Những bài thơ trong tập thơ cùng tên, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2006, do tác giả gửi tặng Thi viện.


Về một “Tạo” của Nguyễn Trọng Tạo
Nguyễn Đỗ

Tôi đang chìm trong một chiều thu Sacramento (thủ phủ California) thật là điển hình, ở vườn một người bạn “bọ” yêu nghệ thuật hiếm hoi. Mùa thu mà khi nào cây nào cũng gợi tới câu thơ của B. Pasternac “Em cởi áo như cánh rừng trút lá” và lá nào cũng rực lên như chực cháy trong Van Gogh. Cái màu không thể nguôi ngoai khiến anh thon thót một cái gì đó. Mất gì đây và được gì đây?

Tôi không có gì đáp lại chủ nhân của những chai rượu vang BV Cabernet Sauvignon mà “bọ” thường dấu đâu đó rất kĩ trong cái vườn bề bộn nửa Mỹ nửa Nhật này. Tôi bèn nẩy ra đọc bài thơ Cu đái của Nguyễn Trọng Tạo. Và món quà quê hương bất ngờ này đã có sức…

 

 

Ảnh đại diện

Thế giới không còn trăng

TT - Giữa xô bồ náo động của cuộc sống thời thượng xoay vần chóng mặt con người, khi mà ngỡ như hàng hoá vật chất thay thế tình cảm, che lấp tâm hồn, nhà văn làm gì, làm được gì. Nguyễn Trọng Tạo không né tránh, không chối bỏ cuộc sống hiện đại.

Tưởng không còn gì thời sự hơn thế nữa. Từ một bản tin về một nhóm nhà khoa học Nga kiến nghị chính phủ tiêu huỷ trăng để cứu thế giới, nhà thơ đã lập tức rùng mình bởi đừng tưởng giết một tinh cầu giá lạnh / mà ngỡ mình vô tội với tình trăng, và dẫu đó chưa phải là sự thật thì trái tim thi sĩ cũng đã xin nhỏ lệ một lần cho mãi mãi / những tinh cầu ta ngưỡng mộ trên cao.

Tôi liên tưởng đến nhà văn lớn Ý Dino Buzzati cũng đã có cảm giác tương tự khi ông nghe tin con người đặt chân lên Mặt trăng. Vui mừng trước thành tựu khoa học kỹ thuật kỳ diệu của con người, đồng thời nhà văn thấy buồn khi từ nay vẻ quyến rũ bí ẩn của chị Hằng không còn nữa. Tâm hồn văn sĩ thi nhân là vậy. Dino Buzzati là vậy. Nguyễn Trọng Tạo là vậy.

Trong tập thơ mới này Nguyễn Trọng Tạo còn cập nhật nhiều chuyện của đời sống hôm nay. Gọi đó là thơ phản ánh hiện thực cũng phải. Nhưng đúng hơn, đó là thơ ghi lại những dư ba địa chấn của thực tế cuộc sống hiện đại vào tâm hồn con người, một thi sĩ ba đào một chấm than. Số phận của nhà văn là phải làm người “không nhũn não”.

Giữa xô bồ náo động của cuộc sống thời thượng xoay vần chóng mặt con người, khi mà ngỡ như hàng hoá vật chất thay thế tình cảm, che lấp tâm hồn, nhà văn làm gì, làm được gì. Nguyễn Trọng Tạo không né tránh, không chối bỏ cuộc sống hiện đại.

Anh sống với nó cùng thơ, với thơ. Vì chức phận nhà văn là: Anh báo động một ngày tình tan rữa / sói thay người thống soái cả trần gian / trong tuyệt vọng anh tin từng con chữ / sẽ cứu rỗi địa cầu dù con chữ mong manh. Điều nói này không mới. Nhưng nhắc lại như Nguyễn Trọng Tạo ở đây vẫn là không cũ.

Và như thế, thơ Nguyễn Trọng Tạo ở Thế giới không còn trăng vẫn tiếp tục một mạch đi đã được vạch ra từ sớm của anh, riêng anh. Bằng những cảm xúc tươi mới, nóng hổi. Bằng những câu chữ có sức bật nẩy những vỉa tầng nghĩa mới. Bằng lối thơ nhịp chẵn, ngắt khổ đôi. Bằng những ý tứ và ý tưởng bất ngờ, nhiều khi.

Khá nhiều bài trong tập Nguyễn Trọng Tạo viết về bạn bè văn nghệ, người còn kẻ mất, nhưng hiện lên chân dung họ từ câu thơ anh là những người sống tốt trên đời, sáng tạo cô đơn ở đời và dâng hiến lặng lẽ trong đời. Vậy thì làm sao có thể mất đi vầng trăng trong cõi thực và cõi hư, cõi thơ và cõi người như tượng “thằng cu đái” ở thủ đô nước Bỉ vào thơ anh nghìn năm chẳng chịu mặc quần để trở thành biểu tượng vĩnh hằng sự sống trần gian. Đó là sự sống thật. Đó là thơ thật.


