Nước ta có một kho tàng văn học rất phong phú và đa dạng. bao gồm những câu hát giao duyên, những câu đối tỏ tình đầy lãng mạn nhưng mang đậm truyền thống dân quê của nước ta. Đây là nét đẹp truyền thống của nhân dân ta mang tính nhân văn sâu sắc. Trong đó có bài ca dao:

Đêm trăng thanh, anh mới hỏi nàng,
Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng?
Đan sàng thiếp cũng xin vâng,
Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng?
Đây là một bài giao duyên rất hay về tình yêu đôi lứa. Trong khung cảnh đêm hè mùa thu có trăng thanh gió mát phong cảnh thật là hữu tình. Đồng thời trai gái trong xóm cũng đang ở dưới một mái sân đình tụ tập đông vui cùng múa hát và đối đáp giao duyên đầy tình nghĩa. Từ đó, mà các chàng trai đã mở lời tỏ tình mới những người con gái mà họ thích. Cách tỏ tình của các chàng trai cực kì là tình tứ và tế nhị và các cô gái đối đáp lại cũng như thế. Đây là một nét đẹp của con người việt nam xưa.

Hai câu thơ đầu là lời tỏ tình của chàng trai đầy tình cảm và ngộ nghĩnh:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng
Tình yêu chốn thôn quê thật là mộc mạc và giản dị gắn liền với những hình ảnh mộc mạc của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chàng trai trong bài ca dao tận dụng khung cảnh đất trời lúc này để dãi bầy tâm ý với cô gái. Trong khung cảnh đẹp đẽ nên thơ ấy có một người con gái rất xinh đẹp đứng trước mặt nên chàng trai. Chàng trai rất mạnh mẽ đã bắt đầu mở lời với cô gái. Chàng trai mượn hình ảnh “tre non” ý muốn nói cây tre non mới mọc đang độ tuổi xanh thì giống người con gái đang ở độ tuổi xuân xanh đẹp nhất của cuộc đời đã lớn và đủ tuổi để lập gia đình “Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng”. Chàng hỏi cô đã đủ tuổi lập gia đình chưa và ý chàng muốn nói nếu đủ rồi và cô chưa có người thương thì chàng muốn lấy cô về làm vợ.

Qua đây ta thấy hình ảnh cây tre thật đẹp tượng trưng cho độ tuổi và tình yêu của đôi trai gái đồng thời người ta chặt che để làm sàng. Chàng trai lấy hình ảnh “nên sàng” để tượng trưng cho một đám cưới và hạnh phúc sau này.

Ca dao xưa có rất nhiều câu nói về sự tỏ tình độc đáo và tế nhị của chàng trai thôn quê như:
Gặp đây anh nắm cổ tay,
Anh hỏi câu này có lấy anh không?
Sau đó là lời đối đáp của cô gái cũng tế nhị và hài hước không kém:
Đan sàng thiếp cũng xin vâng,
Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng?
Đây là một cô gái cũng rất thông minh và tinh tế cô cũng dùng hình ảnh ẩn dụ để nói về bản thân mình. Bốn chữ “thiếp cũng xin vâng” có âm điệu nhẹ nhàng và đầy sự dịu dàng và lễ phép một phẩm chất đẹp của người con gái. Người con gái như muốn nói với chàng trai rằng cô chấp nhận lời tỏ tình của chàng trai. Ở đây cô không dùng từ “em” để đáp lại mà cô dùng từ “thiếp” ý muốn nói về sự đoan trang và đức hạnh đẹp của con người cô. Nói về “thiếp” Hồ Xuân Hương có câu “Thiếp bén duyên chàng có thế thôi”. Chỉ khi nói chữ “thiếp” thì với sánh được với chữ “chàng” để tạo sự hài hoà và đồng thuận ở trong tâm của hai con người.

Ở trong câu nói này người con gái đã chấp nhận lời tỏ tình của chàng trai và ý đáp nhận mình là vợ tương lai của chàng. Người con gái nhấn mạnh “tre vừa đủ lá” nghĩa là cô gái vừa đủ tuổi lập gia đình nên rất là tươi đẹp. Tiếp câu khẳng định về độ tuổi của mình cô gái lại nhẹ giọng nói tiếp “non chăng hỡi chàng” ở đây cô muốn nói rằng cô đã lớn và cô khẳng định nhân cách của mình có đủ phẩm hạnh để bước vào đời bước vào cuộc sống hôn nhân của mình.

Như vậy qua bài ca dao này ta đã thấy được tình yêu lứa đôi đẹp đẽ của con người Việt Nam khi xưa. Họ rất là nhẹ nhàng và tế nhị. Họ không thẳng thắn tỏ tình bằng những muốn quà vật chất hay những câu nói “anh yêu em” như bây giờ mà họ mượn những hình ảnh thân thương quen thuộc gần gũi với cuộc sống sinh hoạt để nói nên tình yêu và cuộc sống lúc bấy giờ. Đồng thời từ đó nói nên vẻ đẹp và phẩm chất đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam rất đoan trang và tế nhị.

Một lần nữa bài ca dao này đã khẳng định nét đẹp và kho tàng văn học truyền thống nước ta rất là phong phú và đa dạng. Những bài ca dao như âm hưởng của cuộc sống luôn vang vọng trong tâm trí con người Việt không bao giờ quên về lịch sử dân tộc.

tửu tận tình do tại