Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [34] [35] [36] [37] [38] [39] [40] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Quán trà chanh im lặng



TT - Chục cái ghế con con, một cái bàn nhỏ đặt vài ấm trà và gần chục vị khách đang ngồi trò chuyện với nhau trong cái se se lạnh đầu thu.

Đó là hình ảnh của hàng trăm ngàn quán trà chanh vỉa hè ở Hà Nội nếu không có một điều đặc biệt: những người bán trà chanh ở đây hoàn toàn im lặng.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/374/588374.jpg
Quán trà chanh của các bạn trẻ khiếm thính - Ảnh do nhân vật cung cấp



Nằm nép mình trong một góc nhỏ ở ngã tư đường Phạm Ngọc Thạch - Xã Đàn, Q.Đống Đa, quán trà chanh này do các bạn trẻ ở CLB Khiếm thính Hà Nội tự mở ra để mưu sinh đã được gần nửa năm. Người góp tiền, kẻ góp công, mua bàn ghế, ly chén, rồi vẽ bảng hiệu... Quán trà nhỏ bé này rồi cũng ra đời với số vốn khiêm tốn chỉ 2 triệu đồng.

Mỗi tối, cứ đúng 20g, khi cửa hàng ở số 6 Phạm Ngọc Thạch vừa đóng, các bạn lại gọi nhau bằng thủ ngữ để khiêng bàn ghế, ly tách ra bày trước hiên nhà, rồi phân chia nhau dọn bàn, pha chế... Do tất cả thành viên đều khiếm thính nên cách tiếp đón khách đến uống nước ở đây cũng đặc biệt: những tờ giấy và mục tin nhắn điện thoại của các bạn luôn được mở và chuyền đi để khách ghi món mình yêu cầu.

Ban đầu khách nào cũng có vẻ bất ngờ, nhưng khi hiểu ra thì ai nấy đều rất vui vẻ, ghi nắn nót vào tờ giấy hoặc nhắn tin trao lại cho các bạn. Trần Thanh Hà (sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Lúc đầu tôi không biết đây là quán trà chanh do các bạn khiếm thính mở ra, cứ vào uống bình thường. Nhưng biết rồi thì thấy rất thích, trân trọng cách buôn bán, hòa nhập vào xã hội đơn giản và rất trẻ trung, rất Hà Nội này của các bạn!”.

Tuy nhiên, việc buôn bán không phải lúc nào cũng thuận lợi, có nhiều khó khăn mà các bạn phải đương đầu. “Do quán bán tới 22g30 nên thỉnh thoảng có vài thanh niên đến mua rồi quỵt luôn, không trả tiền. Mà tụi mình cũng không biết làm sao để cãi hoặc giữ họ lại, rồi nhiều khách đến cùng một lúc thì tụi mình cũng hơi hoảng” - Nguyễn Hồng Hải, một thành viên của quán, cho biết qua thủ ngữ. Chính vì thế, phụ huynh của các bạn đã trở thành những hỗ trợ viên rất tích cực tại quán, cũng bưng bê, phục vụ cùng em, cùng cháu mỗi tối.

Chị Ngọ Thanh Phương (bí thư chi đoàn B4 - cụm 1, P.Kim Liên, Q.Đống Đa, có em trong nhóm) cho biết thêm: “Lúc đầu tôi cũng rất lo vì buôn bán là phải lanh lợi lắm, mỗi lần thấy các em nhá máy là tôi lại giật mình thon thót không biết có chuyện gì ở quán không. May mắn là các em có được sự hỗ trợ của người dân xung quanh, công an phường nên mọi việc đã ổn dần. Giờ thì cả nhóm tự tin, dạn dĩ lên nhiều”.

Bên cạnh việc mở quán để kiếm tiền, quán trà chanh này cũng trở thành nơi gặp gỡ, giao lưu với nhau của các bạn khiếm thính. Nếu ở bàn bên này, những cuộc nói chuyện lên bổng xuống trầm với đủ thứ âm thanh thì bàn bên kia, cuộc nói chuyện bằng thủ ngữ cũng sôi nổi và “nóng” lên không kém với hàng chục đôi tay chuyển động liên tục, mắt sáng long lanh và những nụ cười tươi tắn, thân tình mà họ dành riêng cho nhau với đủ thứ đề tài “trên trời dưới đất”.