Phạm Xuân Nguyên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Trọng Tạo và một “Thế giới không còn trăng”

(Toquoc)- Đó là đêm thơ của Nguyễn Trọng Tạo. Một đêm của hạnh phúc và những niềm tri ân. Bạn thơ, người yêu thơ đã đến với anh - đến với một tâm hồn thi sĩ thực thà và đáng trọng. Và mừng cho anh với sự ra đời của đứa con tinh thần mới – Thế giới không còn trăng.

Thế giới không còn trăng
Dù chỉ là tưởng tượng
Nấm mồ trăng
Chôn cất ở nơi nào?
Xin nhỏ lệ một lần
Cho mãi mãi
Những tinh cầu
Ta ngưỡng mộ trên cao!
Đó là một đêm thơ của Nguyễn Trọng Tạo. Một đêm của hạnh phúc và những niềm tri ân. Bạn thơ, người yêu thơ đã đến với anh - đến với một tâm hồn thi sĩ thực thà và đáng trọng. Và mừng cho anh với sự ra đời của đứa con tinh thần mới – Thế giới không còn trăng.

Nguyễn Trọng Tạo, thi sĩ, nhân vật chính của đêm thơ ngồi đó - hiền lành và giản dị, đón nhận những bó hoa bạn bè mừng tặng, đón nhận những tình cảm chân thành mà bạn bè và người yêu quý dành tặng...

60 bài thơ trong tập Thế giới không còn trăng tượng trưng cho 60 năm được hình thành từ trong bụng mẹ” - Nguyễn Trọng Tạo nói vậy. Và với anh, sự ra đời của tập thơ này là một điều rất đỗi tự nhiện, giản dị. Anh hoàn toàn cảm thấy tự do. Anh dành cho nó tất cả những nỗi niềm thế thái nhân tình. Anh gửi gắm vào đó những suy tư về thời thế, về tình yêu, về cuộc sống, về những điều vẫn diễn ra hàng ngày.

Đọc Thế giới không còn trăng để thấy một Nguyễn Trọng Tạo can đảm – “Can đảm mà theo nghiệp thơ, vốn chênh vênh vốn hay gặp nạn”. Để thấy một Nguyễn Trọng Tạo luôn luôn đối diện với bạn đọc như anh đã viết (nhà thơ Bùi Minh Quốc nhận xét). Đọc Thế giới không còn trăng để thấy “thơ anh rất hay, một thứ thơ sáng tạo, rất đúng với tư duy của thế hệ chúng tôi. Để thấy thơ anh sống được nhiều thời. Một thứ thơ rất truyền thống” – như nhà thơ Mai Linh đã nhận xét…

Đọc để nhớ và nghĩ. Một Thế giới không còn trăng. Đó là thế giới của Nguyễn Trọng Tạo – con người tài hoa, sống hết mình với thơ, chia sẻ hết mình với thơ. Thấy người ở trong đó, thấy thờita đang sống ở trong đó…

Có lúc thấy thơ anh vừa bâng khuâng, lãng mạn, vừa nghẹn ngào rưng rưng:
Tự dưng gọi một tiếng Em
Có người nghe được mà quên bật cười
Tự dưng tôi lại nhìn tôi
Thấy còn một nước mã hồi là hay
Tự dưng hai mắt cay cay
Thấy con chuồn ớt vụt bay về trời
(Tự dưng)
Lại có khi thấy xúc động cảm thương trước trái tim nghệ sĩ chân thành nhận ra mình
Những bài thơ của anh chất thêm lên vai em gánh nặng
Những chân trời càng đến lại càng xa
Nhắm mắt lại anh thấy em bên cạnh
Như đứa con đi học về ríu rít gọi: Bố ơi!
(Em)
Nguyễn Trọng Tạo vẫn nói rằng: “Có người đọc thơ mình là thấy vui rồi. Khen hay chê – không sao cả!”. Với anh, tình cảm mới là quan trọng. Và với Thế giới không còn trăng, anh đã dồn hết tình cảm của mình vào trong đó. Những bài thơ được viết vào lúc 2-3 giờ sáng, lúc anh thấy mình thực sự thoải mái - để sống và viết với những nỗi niềm, những cuộc đời, những số phận.

Thế giới không còn trăng một lần nữa cho thấy một Nguyễn Trọng Tạo luôn luôn mới mẻ, chạm trần tới những đỉnh cao, với một thứ thơ có tuổi thọ, thứ thơ được ướp thêm linh đan nhiệm màu…/.


Vân Thanh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook