Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [40] [41] [42] [43] [44] [45] [46] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...c-l-ng-y-u-052100425.html

Cảm phục lòng yêu nước của anhTrần Thắng
Tuổi TrẻTuổi Trẻ – 11 giờ trước

   Email
   In ra

TTO - Sự kiện một thanh niên Việt Nam sống tại Mỹ sưu tập hàng chục bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa đã khiến nhiều người cảm phục. TTO trích đăng ý kiến gửi về cảm phục và biết ơn hành động đẹp của anh.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/THNG.jpg
Trần Thắng bên cạnh tấm bản đồ do Trung Quốc ấn hành tại một cửa hàng bán đồ cổ ở New York (Hoa Kỳ) ngày 30-7 - Ảnh: CTV

Một người con đất Việt tiêu biểu

Anh đã làm đươc nhiều điều thiết thực cho Việt Nam. Anh làm mọi việc với tấm lòng yêu nước sâu sắc, thể hiện tinh thần công dân cao độ dù đang định cư ở nước ngoài với cuộc sống hết sức tất bật. Anh là tấm gương để mọi người và nhất là lớp trẻ noi theo trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Anh xứng đáng được vinh danh là công dân ưu tú và tiêu biểu của Việt Nam.

Mong sao Nhà nước có chủ trương thiết thực và khẩn cấp để kết hợp với những người con xa xứ và hỗ trợ họ trong việc chứng thực chủ quyền của đất nước như những việc anh Thắng đang làm. Chúc anh Thắng luôn vui khỏe để tiếp tục công việc đáng trân trọng anh đang làm và truyền lửa cho thế hệ trẻ Việt Nam. Đất nước cần có nhiều người con như anh, chúng tôi thật sự ngưỡng mộ anh.

Bluebird

Cảm phục anh Thắng

Tuyệt vời quá anh Thắng ơi. Nếu có thể, xin báo Tuổi Trẻ cho mở tài khoản nhận đóng góp của cộng đồng người Việt Nam và những ai đang quan tâm đến chủ đề Hoàng Sa, Trường Sa. Mục đích là khoản đóng góp tự nguyện từ tài khoản này để gửi đến anh Thắng thêm kinh phí nhằm tiếp sức cho anh tiếp tục tìm kiếm những bằng chứng lịch sử cho công đồng Việt Nam.

Trần Nam Hải

Hoan hô anh Thắng

Hoan hô anh Thắng. Đề nghị quí báo liên hệ anh Thắng, đề nghị anh số hóa các bản đồ đó gửi về Việt Nam để công bố cho toàn dân Việt và Thế giới biết. Coi chừng những tấm bản đồ đó bị ăn trộm.

trieuviethung

Con người vĩ đại

Khi đọc được bài báo này, tôi rất tự hào về anh Thắng. Nếu như tất cả người việt Nam nào cũng có tấm lòng vì đất nước như anh Thắng thì tốt biết mấy. Đất nước mình cần nhiều tấm lòng như anh, dù sống xa quê hương nhưng vẫn hướng về tổ quốc. Em rất ngưỡng mộ Anh. Như Bác Hồ đã từng dạy "Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết - Thành công thành công đại thành công". Người việt Nam ta đoàn kết lại, thì chẳng có gì là không làm được. Chúc anh gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, luôn sống đẹp cho quê hương đất nước mình anh nhé.

Nguyễn Văn Linh

Chân thành cảm ơn Trần Thắng !

Đất nước Việt Nam, người dân Việt Nam chân thành cảm ơn Trần Thắng! Bạn đã làm những việc hết sức ý nghĩa cho Tổ quốc, cho nhân dân. Mọi người dân Việt Nam hãy thể hiện lòng yêu nước bằng hành động như Trần Thắng .

Xuân Đông

Việc cần làm ngay

Anh Thắng đã gợi mở 1 cách làm mà lâu nay chúng ta đã không nhận ra, đó là thu thập, sưu tầm các bản đồ của Trung Quốc và Việt Nam trước đây trên khắp thế giới. Tôi nghĩ nhà nước ta cần ngay lập tức thành lập 1 nhóm trong đó có bao gồm các chuyên gia về bản đồ, các nhà sử học, các nhà nghiên cứu lâu nay về Trường Sa, Hoàng Sa, nhóm này sẽ kết hợp với các nhà ngoại giao, người Việt ở nước ngoài như anh Thắng để không chỉ đi tìm kiếm bản đồ mà còn các bút tích nói về chủ quyền của ta và Trung Quốc đang được lưu giữ ở khắp thế giới, đặc biệt là Pháp, Mỹ, Anh, Nhật ... là các nước đều có mối liên hệ đến cả ta và Trung Quốc trong thế kỷ 19, 20. Trước mắt nhà nước ta cần mua lại ngay toàn bộ số tài liệu, bản đồ mà anh Thắng có được (như người Nhật đã làm với đảo Senkaku). Đây là việc cần được làm ngay, không thể trễ nải.

Công dân tiêu biểu của Việt Nam

Anh Thắng là đại diện tiêu biểu cho những người VN yêu nước! Cảm ơn anh rất nhiều!

Everest!!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

CNOOC mua Nexen: Mưu đồ thọc sâu biển Đông của Trung Quốc

Bài đăng trên Pháp Luật tp HCM 05/08/2012 - 02:40

Hãng tin Reuters ngày 3-8 đã nhận định như trên qua sự kiện Tổng Công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) chào mua Công ty Dầu khí Nexen (Canada) giá 15,1 tỉ USD vào ngày 23-7.

Reuters dẫn lời chuyên gia Bonnie Glaser ở Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (Mỹ) cho rằng thương vụ thâu tóm Nexen sẽ mang lại cho Trung Quốc công nghệ khoan nước sâu để giúp CNOOC chuyển hoạt động từ các vùng biển nước nông và sâu vừa sang các vùng biển nước sâu, nơi Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Việt Nam và các nước khác. Bà cảnh báo sau khi thâu tóm, thông qua Nexen, CNOOC có thể đi xa hơn bằng cách mua các gói mời thầu của chính mình ở biển Đông.

Chuyên gia Mikkal Herberg, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu an ninh năng lượng ở Văn phòng quốc gia về nghiên cứu châu Á (Mỹ), nói có rất nhiều khu vực nước sâu ở biển Đông nhưng phần lớn đang có tranh chấp. Trung Quốc đã tính toán kỹ rằng nếu như các công ty dầu khí của nước này làm chủ được công nghệ khoan thăm dò dầu khí nước sâu, Trung Quốc có thể khoan bất kỳ nơi nào muốn mà không cần các đối tác quốc tế.

http://phapluattp.vcmedia.vn/zmFXaMf02iyYngijCf8krGuUCNG8J4/Image/2012/08/5-8/6tin_0e8f4.jpg
Giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 của CNOOC. ẢNH: THX



Ông nhận định thương vụ thâu tóm Nexen hứa hẹn mang lại cho CNOOC những kiến thức quản lý các công nghệ và hoạt động phức tạp về thăm dò dầu khí nước sâu để giúp CNOOC mở rộng hoạt động thăm dò ở biển Đông.

Tuy nhiên, các chuyên gia dầu khí cũng cho rằng trong một sớm một chiều, Trung Quốc khó có thể lắp đặt và duy trì các giàn khoan ổn định ở khu vực biển có độ sâu 1,5-3,5 km và khoan thăm dò sâu từ 3,5 đến 6 km vào lớp trầm tích dưới đáy biển.

Giám đốc Công ty Tư vấn năng lượng FACTS Global Energy (Singapore) Khang Vũ giải thích rằng không giống như công nghệ hóa dầu, chỉ cần mua rồi sử dụng, CNOOC có thể mất thêm 5-10 năm để làm chủ công nghệ khoan dầu khí nước sâu.

Chuyên gia Mikkal Herberg cũng lưu ý rằng ngay cả các công ty dầu khí phương Tây phải mất 15-20 năm mới có thể nâng dần độ sâu khoan thăm dò dầu khí. Do vậy, việc CNOOC thâu tóm Nexen và sở hữu một vài giàn khoan nước sâu sẽ không đưa Trung Quốc nhảy vọt lên trình độ công nghệ thăm dò siêu hạng.

Nexen là công ty dầu khí lớn thứ 10 ở Canada, đang sở hữu các giàn khoan nước sâu ở vịnh Mexico (Mỹ).

THẠCH ANH
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...%E1%BA%ADn-030700077.html

BẢN ĐỒ CỔ ĐÃ ĐẬP TAN ÂM MƯU LUẬN ĐIỆU CỦA TRUNG QUỐC !

VnExpress.netVnExpress.net – Thứ ba, ngày 31 tháng bảy năm 2012



Những tấm bản đồ như “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” đã vạch rõ, đập lại luận điệu mà vẫn Trung Quốc vẫn rêu rao, tạo lợi thế cho Việt Nam nếu đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra đàm phán hoặc lên tòa án quốc tế.

Là người từng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về luật biển tại Bỉ, ông Nguyễn Toàn Thắng, cho rằng, những tấm bản đồ cổ như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ hoàn toàn có thể sử dụng được trong quá trình đàm phán với Trung Quốc. Đây là một chứng lý có lợi cho Việt Nam khi đặt trong hồ sơ đến cơ quan tài phán quốc tế.

Tuy nhiên, tiến sĩ Thắng lưu ý, đây chỉ là một loại bằng chứng và giá trị không phải ở tính riêng rẽ. Muốn khẳng định và thuyết phục được về chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tại cơ quan tài phán quốc tế, thì Việt Nam phải có hồ sơ đầy đủ bằng chứng về pháp lý, lịch sử, tài liệu cho đến việc chiếm hữu trong thực tế. Các loại bằng chứng này bổ trợ cho nhau thì mới có giá trị.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/HOANGTRIE.jpg
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ ấn hành năm 1904 với cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Ảnh: N.H.

“Việt Nam phải chứng minh được toàn bộ quá trình lịch sử là mình chiếm hữu như thế nào, thực thi việc quản lý ra sao, có liên tục không... Không thể dựa vào một bằng chứng mà khẳng định ngay được”, ông Thắng phân tích.

Chuyên gia ngành luật quốc tế này cho hay, để chứng minh chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông, Trung Quốc cũng có những cách làm riêng rất đáng lưu tâm. Đơn cử như việc thay vì trưng ra các bản đồ tương tự như Việt Nam tìm thấy thì Trung Quốc đẩy mạnh tìm kiếm các di vật khảo cổ ở Hoàng Sa như một cách để phản hồi. Dù cách làm này không đi sâu về mặt pháp lý (và thậm chí không loại trừ việc phát hiện di vật là “ngụy tạo”) song, tiến sĩ Thắng cho rằng, nó có tác dụng về mặt tuyên truyền kiểu như phổ cập thông tin "xuất hiện, có mặt trên thực địa trước". Dư luận vì thế sẽ cho rằng Trung Quốc cũng có lý.

“Đó là một 'chiêu' tuyên truyền để lấy dư luận, còn giá trị pháp lý thì phải tranh luận chứ không khẳng định ngay được. Trong thực tế, bên nào chứng minh được việc quản lý nhà nước trong thời gian dài hơn, thuyết phục hơn thì đấy là bằng chứng quan trọng để xem xét”, tiến sĩ Thắng nói.

Chia sẻ quan điểm với tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, ông Hoàng Việt (Quỹ nghiên cứu Biển Đông) cho rằng, với các tấm bản đồ cổ được công bố trong thời gian qua để đưa ra tòa án quốc tế là một câu chuyện dài. Đi kèm với các bản đồ đó còn cần rất nhiều chứng lý khác, đặc biệt là về việc thực thi chủ quyền.

Tuy nhiên, những bằng chứng như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ đã góp phần vạch rõ, đập lại luận điệu mà từ trước tới nay Trung Quốc vẫn rêu rao rằng, mình là người đầu tiên phát hiện, nghiên cứu, đo vẽ về Hoàng Sa, Trường Sa. “Trung Quốc đến đó lúc nào, đến bằng cái gì, Có ghi lại đâu? Theo logic, khi anh đã đưa ra bằng chứng không chính xác, làm sao anh kết luận được?”, ông Việt phân tích.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/ANNAM.jpg
Trong khi đó, trong An Nam đại quốc họa đồ ấn hành từ đầu thế kỷ 19 đã có xác định vị trí quần đảo Hoàng Sa với tên gọi Paracel - Cát Vàng
(mũi tên chỉ). Ảnh: Tư liệu.

Theo ông, qua các triều đại Trung Quốc, có rất nhiều bản đồ được lưu lại nhưng tất cả bản đồ trước năm 1909 đều không nói tới Hoàng Sa, Trường Sa. Không chỉ thế, từ chính sử cho tới địa phương chí cũng không nhắc tới hai quần đảo này. Những cái Trung Quốc rêu rao gần đây chỉ là “ngụy tạo, bịa đặt”. Trong hoàn cảnh đó, những bản đồ cổ được công bố trong thời gian qua là lợi thế để làm cho dư luận, làm cho thế giới hiểu đúng về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Theo học giả Dương Danh Dy, bản đồ vừa được tiến sĩ Mai Ngọc Hồng công bố, trao tặng bảo tàng lịch sử Quốc gia là một “bằng chứng thật”. Nó ngay lập tức khiến dư luận Trung Quốc lúng túng. Tuy nhiên, ông Dy lưu ý, có những giai đoạn dài, Việt Nam đã buông lỏng trận địa truyền thông về chủ quyền biển đảo, để mặc Trung Quốc lũng đoạn.

Nguyễn Hưng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

BẢN ĐỒ CỔ ĐÃ ĐẬP TAN ÂM MƯU LUẬN ĐIỆU CỦA TRUNG QUỐC !

VnExpress.netVnExpress.net – Thứ ba, ngày 31 tháng bảy năm 2012
...

Các vị này nhầm. Bản đồ cổ nêu trên chỉ vạch trần âm mưu và thủ đoạn bỉ ổi của thằng khựa thôi. Còn âm mưu thâu tóm biển Đông của nó còn lâu mới đập tan được. Thứ nhất Tầu là kẻ nhiều mưu ma quỷ kế. Thứ hai là khi mắt nó tối lại rồi thì nổi cơn đại chí phèo, bất chấp phải trái đúng sai, làm tuốt.
Nếu cả thế giới, mà trước hết là những nước lớn có lợi ích lâu dài không quan tâm đủ độ, hành xử đúng mức, kịp thời thì thua nó.

TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Thư tịch cổ khẳng định Việt Nam cai quản Hoàng Sa


Hàng loạt tài liệu, thư tịch, sắc phong, châu bản... từ thế kỷ 18 đến thời vua Bảo Đại, được công bố trong cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa, đều chứng minh sự cai quản liên tục về mặt nhà nước của Việt Nam ở quần đảo này.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/a5/60/1.jpg

Chỉ thị của Thái phó Tổng lý quản binh dân chư vụ thượng tướng công nhà Tây Sơn ngày 14/2 năm Thái Đức thứ 9 (1786) với nội dung sai Cai đội Hoàng Sa cưỡi 4 chiếc thuyền câu vượt biển thẳng đến Hoàng Sa cùng các sứ cù lao ngoài biển, tìm nhặt đồ vàng, bạc, đồng và các thứ đại bác, tiểu bác, đồi mồi, vỏ hải ba chở về kinh, tập trung nộp theo lệ.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/a5/60/2.jpg
Văn bản phát hiện ở làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế với nội dung xử lý vụ kiện giữa phường Mỹ Toàn (nay là làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ) và phường An Bằng (xã Vinh An) về việc tranh chấp một chiếc vỏ thuyền của đội Hoàng Sa dạt vào bờ biển giáp ranh giữa hai phường này. Văn bản cho thấy, năm 1760, dưới thời vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) đã có cai đội Hoàng Sa chuyên trách quản lý và khai thác sản vật ở quần đảo Hoàng Sa. Bản gốc bằng chữ Hán được viết trên dấy dó.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/a5/60/3.jpg
Tờ lệnh của họ Đặng ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gồm bốn trang, dài 36cm, rộng 24cm và còn nguyên vẹn, ghi rõ ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834), quan tỉnh Quảng Ngãi phái đội thuyền ba chiếc ra canh giữ đảo Hoàng Sa. Theo giới nghiên cứu, tuy chỉ vỏn vẹn vài trang nhưng tờ lệnh này chứa đựng nhiều thông tin quý, nêu rõ danh tính, quê quán của từng binh thuyền vâng lệnh triều đình đi lính Hoàng Sa, không chỉ riêng huyện đảo Lý Sơn mà còn ở các vùng quê ven biển khác tại Quảng Ngãi


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/a5/60/4.jpg
Mộc bản triều Nguyễn trong sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 165 năm Minh Mạng thứ 17 (1836) ghi lại Bộ công tâu lên triều đình nội dung: "Cương giới mặt biển ta có xứ Hoàng Sa rất hiểm yếu".


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/a5/60/6.jpg
Một trong hai bản tấu của Thủ ngự Đà Nẵng ngày 27/6 năm Minh Mạng thứ 11 (1830) gửi đến triều đình với nội dung vừa cứu hộ thành công thuyền buôn của Pháp đụng phải đá ngầm tại phía tây Hoàng Sa (xứ Cát Vàng).


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/a5/60/7.jpg
Tấu của Bộ Công ngày 13/7 năm Minh Mạng thứ 18 (1837) có nội dung: Lần đi Hoàng Sa này trở về, trừ bọn Kinh phái Thủy sư Suất đội Phạm Văn Biện, tỉnh phải hướng dẫn Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh, đà công Lưu Đức Trực...


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/a5/60/10.jpg
Tấu của Bộ Công ngày 21/6 năm Minh Mạng thứ 19 (1838) về việc thám sát và vẽ bản đồ ở Hoàng Sa. Bản tấu viết rằng những người được phái đi Hoàng Sa do Bộ ty Đỗ Mậu Thưởng và Thị vệ Lê Trọng Ba dẫn đầu và hướng dẫn viên Vũ Văn Hùng. Ông Hùng cho biết Hoàng Sa có tất cả 4 nơi cần khảo sát thì lần này đi được 3 nơi.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/a5/60/13.jpg
Chỉ dụ số 10, ngày 29/2/1938 của vua Bảo Đại sáp nhập quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Quảng Ngãi vào tỉnh Thừa Thiên về phương diện hành chính.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/a5/60/14.jpg
Tờ châu bản có chữ phê chuẩn bằng mực đỏ của vua Bảo Đại ngày 27/12, năm Bảo Đại thứ 13, tức ngày 03/2/1939 khẳng định sự tiếp tục quản lý hành chính cũng như việc đưa binh lính ra Hoàng Sa



Nguyễn Đông
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

CÁI TÂM ĐANG ĐI VỀ ĐÂU
Viết bởi Nguyễn Bá Hoà

Mỗi con người chúng ta đều có cái tâm hướng thiện.Khi ta làm được một điều thiện đức thì tâm hồn ta thấy thanh thản và an vui .

Giữa cái thời buổi suy thoái kinh tế như bây giờ và giá cả mọi thứ hàng hóa đều tăng cao nhưng thu nhập của người dân lại càng eo hẹp đi.Hàng loạt các công ty phải ngừng sản xuất và không ít những công ty bị phá sản do đói vốn do phía ngân hàng rút vốn không tiếp tục cho vay vốn nữa.

Đại bộ phận người dân phải co cụm lại trong các kế hoạch mua sắm vì kinh tế suy thoái ảnh hưởng đến trực tiếp đến từng gia đình nhỏ của xã hội .Hàng hóa sản xuất ra không bán được khu vực sản xuất bị đình đốn và yếu đi nhanh chóng cùng đứng trên bờ vực phá sản hàng loạt .Khu vực thương mại cũng bị ảnh hưởng nặng nề vì ế ẩm và nhiều cửa hàng và trung tâm mua sắm .Để đối phó họ đã phải cắt giảm tối đa mọi chi phí , cắt giảm nhân công một số cơ sở đã phải phá sản giải thể vì không thể trụ nổi được khi vốn vay cao lãi và tiền thuê mặt bằng.

Trong xã hội đang còn rất nhiều người kém may mắn như tàn tật và đau yếu đang sống cuộc sống nghèo khổ túng thiếu mọi thứ . Con của họ thật thiệt thòi không đủ ăn đủ mặc chứ đâu được điều kiện học hành tử tế . Đó là nỗi đau của chúng ta trước những âm thầm chịu đựng của bà con kém may mắn cần được giúp đỡ .

Đến đây tôi muốn nói cái tâm trong sáng của chúng ta đang bị đi chệch hướng cần được ngắm chỉnh lại.

===
Đức Phật có dạy rằng"CỨU MẠNG NGƯỜI PHÚC ĐẲNG HÀ SA" mà! Nhưng ta thấy cái tâm của con người trong một số con người bị xuống cấp đến thảm hại cụ thể là nhiều lần tôi gặp trên đường những vụ tai nạn giao thông và các nạn nhân cần được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện thì không mấy ai cho đi nhờ xe để tới bệnh viện cứu chữa kịp thời và nhiều trường hợp người đi đường dừng xe lại hôi của cải của người bị nạn đang bất tỉnh .

Trước đây cũng có lời dăn rằng "Cứu giúp một người công đức hơn xây bảy tầng tháp "
Mà hiện nay giữa thời buổi khó khăm như thế này mà các chùa đang xây 2; 3 rồi 4 tầng lầu trên nền chùa cũ cổ kính vừa đập bỏ đi .Nguồn kinh phí hàng chục tỷ đồng vào ngôi chùa từ quyên góp từ khắp dân chúng và các doanh nghiệp trong vùng đang rất khó khăn trong lúc đang suy thoái kinh tế hiện nay.

Thiết nghĩ rằng số tiền đó dành cho lĩnh vực hỗ trợ người nghèo khó đau yếu và người già hay làm vào việc quỹ khuyến học để hỗ trợ những học sinh nghèo học giỏi thì có ý nghĩa thiết thực hơn nhiều .

Tôi chứng kiến nhiều đàn lễ linh đình mà con cái tổ chức cúng cho Cha Mẹ khi họ qua đời mà buồn cho cái tâm con người .Bởi khi các cụ còn sống con cái của họ đâu có mấy qua tâm gì mấy chỉ thỉnh thoảng về thăm và các cụ cũng nghèo và sống rất đạm bạc .
Thiết nghĩ rằng ai có còn Cha Mẹ thì hãy dành những gì tốt nhất cho Cha mẹ của mình bằng tất cả tình yêu thương và hiếu thảo của người con đó mới là cái tâm cao cả đúng đắn nhất.
Còn khi chết đi rồi cúng bái mân cao cỗ đầy làm gì các cụ có ăn được gì đâu.Mà linh đình mổ trâu giết bò lợn gà làm chỉ chỉ đeo thêm tội sát sinh cho đời mà thôi .

Cái Tâm con người được các nhà chùa khai thác triệt để bởi sự ân hận những đứa con mải mê với cuộc sống mưu sinh mà có lúc nào đó sơ nhãng chữ hiếu đạo làm con .Chữ cúng dường thường được gợi ý và con dân đáp lại chẳng một chút mảy may suy tính giữa bộn bề gian khó đời con .

http://www.giacngo.com.vn...atgiao/2012/02/17/324652/
Đọc bài viết trong đây thấy ngay từ một ngôi chùa của trung tâm đất nước trung tâm chính trị mà còn có những tư duy đầu tư lệch lạc với cái bản sắc cổ kính nguyên mẫu từ bao đời thì làm sao các ngôi chùa ở các địa phương không trùng tu phá triển vô lối lai căng tân thời "tây hóa" lố lăng đến vậy .

Rất nhiều người trong chúng ta không vui khi đoàn thể địa phương đến quyên góp số tiền rất nhỏ để ủng hộ đồng bào bị bão lũ thiên tai đang chịu đói rét vì nước lũ cuốn mất nhà và đang đau khổ vì mất người thân .
Nhưng họ lại đang đến chùa tranh nhau các hạng mục đầu tư công đức xây dựng chùa hàng chục tới hàng trăm triệu đồng.

Đất nước và biển đảo trong thời kỳ hiện nay đang bị đe dọa bởi bọn bành trướng trung quốc.Mà quân đội của ta thì nghèo , trang thiết bị khí tài còn thiếu và yếu vậy nếu chiến tranh xẩy ra thì có đủ sức mạnh để bảo vệ đất nước mình không???. Rồi lúc đó cái gì sẽ xẩy ra khi đất nước và tiềm lực quốc phòng của ta yếu thì kẻ thù mới dám lấn tới và khi chiến tranh xẩy ra với bom rơi đạn nổ thì có còn gì đẹp đẽ và trường tồn nữa không đây ??? hay lúc đó chẳng còn gì cho cái Tâm cái Hồn của con người chúng ta nương nhờ nữa .

Tôi mong rằng các nhà chùa bằng uy tín của mình nên phát động tinh thần yêu nước của các phật tử và nhân dân trong vùng và nhân rộng trên cả nước tự nguyện đóng góp quỹ TÂM YÊU NƯỚC để có thêm kinh phí tiền bạc mua sắm các trang thiết bị và vũ khí khí tài hiện đại để trang bị ngay cho quân đội và hải quân đủ sức vững mạnh để bảo vệ tổ quốc và bảo vệ vùng trời,vùng biển đảo Trường Sa và đòi lại Hoàng Sa  của Việt nam mà phía Trung quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp  .
NBH
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Cái tâm của Nguyễn Bá Hoà rất sáng. Ý kiến của Bá Hoà rất hay. Giá mà không có tham nhũng, lãng phí. Chỉ bằng số tiền ấy đã lo được cho bao người nghèo. Đã trang bị thêm bao nhiêu cho quốc phòng, làm cho đất nước mạnh lên biết bao nhiêu...Chúng ta dân đen, tâm bé tí chỉ lo và nói được vậy. Còn quan nhớn thì tâm ở đâu? Vì sao tâm họ lại đi đâu Nguyễn Bá Hoà ơi ????????
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ptcongdong

Trong những tuần vừa qua, đông đảo thành viên cộng đồng mạng đã chia sẻ và truyền tay nhau clip “Chúng ta hát về Trường Sa” thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, hướng về biển đảo quê hương của thế hệ trẻ. Clip đã được lan truyền trên khắp các blog, diễn đàn, mạng xã hội và nhận được quan tâm của đông đảo cộng đồng
(Clip "Chúng ta hát về Trường Sa": http://clips.go.vn/xem-cl...ong-sa-than-yeu.html)

