời là trách số phận.Đã là số phận rồi thì gỡ làm sao được mà trách nhỉ ?
Rồi chị thở dài: Thôi đành ủ đốm than nồng qua đêm.Câu thơ đọc qua tưởng cũng chỉ là tiếng thở dài.Nhưng không!Đốm than nồng.Than đầy chất lửa sẵn sàng bùng lên nhưng phải nén lại, kìm nó lại.Ủ nó lại, may mà chưa đổ nước vào!Thế mới thấy hết cái mất, cái đau, cái thua thiệt và cả cái nghị lực của người đàn bà đang tự hủy diệt sức sống của tự nhiên, cái quyền của tạo hóa ban cho mình lẽ ra được hưởng.
Nguyễn Thị Tuyết trong thơ cũng còn nặng gánh nhân duyên lắm.Đa đoan lắm!
Cái duyên thầm của người đàn bà trong chị vẫn giắt chị đi vào cõi tịch mịch của duyên phận.Chị muốn ở yên, nhưng gió duyên cứ thổi về lay động lá cành.
Chị hỏi đời:Có ai ra ngóng vào trông/Có ai thấp thỏm chờ mong không nào ?
Số phận nói: Có ! Và có thật:Ôi mối tình vụng dại/Khi tóc chẳng còn xanh/Em ơi ! Cứ gọi anh/Cho tình ta thắm mãi.
Đọc đến đây, tôi mừng thầm!Chị đã rũ hết cô đơn và đốm than nồng lại bùng lên.Cái rạo rực, cái si mê, cái hồn nhiên, cái ngây thơ, caí vụng dại đã và đang hồi sinh.Nhưng không !Lụa Hà Đông chẳng mua được nữa rồi/Gió cứ lật chòng chành thân phận nón…(Lỗi hẹn)
Một tiếng thở than thân trách phận dài ra thừơn thượt!
Đọc Kinh Thánh, tôi thấy có một điều hết sức lý thú:Thượng Đế đã lấy năng lượng dục để tạo ra thế giới.A Đam và Ê va khi chưa ăn trái cấm hồn hiên và vô tư đạt đến cái không tuyết đối.Cái không triết học.Hai cái không ấy hợp vào nhau không có ngăn cách, giới hạn.Vì thế sự bùng nổ dục nó mới đạt lên tới đỉnh sự linh thiêng tôn giáo.Thế giới được sáng tạo không bị kìm nén.Thế mà con người cứ lấy đức hạnh tự mình đặt ra để trói dục lại.Chắc Thượng Đế không hài lòng vì đó không phải là ý của Người.Tiếng thở dài trong thơ Nguyễn Thị Tuyết chắc Thượng Đế không xúc động !Ngài không đồng tình !
Ta nghe chị độc thoại trong thơ:Cái ngày xưa ấy còn đâu/Còn chăng chút lửa ẩn câu thơ tình/Thoảng như gió thổi sân đình/Nhớ xưa ta nhặt bóng hình về yêu.
(Nhớ xưa ta nhặt bóng hình vê yêu)
Chị về với thơ.Phải! Chỉ có thơ mới nuôi nổi tâm trạng đa đoan trên đường tình trắc trở.Cứ nhặt bóng hình về yêu để mà sống trong thơ cũng là cách sống lành mạnh, trong sáng, ngoài ý Chúa trời.
Thơ Nguyễn Thị Tuyết-Niềm hy vọng về phía tương lai.
Bất hạnh trong tình duyên lại trở thành thế mạnh trong nghị lực để Nguyễn Thị Tuyết dồn cho con bẳng tình thương vô biên của người mẹ.Mẹ ngồi gom hết ngày xanh/Sợi mưa sợi nắng để dành cho con/…Đong đầy những ước cùng ao/Chắt chiu hy vọng đặt vào tim con/Cho con đẹp giấc mơ tròn/Hao gầy trăng khuyết mỏi mòn mẹ mang. (Trăng khuyết)
Những câu thơ viết từ ruột gan của người mẹ trải đời đọc lên đến mủi lòng.Mưa nắng của đời mẹ là để dành hạnh phúc cho con.Mẹ nhận lấy phần hao gầy trăng khuyết nhưng để cho con đẹp giấc mơ tròn.Một sự hy sinh thầm lặng, một ước mơ đẹp và  hy vọng.
 Hai bài thơ viết cho con là hai bài thơ rất xúc động.Bài Dặn con là lời dặn của chị lúc con lấy chồng, nhưng đọc lên ta thấy chị hiện ra với một hình tượng người mẹ trách nhiệm, từng trải và đầy khinh nghiệm sống.Trời còn khi nóng khi mưa/Ví như thân mẹ đi bừa không trâu/Đồng trên cạn, đồng dưới sâu/Thân cò lặn ngụp biết đâu bến bờ.
Đi bừa không trâu, thân cò lặn ngụp ! Bừa không trâu! Không còn cái khổ nào hơn thế nữa.Nặng nhọc quá sức, tủi hờn cay đắng, không ai thay thế, an ủi.Đời mẹ là thế, mẹ không nuốn con như thế, nhưng không được chủ quan.Biết đâu ! Dạy con là dạy thế và phải thế.Lấy đời mẹ mà dạy con.Lấy kinh nghiệm mà dạy con.Lấy đạo làm người mà dạy con.Để tiền cho con là để họa, để đức cho con là để phúc.Các cụ đã từng dạy thế sao !
 Tập thơ còn một loạt bài viết về quan họ, những vùng đất văn hóa, những vùng miền chị đã trải hoặc đi qua.Những tứ thơ ấy vùa có sức gợi và lan tỏa, gây được ấn tượng đẹp.
 Đọc thơ Nguyễn Thị Tuyết, ta thấy được những rung động nhỏ trong tâm hồn.Có khi phải lặng yên mà lắng nghe mới cảm nhận hết được cái dư vị của nó.Có một số bài tứ thơ chỉnh, cấu tứ đã chặt chẽ và lời thơ chải chuốt, gợi cảm.Thị Nở là bài thơ đạt được mong muốn ấy.Đất trời chìm ngủ giấc say/Còn tàu lá chuối gió lay đến giờ.
Câu thơ có dư vị.Những câu thơ như thế còn hiếm trong tập thơ, nhưng chỉ một câu thôi cũng đủ làm bài thơ sống được và được sống.Hy vọng tập thơ sau, Nguyễn Thị Tuyết sẽ có được nhiều tứ thơ và câu thơ như thế.
Cần Cù
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoangtungbach

Nghiên cứu- Giới thiệu:

Từ NỤ CƯỜI NGƯỜI HÀNG XÓM, thấu hiểu một tấm lòng chân thật, tình đời nồng ấm…

(Thơ Bùi Thị Sơn trong tập ĐẾM TUỔỈ MÙA ĐÔNG, Nxb Văn hóa Dân tộc, phát hành tháng 3/2010)

                    Bài viết của: Phương Liên Hà Dũng Tiến.Nghiên cứu- Giới thiệu:

Từ NỤ CƯỜI NGƯỜI HÀNG XÓM, thấu hiểu một tấm lòng chân thật, tình đời nồng ấm…

(Thơ Bùi Thị Sơn trong tập ĐẾM TUỔỈ MÙA ĐÔNG, Nxb Văn hóa Dân tộc, phát hành tháng 3/2010)

                   Bài viết của: Phương Liên Hà Dũng Tiến.


Có 4 người cảm ơn: Nguyệt Thu, Anh Phương, Tuấn Khỉ, Phạm Thôn Nhân


HTB thành thực xin lỗi các bạn Nguyệt Thu, Anh Phương, Tuấn Khỉ, Phạm Thôn Nhân vì lỡ gửi nhầm bài hai lần, đành phải xoá trang các bạn đã ưu ái đọc. Mong các bạn lượng thứ nhé!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoangtungbach

Xin lỗi,xoá bài trùng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

hoangtungbach đã viết:
Nghiên cứu- Giới thiệu:



(*)Xin đọc bài “KHÁCH CỦA NÚI” thơ Phương  Liên.

Phương Liên>Mobile:0943934299
           Emaill:phuonglien-svhtt@yahoo.com
           Yahoo 360 plus/blog.phuonglien HADUNGTIEN
Chú Hoangtungbach, cho HNhu hỏi chút:
Cô Phương Liên có phải là Lý Liên Phương không ạ?
Ngày còn học TH, HNhu rất thích một bài thơ của cô Lý Liên Phương:
"Chim bằng ngoan của em ơi.
Đêm nay ngoan ngủ sáng mai lên đường.
Em ngồi nhìn ngắm yêu thương.
Cho no mắt nhớ
Ngày thường chim bay...
Cho chim cánh gió
Cho trời nắng nỏ, ...
Em muốn anh như bàn tay.
Xoè ra là gặp.
Chim bằng trời biếc.
Chim bằng con trai...
Ngủ ngoan anh nhé sớm mai lên đường
(HNhu nhớ không chính xác - thơ Lý Liên Phương)
HNhu tìm đọc nhiều, nhưng chưa khi nào gặp tên cô này.
Nay đọc bài viết của chú, HNhu xin được hỏi, như trên.
HNhu cảm ơn chú.
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoangtungbach

@Hương Nhu yêu quý!
...
Cám ơn cháu nhiều nhé!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 15 trang (144 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối