Chưa có đánh giá nào
Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Thất ngôn bát cú
Thời kỳ: Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn
7 bài trả lời: 6 bản dịch, 1 thảo luận
Từ khoá: Bão Phúc nham (3)

Đăng bởi Vanachi vào 09/04/2007 20:00, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 10/09/2018 08:19

題抱腹岩

平明擱棹上岩頭,
乘興聊為玉局遊。
九轉丹成孤鶴去,
三神股斷一鰲浮。
石欄影附滄江月,
仙洞煙含碧樹秋。
是處真堪容我隱,
山中還有舊砂不。

 

Đề Bão Phúc nham

Bình minh các trạo thướng nham đầu,
Thừa hứng liêu vi Ngọc Cục du.
Cửu chuyển đơn thành cô hạc khứ,
Tam thần cổ đoạn nhất ngao phù.
Thạch lan ảnh phụ thương giang nguyệt,
Tiên động yên hàm bích thụ thu.
Thị xứ chân kham dung ngã ẩn,
Sơn trung hoàn hữu cựu sa phầu.

 

Dịch nghĩa

Sáng sớm gác mái chèo lên đỉnh núi
Thừa hứng tham quan cảnh Ngọc Cục
Sau chín lần luyện thành linh đơn chim hạc đã đi mất
Ba núi thần bị đứt chân và một con ngao đã nổi lên ở đây
Lan can đá phản chiếu ánh trăng trên dòng sông xanh
Khói ở cửa động tiên nhuốm vẻ mùa thu trên cây lá
Chốn này quả đáng cho ta ở ẩn
Trong núi còn có đơn sa để luyện thuốc trường sinh chăng?


Bài thơ này hoạ vần bài Đề Hiệp Sơn Bão Phúc nham của Phạm Sư Mạnh.

Bão Phúc nham tức núi Bão Phúc ở Đông Triều (Quảng Yên, Bắc Việt) gồm nhiều ngọn ở giữa lòng sông lớn, có động Bão Phúc ở chân núi ăn ra đến dòng nước, ngoài có bãi cát, cây cối um tùm, có thờ thuỷ thần rất thiêng, nay gọi là Hang Son. Trong động có hang sâu, đốt đuốc đi không cùng được, đất toàn màu đỏ gạch.

Về chữ Hán của tên Bão Phúc, sách Nguyễn Trãi toàn tập của Đào Duy Anh in là 抱腹, nhưng không nêu rõ văn bản gốc. Bài Bão Phúc nham của Thái Thuận cũng dùng 抱腹. Tuy nhiên, bài Đề Hiệp Sơn Bão Phúc nham của Phạm Sư Mạnh tương truyền từng được khắc tại động này lại dùng chữ 抱福. Chữ đại tự “Bão Phúc nham” còn trên động hiện nay do vua Trần Hiến Tông cho khắc năm 1329 cũng dùng 抱福. Chưa rõ hai cách dùng khác biệt này do đâu.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (7 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Lê Cao Phan

Gác chèo lên núi buổi bình minh
Ngọc Cục tham quan, cảnh hữu tình
Luyện thuốc chín lần, thân hạc biến
Đứt chân ba núi, dáng ngao thành
Động thu tỏa khói, cây vàng úa
Bờ đá chào trăng, nước biến xanh
Quả đáng nơi này ta ẩn dật
Còn chăng trong núi thuốc trường sinh?

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh

Bình minh gác mái lên đầu núi,
Thừa hứng dạo chơi Ngọc cục này.
Chín chuyển thành đơn bay hạc mất,
Ba non đứt cẳng nổi ngao đây.
Sóng xnah bóng đá vừng trăng chiếu,
Cây biếc lam thu cửa động này.
Chốn ấy thực nên cho tớ ẩn,
Trong non sa cũ có còn vay?


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lâm trung Phú

Sớm mai gác mái, trèo non cao,
Ngọc Cục hứng chơi hãy dạo nào.
Chín luyện thuốc thành, bay độc hạc,
Ba hòn chân đứt, nổi cồn ngao!
Bóng soi rào đá,sông trăng biếc,
Rừng phủ động tiên, khói núi chao!
Là chốn đáng làm nơi tớ ẩn,
Núi kia thuốc cũ chẳng còn sao!?

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trương Việt Linh

Gác mái chèo lên non buổi sớm,
Cảnh hữu tình Ngọc Cục ngắm xem.
Chín lần luyện thuốc linh đơn,
Một con hạc trắng bay vờn mây xanh.
Ba thần núi đôi chân chặt đứt,
Dáng ngao to dưới vực nổi lên.
Đôi bờ đá dội dưới trăng,
Lung linh ánh nước dòng sông mơ màng.
Sắc thu đượm muôn ngàn cây lá,
Cửa động tiên mờ tỏa khói bay.
Ẩn mình nơi ở chốn nầy đây,
Thuốc trường sinh có còn hay chăng là.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Văn Dũng Vicar

Bình minh chèo gác bước lên hang
Ngọc Cục hứng vui dạo cảnh quan
Chín bận “đan” thành rồi hạc khuất
Ba thần chân đứt nổi ngao hoàn
Sông xanh trăng chiếu lan can đá
Cây biếc thu vào động khói lan
Thật đáng là nơi ta ở ẩn
Trong hang xưa luyện có còn “đan”?

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Cần Xem lại đầu đề bài thơ 題抱腹岩

Bão Phúc nham: Núi Hang Son (hay còn gọi là động Chu Cốc) là một hang động thiên nhiên mang nhiều nét độc đáo nơi núi non hùng vĩ, phía dưới  là dòng Đá Bạc ( thượng nguồn sông Bạch Đằng). Hang Son nằm ở phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vào thời Trần, Trần Hưng Đạo đưa quân về đây để chuẩn bị trận địa mai phục đón đánh quân xâm lược Nguyên Mông tại trận Bạch Đằng năm 1288. Ngày 9/9/1329, khi vua Trần Hiến Tông đến đây du ngoạn đã cho khắc dòng chữ lồng lớn như một bức đại tự “Bão phúc Nham” 抱福巖 ở phía trong vòm hang (Tôi đã tận mắt thấy ba chữ này viết từ phải qua trái theo lối viết xưa), có nghĩa là động đẹp trong núi cao có nhiều sự tốt lành.( Không phải chữ 抱腹岩 như các sách chép với chữ phúc / 腹  có nghĩa là bụng, ôm bế.).

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Gác chèo đỉnh núi buổi bình minh,
Ngọc Cục tham quan cảnh hữu tình.
Sau chín lần đi hạc luyện thuốc,
Ba non chân đứt ngao nâng mình,
Sông xanh bờ đá trăng soi chiếu,
Khói cửa động tiên thu nhuốm hình.
Này chốn đáng cho ta ở ẩn,
Đơn sa núi có luyện trường sinh.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời