Hỡi đồng bào!
Lương chí sĩ nước nhà tạ thế,
Cái buồn chung há dễ riêng ai.
Tôi là lao động thiển tài,
Lòng thành tỏ dấu bi ai anh hùng.
Hỡi đồng bào Lạc Hồng Nam Việt,
Cái buồn chung phải quyết cùng nhau,
Thương nhà chí sĩ công lao,
Vì dân vì nước tiêu hao một đời.
Mấy chục năm bên trời góc biển,
Cụ Can cùng ông Quyến lao đao,
Cha con hết sức hô hào,
Rung chuông thức tỉnh đồng bào ngủ mê.
Dạ chí sĩ không hề thay đổi,
Gan anh hùng sôi sổi mấy phen.
Cố công dìu dắt dân đen,
Tấm lòng khảng khái chẳng phiền hiểm nguy,
Thân chẳng ngại lưu li đất khách,
Ý không buồn xa cách vợ con
Kính thay lòng dạ sắt son,
Những lời tâm huyết hãy còn đinh ninh.
Phưởng phất nhớ Đông Kinh nghĩa thục,
Cảm xúc lòng kính phục Đại nhơn.
Một đời tỉnh táo tinh thần,
Làm hết nghĩa vụ người dân sanh thời.
Khuyên đồng chủng học người Âu Mỹ

[...]

Tô điểm lại non sông gấm vóc,
Truyền bá thêm văn học cao xa.
Lấy nước người sánh nước ta,
Nước người tấn bộ, nước ta thẹn thùng.
Xưa ta lắm anh hùng hào kiệt,
Tên còn ghi sử Việt Nam nhà,
Biết bao nguy hiểm phong ba,
Vì dân vì nước vì nhà quên thân.
Nay sao cứ vững chân nô lệ,
Phó mặc người hộ vệ cho ta

[...]

Ai ơi! ái chủng đừng quên
Dắt nhau kéo riết tới đền văn minh.
Lột bỏ hết thân danh nô lệ,
Cố kết dây đoàn thể kim thời,
Làm cho bền vững hơn nguời,
Ấy là việc gốc của người nước ta.
Đồng bào! Xin chớ bỏ qua.


Lao động Chu. V. Tân
Sài Gòn

Bài thơ này đăng trên Đông Pháp thời báo số ngày 24-6-1927, tức 10 ngày sau lễ truy điệu của Lương Văn Can.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]