Bạn Ngọ Thị Huệ, một thành viên trong nhóm, chia sẻ trong sổ: “Có chỗ làm việc, lại gặp gỡ được nhiều người mới mỗi ngày, em và các bạn thấy rất vui, đây là gia đình, nơi đi về rất ấm áp, thân thiết của em. Hi vọng quán trà chanh này sẽ bán đắt mãi, để tụi em luôn được ở bên cạnh và làm việc với nhau”.

ĐOÀN BẢO CHÂU
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thầy giáo của “môn học sống còn”



TT - Tôi thử nhắm mắt, đi bộ dọc đường Nguyễn Chí Thanh hướng ra ngã sáu An Dương Vương (TP.HCM). Chỉ bước được bốn bước chân đã ríu lại.

Không thể bước tiếp vì tiếng xe ầm ào trước mặt, còi xe đe dọa sau lưng, tiếng chuyển động từ tứ phía đổ tới, vỉa hè mấp mô bị choán bởi cột điện, xe hàng rong, bảng hiệu...

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/10/590010.jpg
Thầy Hùng dạy môn “định hướng giao thông” trên bản đồ nổi - Ảnh: Tự Trung



Ấy vậy mà đã nhiều năm nay, những đoạn đường Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Tri Phương, Ngô Gia Tự đông đúc này lại đã quen với những em học sinh khiếm thị tay cầm cây gậy trắng đi dọc lề, băng qua đường, qua ngã tư, vòng xoay, đi đến trường, đi siêu thị, đi bơi... Bước chân các em lúc đầu cũng run run, cây gậy dò đường lúc đầu cũng rụt rè, dáng vẻ lúc đầu cũng hoảng hốt. Nhưng rồi tất cả thuần thục dần. Ấy là nhờ bộ môn “định hướng di chuyển” của Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, nhờ những giáo viên hết sức kiên nhẫn, hết sức tận tâm tận sức của bộ môn này.

Thầy Nguyễn Phi Hùng, người dạy “định hướng di chuyển” lâu năm nhất ở trường, vừa được Đài Tiếng nói VN (VOV) vinh danh “Hiệp sĩ giao thông” bởi những đóng góp ấy của mình.

Giờ học sống
Tiết “định hướng giao thông” lớp 6A2, đa số các em đã tự băng qua ngã tư thuần thục, chỉ còn Đạt và Dũng. Đạt vừa chuyển trường từ Long An, học những giờ “định hướng” đầu tiên. Dũng thì ngoài khiếm thị còn thêm chứng tay chân yếu. Thầy Hùng dẫn hai em đứng bên vạch sơn trắng dành cho người đi bộ ngay trước cổng trường kiên nhẫn lặp lại: “Tay phải cầm gậy, vẽ cung trước mặt nào. Tay trái giơ cao lên khỏi đầu báo hiệu. Tai lắng nghe, đây không phải ngã tư, không có đèn đỏ. Dòng xe di chuyển liên tục, nghe rõ không. Nhưng vì đầu kia có đèn đỏ nên xe cũng sẽ di chuyển theo đợt, các em chú ý khi nhận thấy ngớt tiếng xe thì bắt đầu đi”. Hai cậu học sinh theo hiệu lệnh dò gậy băng qua đường, thầy bước phía sau hai bước, vừa chăm chú theo dõi từng động tác để nhắc nhở học trò vừa quan sát từng chiếc xe chạy trên đường để đảm bảo an toàn.

Thêm hai vòng nữa mấy thầy trò mới lên lớp ôn lại bài “Băng qua ngã tư không đèn” trên bản đồ nổi. Phân biệt chiều chuyển động của dòng xe bằng thính giác, dùng gậy để dò phân biệt đoạn lề thẳng, lề cong, giữ tâm thế bình tĩnh... Thầy Hùng nắm tay từng em dò trên bản đồ: “Em rõ chưa, đây là đoạn lề cong, lề cong này sẽ hướng thẳng ra giữa ngã tư. Nếu em bắt đầu băng qua từ đây thì sẽ đi thẳng đến giữa bốn dòng xe, rất nguy hiểm thấy không. Tuyệt đối không bao giờ được đi ở đoạn lề cong, phải tìm đến chỗ đoạn lề thẳng... Sao nãy Đạt run vậy? Thực hiện đúng lời thầy dạy thì sẽ qua đường được, không có gì phải run. Nhớ nha”.

Bài học băng qua đường, qua ngã tư này các em bắt đầu học từ lớp 5, và chương trình cũng chỉ dừng ở đó nhưng tại Trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu, học sinh sẽ được học bộ môn này đến tận lớp 7, đều đặn mỗi tuần bốn tiết, cả lý thuyết lẫn thực hành. Cô Hà Thanh Vân, hiệu trưởng, và thầy Nguyễn Phi Hùng đều bảo không thể quên cái ngày 20-11 cách nay hơn mười năm, một nữ sinh khiếm thị đã ra trường đến thăm, chúc mừng thầy cô. Khi ra về, vì chủ quan em băng qua đường không dùng gậy. Những chiếc xe chạy tới đã không tránh đường vì không biết em là người khiếm thị. Tai nạn xảy ra, em mất trong sự thương tiếc, day dứt của bao nhiêu người. Quyết tâm đẩy mạnh môn học mang tính sống còn mà lại không có trong chương trình chính thức bắt đầu từ đó.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/9/590009.jpg
Thầy Nguyễn Phi Hùng hướng dẫn học sinh trong tiết học băng qua đường - Ảnh: Tự Trung



10 em/lớp là quá nhiều rồi
“Cứ nghĩ mình sáng mắt, khỏe mạnh thế này mà ra đường ở Sài Gòn có khi còn thấy sợ, có lúc còn lạc đường, các em khiếm thị sẽ còn khó khăn biết bao nhiêu. Bộ môn này đâu thể là phụ với các em được” - thầy Hùng tâm sự giữa lúc chờ các em lớp 4A ôn lại cách xác định các hướng đông, tây, nam, bắc bằng ánh nắng mặt trời. Một cô giáo lớp 3 sang mượn giáo án, thầy vui vẻ gật đầu. Những tập giáo án soạn riêng cho từng lớp, thầy Hùng đã nằm lòng từ bao năm nhưng vẫn soạn lại, bổ sung qua mỗi năm, vẫn mang hàng tập lên lớp mỗi buổi. Trong ấy, tôi thấy những ghi chú bằng mực đỏ, mực xanh: “Chú ý Yến định hướng yếu, nhầm lẫn trái phải, Hùng yếu chân, Hằng khua gậy chưa chuẩn... Chú ý: cảm giác diện thị chỉ có ở các em khiếm thị bẩm sinh”. Giáo án có bài riêng cho từng em là như thế. Thầy Hùng lại cười: “Lớp này có mười em, thế là quá nhiều với tôi rồi”.

Có dự giờ suốt một tiết học “định hướng di chuyển” mới thấy rõ như thế nào là “mười em là quá nhiều”. Với một câu hỏi “Em làm thế nào xác định được bốn hướng chính? Bốn hướng phụ là gì?” phải lặp lại đủ mười lần, phải chắc chắn là cả mười em cùng hiểu rõ, cùng xác định đúng. Hôm trước học bài này, bé Việt Hoa nghỉ ốm, và thầy sẽ phải dạy lại một lần nữa cho Việt Hoa. Ở đây các em không thể mượn bài về chép khi nghỉ học, không thể thị phạm trên một em để cả lớp cùng theo dõi được. Đến khi xuống sân tập đi gậy, ra đường tập đi cặp lề mới lại thấy một lần nữa “mười em là nhiều quá”. Thầy Hùng mướt mồ hôi để theo dõi, nhắc nhở từng cặp đôi một. Qua hai tiết học, giọng thầy khàn đi thấy rõ: “24 năm về trường, mười mấy năm dạy môn này, việc mình làm mỗi ngày chỉ âm thầm vậy thôi, không ngờ lại được chương trình an toàn giao thông để ý tới mà gọi là hiệp sĩ giao thông. Mình chỉ mong luyện được cho các em để thành phản xạ, ra đường tự tin và không bị tai nạn là mừng rồi”.

Nói vậy rồi thầy Hùng lại quay sang cất mớ gậy trắng các em vừa thu lại, tất tả đi vòng quanh sân để gom đủ mười học sinh lên lớp ôn lại lý thuyết, ôn cho đến khi nào mọi bài học biến thành phản xạ.

Nhìn theo bóng thầy Hùng chợt nghĩ ai có thể nói đó là một giáo viên dạy môn phụ. Môn học này là môn học sống còn với các em, đâu thể nào không tận tâm tận sức. Lại không thể không nhớ về những tranh luận ồn ào đã được đặt ra không biết bao nhiêu lần về việc phổ cập học bơi lội trong trường phổ thông. Cũng là chuyện sống còn đó mà, cần thêm nhiều người tận tâm, tận sức.

PHẠM VŨ


Từ dạy đan chiếu đến “định hướng giao thông”


Thầy Hùng vốn tốt nghiệp Trường Sư phạm kỹ thuật, về Trường Nguyễn Đình Chiểu để dạy các em đan chiếu. Môn “định hướng di chuyển” khi ấy được thầy Tuấn, cô Phụng dạy bằng kinh nghiệm và các bài học cũ từ những năm 1970 chưa được cập nhật. Trước lúc về hưu, thầy Tuấn dạy lại cho thầy Hùng những bài cơ bản và từ ấy, thầy Hùng giã từ những bài tập dệt chiếu để sang học và dạy định hướng. Thầy bật cười: “Ngày ấy mình mò mẫm dạy các em mò mẫm. Tự bịt mắt lại để đặt mình vào hoàn cảnh học trò, tưởng tượng rồi soạn giáo án dạy. Không phải tất cả các em đều khiếm thị, trong lớp có một số em nhìn kém, mình cũng cho bịt mắt lại để học với các bạn cho đều. Sau này được tập huấn thêm với chuyên viên nước ngoài mới biết làm vậy là... sai bét. Cô giáo bảo các em còn chút khả năng nào về thị giác thì phải tìm cách phát huy tối đa, phải có cường độ bài học, bài tập riêng cho từng em một. Đây là kỹ năng sống còn của từng người mà. Nhớ lại thấy mình bậy thiệt”.
.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nhâm Tỵ

Trong sách "Luận ngữ" Khổng Tử giảng về nhân sinh quan:

"Tri thiên mệnh phải thuận nhĩ":

Trước 1 pho tượng Phật làm bằng đá hoa cương,rất nhiều người sùng kính.Nhưng để đến được quỳ trước pho tượng,mọi người phải đi qua hàng trăm bậc đá c ũng làm cùng từ đá hoa cương lấy từ mỏ đá  làm chất liệu của pho tượng Phật.Các bậc đá phản ứng,kiến nghị với Phật.Tượng Phật trả lời:

"Các ngươi chỉ được tạo bởi 4 nhát dao,nhưng ta  phải chịu hàng trăm nghìn nhát "...
HUU DANH VO THUC
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Điểm 10 cho Klose



TT - Dù chơi không thành công nhưng chân sút 34 tuổi Miroslav Klose vẫn xứng đáng được tặng điểm 10 cho hành động đẹp trong trận Lazio thua 0-3 trước chủ nhà Napoli ở vòng 5 Giải vô địch Ý (Serie A) rạng sáng 27-9

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/900/590900.jpg
Tiền đạo Miroslav Klose (giữa) - cầu thủ có hành động đẹp ở trận Lazio thua Napoli - Ảnh: AFP



Khi trận đấu diễn ra ba phút, “lão tướng” Miroslav Klose (Lazio) đưa bóng vào lưới Napoli trong tình huống khá lộn xộn và trọng tài chính Banti đã công nhận bàn thắng. Nhưng sau đó chân sút người Đức này thú nhận với trọng tài quả bóng chạm tay anh trước khi vào lưới. Sau khi nghe Klose nói, trọng tài Banti đã hủy bỏ quyết định công nhận bàn thắng.

Hành động của Klose thật đẹp bởi bàn thắng và các trận thắng thường đi liền với tiền bạc, danh vọng. Vì vậy mỗi khi ra sân, các cầu thủ thường không “từ” thủ đoạn để giành chiến thắng ngay cả khi phải sử dụng lối đá xấu. Do đó sân cỏ khắp thế giới xuất hiện ngày càng nhiều những trận đấu bạo lực với vô số “kịch sĩ” cùng đủ chiêu thức gian lận nhằm có được lợi thế hoặc bàn thắng.

Nói thế để thấy hành động của Klose rất đáng được tôn vinh. Dù kết thúc trận đấu, Lazio thảm bại 0-3 trước đội chủ nhà Napoli và Klose chơi không thật tốt, nhưng khi anh rời sân hầu như tất cả CĐV trên khán đài San Paolo đều đồng loạt đứng dậy vỗ tay hoan nghênh anh như người hùng của trận đấu. Ngoài ra anh cũng nhận được sự tôn trọng và ca ngợi từ chính đối thủ. Phát biểu với Hãng tin AFP sau trận đấu, trung vệ Paolo Cannavaro (Napoli) nói: “Hành động của Klose xứng đáng được trao giải thưởng”.

QUỐC THẮNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhường nhau miếng cơm



TT - Làm nghề sửa xe máy nhưng lại từ chối sửa xe? Nghe có vẻ ngược đời nhưng với ông Tuấn - chủ tiệm sửa xe máy ở một con hẻm trên đường Nguyễn Văn Công, Q.Gò Vấp, TP.HCM - lại là một trường hợp “kỳ lạ” như vậy.

Ông không nhận vá ruột, bơm bánh xe, tăng sên... Khách đem xe đến sửa mấy thứ lặt vặt, ông từ chối và chỉ sang tiệm sửa xe đối diện. Nhiều khách bị từ chối nói rằng ông “chảnh”. Nhưng “chảnh” như ông Tuấn lại đem đến niềm vui cho người khác.

Sài Gòn một buổi trưa nắng gắt, chiếc xe máy của chúng tôi xui xẻo bị thủng lốp sau khi đang đi trên đường Nguyễn Văn Công, dắt bộ gần 400m mới thấy được một tiệm sửa xe máy. Chưa kịp mừng thì chủ tiệm liền chỉ tay sang phía đối diện - nơi người đàn ông già nua, gầy gò, làn da đen sạm cùng mớ đồ nghề thô sơ nằm chỏng chơ trên chiếc xe đẩy nhỏ - từ chối: “Tui không có đồ nghề để vá hoặc bơm lốp. Tiệm tui nhiều việc không ai làm đâu. Anh chị vui lòng đẩy xe sang tiệm đối diện sửa nghe”.

Thấy chúng tôi ngơ ngác (vì thấy tiệm của ông đều có máy bơm, đồ nghề), ông nói tiếp: “Tiệm tui chỉ nhận sửa máy móc hay xe bị hư hỏng nặng. Chứ như bơm, vá, cân vành... tui đều chỉ khách qua tiệm ông bạn già phía đối diện. Ông Hai già rồi nên chỉ dựa vào việc sửa mấy cái lặt vặt kiếm sống qua ngày. Vá một miếng chỉ ít đồng nhưng là miếng cơm của ổng. Mình làm thì ổng lấy gì mà sống. Tui biết hoàn cảnh ông ấy tội nghiệp. Gần 60 năm làm nghề sửa xe mà giờ vẫn ở nhà thuê, ai cho gì ăn nấy”.

