Không bao giờ quay lại biển Vũng Tàu
Vẫn còn đó căn nhà mấy năm
  không vôi ve ôm bóng người vợ góa
Cuộc ra đi cuối cùng chính là cuộc trở về
Yên nghỉ giữa bản quê Thanh Hóa

Bãi Trước, bãi Sau vẫn ầm ào sóng bể
Bạn bè đọc thơ anh cười khóc với nhà văn
Vẫn thấy anh nhoẻn cười như thể
Sắp nói gì với gió chuyển mây vần

Đời bạc tóc trăm chân dung đã vẽ
Những ký họa xuất thần bằng chữ chắt từ tim
Lời nói thật có khi thành tai họa
Nhưng mà anh nói thật đã thành quen

Không phải ai cũng nói thật như anh
Nên Xuân Sách thành tên riêng để nhớ
Nên tôi tin những gì anh để ngỏ
Cũng chính là sự thật sắp hiện lên...

Xin cúi đầu trước sự thật thiêng liêng
Dù anh đã ra đi sự thật còn sống mãi
Anh còn về trong những trang sách ấy
Và tôi còn gặp lại một Người Anh!...


05.06.2008

Tạp chí Văn nghệ số 24 (Ngày 14-06-2008)

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Anh Xuân Sách đã "Trở về" (Nguyễn Trọng Tạo)

Tôi đang đi xa Hà Nội thì nghe tin bệnh tình nhà thơ Xuân Sách đã đến hồi trầm trọng, và bệnh viện Thanh Nhàn có thể là “nơi cuối cùng” của anh. Tôi nghe tin đó qua điện thoại của nhà thơ Nguyễn Hoa sau khi đến bệnh viện thăm anh vào chiều tối ngày 2.6.2008. Tôi liền đưa tin này lên blog lúc 23h 29’ thì đúng 23h 55’ cùng ngày, anh Xuân Sách đã trút hơi thở cuối cùng.

Tôi quen anh Xuân Sách từ sau 1975, khi anh làm biên tập tại tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, và anh đã tìm trong tủ sách lưu của anh cho tôi cuốn tạp chí có in thơ tôi mà tôi không có. Sự nhiệt tình của anh với một nhà thơ trẻ là tôi cách đây hơn 30 năm làm tôi xúc động không quên được. Thời tôi ở Huế, anh lại ở Vũng Tàu, thỉnh thoảng ra Huế theo việc gia đình và lần nào cũng ghé tôi và anh Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tôi còn nhớ hồi đó tập thơ Chân dung nhà văn của anh in ra bị “trắc trở”, anh vẫn giữ cho tôi một cuốn và cười nói: “Bây giờ nó thành sách hiếm đó Tạo”. Thế là tôi đem đi phô tô nhân bản cho mấy người bạn thân. Nhiều bài “thơ chân dung” của anh tôi đã thuộc từ khi chưa in, nhưng khi đọc tập thơ 100 bài liền, tôi nhận ra một Xuân Sách thông minh, tinh tế và đáo để, sự đáo để được “bảo trợ” bằng tiếng cười hóm hỉnh (humour) thâm hậu nên vô cùng thú vị. Nhờ thế mà anh Xuân Sách đã thành công trong lối "thơ chân dung nhà văn" khi anh điểm huyệt asin của họ. Cái tài, cái hay của anh là chính ở chỗ đó, ở cái chỗ chua chát mà lại rất có duyên.

Sau này một số nhà thơ cũng làm kiểu “thơ chân dung” như thế, nhưng không ai vượt qua được Xuân Sách.

Năm 1997, tôi cùng anh Xuân Sách thăm Trung Quốc theo lời mời của Hội Nhà Văn TQ. Chúng tôi làm việc, thăm thú ở Bắc Kinh vài ngày rồi đi thăm các Hội Nhà Văn tỉnh, thành phố. Khi HNV Thượng Hải tiếp chúng tôi, có nữ nhà thơ trẻ Trương Diệp là nhà thơ rất nổi tiếng, và xinh đẹp; chị là giáo sư trường đại học Phúc Đán, từng đoạt giải thưởng Thơ toàn quốc và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Trương Diệp sống độc thân. Thơ chị rất hiện đại, nhưng giọng đọc thơ của chị thì khiến cả bàn tiệc im lặng tuyệt đối như trong phòng thu thanh. Xuân Sách rất thích “chất thi sĩ Trương Diệp”, anh nháy tôi mời nữ nhà thơ đi quán rượu sau bữa tiệc chiêu đãi. Chị rất thích đi chơi cùng chúng tôi, nhưng hình như không được sự đồng ý của lãnh đạo nên đã phải chia tay khi mới 8 giờ tối. Tôi và anh đành rủ người phiên dịch đi “thâm nhập thực tế” các quán rượu Đêm Thượng Hải. Trong khi ngà ngà rượu, tôi bịa ra một câu chuyện rất “liêu trai” về “hậu Trương Diệp” kể cho Xuân Sách nghe. Không ngờ về nước, Xuân Sách đã viết thành truyện ngắn rất đặc sắc “Đêm liêu trai Thượng Hải”. Truyện anh viết rất lạ, nó hư hư thực thực, đầy rẫy bất ngờ và giàu trí tưởng tượng. Tôi không ngờ những câu chuyện vu vơ dọc đường, qua ngòi bút của anh nó lại hiện lên sinh động và “văn chương” đến thế. Đó chính là cái tài của anh, nhìn thấy những điều mà người khác không thấy…

Tôi mở Weblog Hội Ngộ Văn Chương đọc lại “Đêm liêu trai Thượng Hải”, như thấy anh tủm tỉm cười trong quán rượu đêm ấy, nụ cười như nói rằng: “Cậu cứ kể đi, còn tớ sẽ hư cấu thành truyện của tớ”. Đó cũng là cung cách của một nhà văn chuyên nghiệp, luôn lắng nghe, luôn quan sát và luôn tưởng tượng thêm.

Nhưng anh cũng lắm khi buồn. Ấy là nỗi buồn của sự biết. Tết rồi thăm anh, anh không buồn vì bệnh, mà buồn vì chuyện đời, chuyện quê nhà, bản quán hun hút. Anh bảo Lê Huy Mậu sướng không thôi về bài thơ Khúc hát sông quê được tôi phổ nhạc, và anh cười, nhưng tôi đọc sau nụ cười của anh cũng là nỗi buồn xa quê ấy. Tôi như thấy hiện lên những câu thơ Bến quê anh viết năm nào: “Tôi về tới bến sông xưa/ Hút tàn điếu thuốc mà chưa gọi đò/ Nhìn theo ngọn khói vu vơ/ Nhớ thương thì có đợi chờ thì không/ Buồn ai thả lại giữa dòng/ Cho tôi mang lấy nặng lòng chiều nay/ Hư hao một thoáng heo may/ Sương nhoà mặt đất mây bay cuối trời/ Cất lên một tiếng đò ơi/ Nhỏ nhoi như giọt mưa rơi giữa đồng”.

Và giờ đây, cuộc “ra đi” cuối cùng của anh lại chính là cuộc “trở về” với bến quê xưa ấy. Gia đình, bạn bè sẽ đưa anh về lại làng Trường Giang, Nông Cống quê anh.

Để tưởng nhớ anh, một nhà văn luôn hướng về sự thật, tôi xin gửi bài thơ thay nén tâm nhang khính viếng linh hồn anh:

CÒN MÃI MỘT CHÂN DUNG

Kính viếng anh Xuân Sách

Không bao giờ quay lại biển Vũng Tàu
Vẫn còn đó căn nhà mấy năm không vôi ve ôm bóng ngượi vợ góa
Cuộc ra đi cuối cùng chính là cuộc trở về
Yên nghỉ giữa bản quê Thanh Hóa

Bãi Trước bãi Sau vẫn ầm ào sóng bể
Bạn bè đọc thơ anh cười khóc với nhà văn
Vẫn thấy anh nhoẻn cười như thể
Sắp nói gì với gió chuyển mây vần

Đời bạc tóc trăm chân dung đã vẽ
Những ký họa xuất thần bằng chữ chắt từ tim
Lời nói thật có khi thành tai họa
Nhưng mà anh nói thật đã thành quen

Không phải ai cũng nói thật như anh
Nên Xuân Sách thành tên riêng để nhớ
Nên tôi tin những gì anh để ngỏ
Cũng chính là sự thật sắp hiện lên…

Xin cúi đầu trước sự thật thiêng liêng
Dù anh đã ra đi sự thật còn sống mãi
Anh còn về trong những trang sách ấy
Và tôi còn gặp lại một Người Anh!...


5.6.2008

Báo Văn Nghệ, Hà Nội Mới
chia cho em một đời say
một cây si/ với/ một cây bồ đề
tôi còn đâu nữa đam mê
trời chang chang nắng tôi về héo khô
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

RU NGƯỜI,RU HOA

RU NGƯỜI -RU HOA
Ru ta ngậm ngùi trong cõi bao la
Ta ru ra đi,haivai dòng nhật nguyệt
Ru nước mây,thẳm sâu mùa xanh lá
Ru một đời cơn gió rát bao năm.

Ru ta mơ về xanh giừa đồng cỏ mới
Ru ta triền hoa nõn trắng lưng đồi
Một chiều kia mơ thân tìm đá sỏi
Ru một ngày rũ bỏ trắng trăm năm

Ru bè bạn say sưa,ru bồi lở thăng trầm
Ru sóng ru sông,ru mưa ru nắng
Ru vàng thu,ru tàn đông giá lạnh
Ru non tơ về nhú lại mùa xuân
Ru hạ sang cháy xám những phong trần

Ru giữa thiên thu,ru ngời ngời sông núi
Ru cho tàn nước mắt, ru cho tan nụ cười
Ru ta hát đêm trăng soi
Ru em đi về mặt trời mắt mỏi
Ru mạch nguồn nuôi sống với ngàn cây

Chết!Phải đâu đi vào miền u tồi
Ru hồn ta rực sáng ở thiên đài
Nước mắt là hoa ru chảy tràn sông suối
Ru người đầy vơi,ru nhịp đời thêm tươi mới

Ru xao động lòng ta lai láng đến vô cung
Ru ta mãi về ngửa mặt với hư không.


còn nữa....
Tôi nào đâu với đam mê
Với bao la,trước bến bờ viễn vông
Chưa có đánh giá nào
Trả lời