Clip “Chúng ta hát về Trường Sa” được Mạng Việt Nam go.vn dựng vào tháng 9 năm 2011 và phát trong chương trình giao lưu hát về biển đảo quê hương. Với gần 1000 người tham gia thể hiện ca khúc “Nơi đảo xa” (Thế Song), Mạng Việt Nam go.vn đã góp phần khẳng định sự hiện diện của Trường Sa – Hoàng Sa trong lòng mỗi người dân Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh tinh thần đoàn kết dân tộc hướng về biển đảo thân yêu của Tổ quốc của thế hệ trẻ.
Trong tháng 7 tri ân hướng về nguồn cội, tại nghĩa trang trực tuyến [url]https://trian.go.vn[/url] , hàng ngàn thành viên cộng đồng đã thắp hương, thắp nến, dâng hoa và chia sẻ cảm xúc với các anh hùng liệt sỹ. Những hành động này có một ý nghĩa to lớn kết nối thế hệ trẻ với cội nguồn và thể hiện tinh thần độc lập chủ quyền dân tộc.

http://ictnews.vn/home/Internet/77/Clip-Chung-ta-hat-ve-Truong-Sa%C2%A0lam-nong%C2%A0cong-dong-mang/104037/ImageView.aspx?PublishedFileID=87704

Cộng đồng thắp hương tưởng nhớ các anh Hùng liệt sỹ.


Là những người Việt trẻ, chúng ta hãy cùng đoàn kết đấu tranh bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền dân tộc Việt Nam!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Nguyễn Bá Hoà đã viết:
CÁI TÂM ĐANG ĐI VỀ ĐÂU
Viết bởi Nguyễn Bá Hoà

Mỗi con người chúng ta đều có cái tâm hướng thiện.Khi ta làm được một điều thiện đức thì tâm hồn ta thấy thanh thản và an vui .

Giữa cái thời buổi suy thoái kinh tế như bây giờ và giá cả mọi thứ hàng hóa đều tăng cao nhưng thu nhập của người dân lại càng eo hẹp đi.Hàng loạt các công ty phải ngừng sản xuất và không ít những công ty bị phá sản do đói vốn do phía ngân hàng rút vốn không tiếp tục cho vay vốn nữa.

Đại bộ phận người dân phải co cụm lại trong các kế hoạch mua sắm vì kinh tế suy thoái ảnh hưởng đến trực tiếp đến từng gia đình nhỏ của xã hội .Hàng hóa sản xuất ra không bán được khu vực sản xuất bị đình đốn và yếu đi nhanh chóng cùng đứng trên bờ vực phá sản hàng loạt .Khu vực thương mại cũng bị ảnh hưởng nặng nề vì ế ẩm và nhiều cửa hàng và trung tâm mua sắm .Để đối phó họ đã phải cắt giảm tối đa mọi chi phí , cắt giảm nhân công một số cơ sở đã phải phá sản giải thể vì không thể trụ nổi được khi vốn vay cao lãi và tiền thuê mặt bằng.

Trong xã hội đang còn rất nhiều người kém may mắn như tàn tật và đau yếu đang sống cuộc sống nghèo khổ túng thiếu mọi thứ . Con của họ thật thiệt thòi không đủ ăn đủ mặc chứ đâu được điều kiện học hành tử tế . Đó là nỗi đau của chúng ta trước những âm thầm chịu đựng của bà con kém may mắn cần được giúp đỡ .

Đến đây tôi muốn nói cái tâm trong sáng của chúng ta đang bị đi chệch hướng cần được ngắm chỉnh lại.

===
Đức Phật có dạy rằng"CỨU MẠNG NGƯỜI PHÚC ĐẲNG HÀ SA" mà! Nhưng ta thấy cái tâm của con người trong một số con người bị xuống cấp đến thảm hại cụ thể là nhiều lần tôi gặp trên đường những vụ tai nạn giao thông và các nạn nhân cần được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện thì không mấy ai cho đi nhờ xe để tới bệnh viện cứu chữa kịp thời và nhiều trường hợp người đi đường dừng xe lại hôi của cải của người bị nạn đang bất tỉnh .

Trước đây cũng có lời dăn rằng "Cứu giúp một người công đức hơn xây bảy tầng tháp "
Mà hiện nay giữa thời buổi khó khăm như thế này mà các chùa đang xây 2; 3 rồi 4 tầng lầu trên nền chùa cũ cổ kính vừa đập bỏ đi .Nguồn kinh phí hàng chục tỷ đồng vào ngôi chùa từ quyên góp từ khắp dân chúng và các doanh nghiệp trong vùng đang rất khó khăn trong lúc đang suy thoái kinh tế hiện nay.

Thiết nghĩ rằng số tiền đó dành cho lĩnh vực hỗ trợ người nghèo khó đau yếu và người già hay làm vào việc quỹ khuyến học để hỗ trợ những học sinh nghèo học giỏi thì có ý nghĩa thiết thực hơn nhiều .

Tôi chứng kiến nhiều đàn lễ linh đình mà con cái tổ chức cúng cho Cha Mẹ khi họ qua đời mà buồn cho cái tâm con người .Bởi khi các cụ còn sống con cái của họ đâu có mấy qua tâm gì mấy chỉ thỉnh thoảng về thăm và các cụ cũng nghèo và sống rất đạm bạc .
Thiết nghĩ rằng ai có còn Cha Mẹ thì hãy dành những gì tốt nhất cho Cha mẹ của mình bằng tất cả tình yêu thương và hiếu thảo của người con đó mới là cái tâm cao cả đúng đắn nhất.
Còn khi chết đi rồi cúng bái mân cao cỗ đầy làm gì các cụ có ăn được gì đâu.Mà linh đình mổ trâu giết bò lợn gà làm chỉ chỉ đeo thêm tội sát sinh cho đời mà thôi .