Ông Tuấn không chỉ thương cảm hoàn cảnh mà còn quý ông Hai ở tính tận tụy, nghiêm túc với nghề, dù nghề sửa xe với ông Hai giờ chỉ là bơm, vá lốp. Vừa cặm cụi vá xe, ông Hai nói về ông Tuấn: “Có ai vá xe, bơm xe ổng đều chỉ sang tui để tui làm. Ổng tin tui vì tui làm cẩn thận. Nhiều ngày ổng dắt cả chục chiếc xe đạp qua để tui sửa lặt vặt có thêm ít đồng mua gạo. Anh em làm cùng nghề dựa vào nhau mà sống hòa thuận”.

Họ tuyệt nhiên không nói về mình, chỉ kể về nhau bằng ánh mắt cảm thông cùng trái tim chất chứa tình người. Đó là sự san sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong nghề nghiệp, cuộc sống của hai người mưu sinh bằng sức lao động. Giữa cuộc sống xô bồ đô thị, đôi khi cuốn dòng người vào những bon chen, tưởng chỉ có sự cạnh tranh quyết liệt trong làm ăn, chúng tôi bỗng tìm thấy cho riêng mình sự chiêm nghiệm về cuộc sống ở một góc hẻm nhỏ của hai con người lao động dung dị.

CA DAO
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nhâm Tỵ

Ông Nguyễn Sĩ Dũng-Phó Chánh Văn phòng Quốc Hội luận về khôn ngoan như  sau:

Khôn và ngoan thường đi đôi với nhau.Đã khôn thì trong nhiều trường hợp phải biết ngoan.Không biết ngoan thì đâu còn là khôn.Tuy nhiên,vẫn có những người không khôn lắm nhưng bao giờ cũng ngoan.Lại có những người không phải bao giờ cũng ngoan,nhưng bao giờ cần ngoan thì đều biết ngoan.

Ngoài ra,cơ sự còn phụ thuộc vào nhiều thứ ,Khôn ngoan chỉ là một trong những thứ như vậy mà thôi.Người ta thường nói:"Khôn ngoan chẳng lại với trời".Đã nói đến cơ sự thì thời cơ,sự may mắn đóng một vai trò rất quan trọng.Nhiều khi "Mười năm phấn đấu không bằng cơ cấu một giờ"Tất nhiên khôn ngoan thì cái một giờ cơ cấu vẫn dễ xảy ra hơn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nhâm Tỵ

GẪY RĂNG GẪY LƯỠI....Một vụ tai nạn xảy ra........,kéo theo sự kiện thứ nhất  nhưng sự kiện thứ 2 không xảy ra.Bởi vì răng cứng thì gẫy.Đương nhiên!Còn lưỡi mềm không gẫy được.Nhu thắng cươngmà!Bởi lưỡi vốn mềm dẻo,biết uốn lượn,uyển chuyển.Thật hợp với thời thế cần tính năng động,thích ứng.Lưỡi còn biết nói những lời có cánh,làm đẹp lòng người,thuận nhĩ!.Lưỡi biết uống rượu,bia làm ngất ngây trung ương thần kinh.Bộ não khen lưỡi ăn được,uống được,mới làm được,như thế là có năng lực.Còn anh chàng răng,uống cũng không uống được thì nói gì đến làm việc.À không!Nghỉ là nghỉ thế nào!Tay làm hàm nhai,tay quai miệng trễ.Mẻ không ăn,mẻ cũng chết.Vậy thì cho hắn chỉ việc nhai thôi.Nếu có va chạm xảy ra,cho hắn tiếp đất đầu tiên!Tối ưu!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nhâm Tỵ