Cái Tâm con người được các nhà chùa khai thác triệt để bởi sự ân hận những đứa con mải mê với cuộc sống mưu sinh mà có lúc nào đó sơ nhãng chữ hiếu đạo làm con .Chữ cúng dường thường được gợi ý và con dân đáp lại chẳng một chút mảy may suy tính giữa bộn bề gian khó đời con .

http://www.giacngo.com.vn...atgiao/2012/02/17/324652/
Đọc bài viết trong đây thấy ngay từ một ngôi chùa của trung tâm đất nước trung tâm chính trị mà còn có những tư duy đầu tư lệch lạc với cái bản sắc cổ kính nguyên mẫu từ bao đời thì làm sao các ngôi chùa ở các địa phương không trùng tu phá triển vô lối lai căng tân thời "tây hóa" lố lăng đến vậy .

Rất nhiều người trong chúng ta không vui khi đoàn thể địa phương đến quyên góp số tiền rất nhỏ để ủng hộ đồng bào bị bão lũ thiên tai đang chịu đói rét vì nước lũ cuốn mất nhà và đang đau khổ vì mất người thân .
Nhưng họ lại đang đến chùa tranh nhau các hạng mục đầu tư công đức xây dựng chùa hàng chục tới hàng trăm triệu đồng.

Đất nước và biển đảo trong thời kỳ hiện nay đang bị đe dọa bởi bọn bành trướng trung quốc.Mà quân đội của ta thì nghèo , trang thiết bị khí tài còn thiếu và yếu vậy nếu chiến tranh xẩy ra thì có đủ sức mạnh để bảo vệ đất nước mình không???. Rồi lúc đó cái gì sẽ xẩy ra khi đất nước và tiềm lực quốc phòng của ta yếu thì kẻ thù mới dám lấn tới và khi chiến tranh xẩy ra với bom rơi đạn nổ thì có còn gì đẹp đẽ và trường tồn nữa không đây ??? hay lúc đó chẳng còn gì cho cái Tâm cái Hồn của con người chúng ta nương nhờ nữa .

Tôi mong rằng các nhà chùa bằng uy tín của mình nên phát động tinh thần yêu nước của các phật tử và nhân dân trong vùng và nhân rộng trên cả nước tự nguyện đóng góp quỹ TÂM YÊU NƯỚC để có thêm kinh phí tiền bạc mua sắm các trang thiết bị và vũ khí khí tài hiện đại để trang bị ngay cho quân đội và hải quân đủ sức vững mạnh để bảo vệ tổ quốc và biển đảo thân yêu .
NBH
@@@: Bài này có lẽ post nhầm chủ đề, sang mục "Đọc, nghe, nghĩ và nói" thì hợp hơn.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chiến lược tàu cá – nước cờ quyết định của Trung Quốc?

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 06.08.2012, 00:37 (GMT+7)

SGTT.VN - Việc 9.000 tàu cá tại Hải Nam và 13.000 tàu cá tại Quảng Đông Trung Quốc ồ ạt kéo ra Biển Đông liệu có phải là một nước cờ “thật” trên quy mô rộng lớn hơn sau những phép thử liên tục của nước này tại Biển Đông?

Việc Trung Quốc cho tàu cá liên tục hiện diện với số lượng lớn và ngăn cản tàu cá của các quốc gia khác đánh bắt, là một bước đi “xác quyết chủ quyền trên thực địa” được Trung Quốc tính toán hết sức tỉ mỉ.

Trước hết, tàu hải quân của các nước không thể tấn công các tàu cá vì là tàu “dân sự”, cũng không thể bắt hoặc đuổi vì số lượng quá nhiều, hoàn toàn vượt trội số lượng tàu của họ; đó là chưa kể đến việc các tàu cá được sự hỗ trợ của lực lượng bán quân sự là hải giám, ngư chính, và thậm chí bản thân các tàu được Trung Quốc nói là “dân sự” này còn có trang bị vũ khí. Nếu Trung Quốc thực hiện phép thử ở Scarborough trên phạm vi toàn Biển Đông, bằng việc cho tàu cá luân phiên lưu lại và gây cản trở tàu cũng như hoạt động đánh bắt của các quốc gia khác, Trung Quốc sẽ có khả năng gián tiếp biến Biển Đông thành “ao nhà” của mình. Các quốc gia trong khu vực sẽ không thể đi lại, đánh bắt hay thực hiện bất cứ hành động khai thác nào. Lúc đó, về bản chất, Biển Đông gần như đã bị khoá chặt.

Thứ hai, với hành động này, Trung Quốc đang muốn thể hiện sức mạnh áp đảo của mình và ngầm “đe nẹt” các nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông; cảnh báo các quốc gia trong khu vực về khả năng quân sự hoá tàu cá của mình – như việc nước này cân nhắc trang bị vũ khí và huấn luyện cho 100.000 ngư dân của tỉnh Hải Nam, để tạo nên một “lực lượng quân sự mạnh hơn tất cả các nước khác ở Biển Đông gộp lại” và khi đó, “lực lượng hải quân của cả khu vực Đông Nam Á cũng sẽ không thể ngăn cản Trung Quốc độc chiếm Biển Đông!”

Từ dân sự sang quân sự là một bước đi tiện lợi và ngày càng rõ ràng hơn qua các hành động quân sự hoá ráo riết gần đây của Trung Quốc.

Diễn biến thực tế cho thấy phần nào hiệu quả của những thủ đoạn mà Trung Quốc đã áp dụng. Lực lượng hải quân Philippines chưa thể đuổi tàu cá Trung Quốc khỏi bãi cạn Scarborough, ngư dân Philippines cũng chưa thể quay trở lại khai thác tại ngư trường này. Khi ngư dân Philippines bị phía Trung Quốc rượt đuổi, bắt bớ ngay tại vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia mà chính quyền Manila chưa thể bảo vệ họ hữu hiệu, thì uy tín của chính phủ trong mắt người dân khó tránh khỏi bị giảm sút. Đây chính là mầm mống nguy hiểm cho sự ổn định của quốc gia Philippines mà Trung Quốc đã gieo vào; chưa kể sự hiện diện của tàu cá Trung Quốc trên vùng bãi cạn Scarborough, nếu diễn ra trong một thời gian dài, có thể làm ngư dân cảm thấy bất lực và cho rằng việc Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển
của họ là điều không thể tránh được. Từ đó, Trung Quốc sẽ gián tiếp chiếm được các vùng biển này nhờ sự từ bỏ của chính các ngư dân Philippines.

Nước cờ này của Trung Quốc còn nhắm đến một kết quả khác, đó là làm suy giảm niềm tin của các nước đang tranh chấp ở Biển Đông vào các cường quốc khác bên ngoài, đặc biệt là Mỹ. Rõ ràng trong vụ Scarborough mới đây, Mỹ ít nhiều đã khiến nhiều người thất vọng do không giúp được Philippines giành lại Scarborough, dù hai nước đã ký hiệp ước Liên minh quân sự. Hệ luỵ của việc này có thể sẽ dẫn đến sự dè đặt trong hành động phản kháng, thậm chí có thể là buông bỏ, của các nước có liên quan trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, vì nghĩ rằng sẽ khó có sự hỗ trợ từ các cường quốc khác.

Việc Trung Quốc điều động một lượng lớn tàu cá tràn vào các khu vực tranh chấp trên biển cũng cho thấy rõ một mưu đồ, đó chính là biến những hành động gây hấn của Bắc Kinh trở nên quen thuộc và bình thường tới mức hiển nhiên. Nói cách khác, khi đó, việc đánh bắt cá của các đội tàu Trung Quốc tại các ngư trường quanh Hoàng Sa và Trường Sa sẽ dần dần trở thành chuyện không có gì phải bàn cãi về thực tế! Việc cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc bị các bên liên quan như Việt Nam hay Philippines phản đối mạnh mẽ. Tuy nhiên, có thể thấy rằng cả Việt Nam lẫn Philippines dường như vẫn chưa đủ “lực” để chống lại điều này một cách thực sự, dù cả hai đều quyết tâm cao.

Có một điểm chung, đó là cho đến nay ngư dân của Việt Nam và Philippines đều chưa được trang bị tốt, dẫn đến việc họ khó có thể bám biển dài ngày để kiên trì thực thi và thể hiện quyền chủ quyền tại các ngư trường của mình. Bên cạnh đó, lực lượng chấp pháp biển yếu về cả chất và lượng đã khiến ngư dân hai nước lép vế hoàn toàn khi so sánh cùng ngư dân Trung Quốc với lực lượng hải giám hay ngư chính của họ luôn kè kè bên cạnh.

Cũng cần lưu ý, việc cả chục ngàn tàu cá ra khơi ồ ạt sau lệnh cấm đánh bắt đơn phương mà Trung Quốc áp đặt trên Biển Đông còn nhằm mục đích thể hiện sự hợp pháp, nói cách khác, là nhằm hợp thức hoá lệnh cấm đánh bắt vô lối kia để từ đó có thể tiếp tục cấm các nước khác đánh bắt cũng như khai thác tài nguyên trên Biển Đông trong tương lai.

Những đặc điểm đó – từ mưu mô thâm hiểm của Trung Quốc đến diễn biến thực tế trên vùng tranh chấp – được nhấn mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để thay đổi thực tế đó xem ra không đơn giản và có vẻ như không phải chỉ trong một sớm một chiều.

Chiến lược tiếp cận Biển Đông dựa trên tồn tại quân sự của Trung Quốc sẽ gồm ba lớp chính. Tàu cá cùng với những ngư dân, chủ yếu tại Hải Nam và Quảng Đông, sẽ là lớp đầu tiên với nhiệm vụ thực thi quyền “chủ quyền thực tế” của Bắc Kinh tại Biển Đông, vừa tránh được tiếng sử dụng vũ lực vừa thể hiện quyền “tự nhiên” dựa trên quá trình sinh sống của các ngư dân thông qua việc bắt cá làm kế sinh nhai. Lớp thứ hai chính là các đội tàu kiểm ngư bán quân sự, lực lượng xương sống trong việc chấp pháp và bảo vệ chủ quyền. Và lớp cuối cùng, đó chính là hải quân Trung Quốc – lá chắn và cũng là mũi kiếm mạnh mẽ nhất.

Những phân tích trên nhằm chỉ rõ vai trò quan trọng của “chiến lược tàu cá” mà Bắc Kinh đang thực hiện. Trước các bước đi đầy toan tính không trong sáng đó, chúng ta rất cần những biện pháp đối phó thích hợp và hiệu quả.

Vũ Thành Công – Nguyễn Thế Phương
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [40] [41] [42] [43] [44] [45] [46] ... ›Trang sau »Trang cuối