GIẤC MƠ PHƯỢNG HOÀNG LỬA
-Giữa trời,một vật thể bốc cháy dữ dội...Tiêu hủy.tro bụi.Biến mất.Ý nghĩ đó vo nàng lại thành một khối lạnh.Sự lạnh bắt nguồn từ sợ hãi.Nàng giãy giụa và thấy việc thở thật khó khăn.Nàng đau đớn với những giấc mơ về phượng hoàng lửa.Trưa.Nắng như tát vào mặt.Ờ,thì nàng thấy rát mặt.Nhưng mức độ đó cũng chẳng bằng những lần người ta khen những thứ mà nàng viết ra.Những lời khen rát buốt .Lúc ấy nàng lại thấy những sợi lông vũ bốc lửa lượn lờ trước mặt mình ,nóng rực đầy sự đe dọa thiêu hủy    (THIÊN DI)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Bạn Nhâm Tỵ! cảm ơn bạn đã gửi bài nhưng...những bài bạn gửi không liên quan đến nội dung của chủ đề, bạn muốn nói gì? Bài bạn gửi sai nhiều lỗi chính tả quá...
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Món quà yêu thương



TT - Có người bạn nói với tôi ta sẽ chẳng nhớ đến mẹ nhiều nếu ta... không khổ đau. Tôi nghiệm câu nói này và ngộ ra quả là ta thường nhớ nhiều về mẹ khi  gặp nỗi khổ, niềm đau.

Ngay từ nhỏ thói quen này đã hình thành trong ta, bằng cách nhớ bầu vú mẹ mỗi khi đói, khóc đòi mẹ mỗi khi bị kiến cắn hay bị ai đó la mình... Những lần tìm mẹ ấy như một thứ bản năng nương tựa, để rồi khi lớn lên tôi cũng nhớ mẹ thật nhiều vì mình thật nhiều lần gặp những bất trắc trong tình cảm, trong cuộc sống bộn bề lao chen.

Có lần tôi hỏi mẹ: “Con chỉ thường nhớ và gọi mẹ mỗi khi buồn, còn vui vẻ thì con ít khi gọi về chia sẻ, mẹ có buồn không? Không cần nghĩ suy, mẹ nói chắc như bắp: “Làm chi có, con còn nhớ mẹ để quay về, dù là hạnh phúc hay khổ đau, thành công hay thất bại, điều đó cho mẹ biết mẹ còn đáng tin cậy với con”. Mẹ nói làm tôi nhận diện thêm một điều là có những ông bố bà mẹ khát khao được nghe con tâm sự, từ chuyện buồn tới chuyện vui mà con cái không chịu nói. Cánh cửa lòng của con khép lại thì sợi dây yêu thương, hiểu biết giữa cha mẹ - con cái cũng mong manh, đứt quãng. “Sóng” yêu thương, tin tưởng yếu thì sẽ khó gần nhau và vì thế có thương nhau thật nhiều cũng không có hạnh phúc được.

Món quà tặng mẹ phải chăng là niềm tin tưởng, gửi gắm của con trong suốt hành trình làm người, dù khi bé hay khi đã già nua. Chúng ta hay nghe đến việc “con cái bỏ rơi cha mẹ” và mỗi lần nghe đều cảm thấy đau đớn. Nhưng ta chỉ thấy bề nổi của sự bỏ rơi là hắt hủi cha mẹ, còn ít ai thấy bề chìm sâu xa đó là ta dần “loại” cha mẹ ra khỏi cuộc đời mình bằng cách ít tâm sự hoặc không nói chuyện, không để cha mẹ can dự vào cuộc sống của mình. Những lý do được nêu ra để biện minh về việc “bỏ rơi” một cách vi tế này chính là “khoảng cách thế hệ” hay “ba mẹ không hiểu mình”...

Tỉ tê chuyện buồn vui với mẹ từ đó được tôi xem như một món quà tặng mẹ mình thường xuyên. Chỉ có điều chỉnh một chút, là với những chuyện vui tôi sẽ truyền thông thật nhanh, còn những chuyện buồn thì tôi sẽ trù trừ, tạm gác để tự mình chuyển hóa cho đến khi... cần một lời khuyên, cần một lời giãi bày thì tôi mới “tặng”.

Khi ta làm bằng sự chân thành đó, dẫu một mai, một mai nào đó, ta nhói tim, buốt đau vì mẹ không còn thì cũng không hốt hoảng giật mình, ân hận rằng mình có lỗi với mẹ...

LƯU ĐÌNH LONG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [34] [35] [36] [37] [38] [39] [40] ... ›Trang sau »Trang cuối