Trang trong tổng số 1 trang (7 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

comet

Mình đang cần thông tin về 6 tác giả nổi tiếng thời Sơ Đường:Vương Bột, lạc Tân Vương, Lô Chiếu Lân,Dương Quýnh,Đỗ Thẫm Ngôn, Thẩm Toàn Kỳ,Tống Chi Vấn, các thông tin về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu, phong cách thơ. Ai biết thì giúp mình với!!!
14.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Vương Bột

1.Tiểu sử:

Vương Bột, tự là Tử An, quê ở huyện Long Môn đất Giáng Châu,, gọi Vương Tích là ông chú. Vốn dòng dõi thư hương, nhà có ba anh em đều đỗ Tiến sĩ nên đời gọi là Vương gia tam châu thụ.

Vương có thiên tài, làm văn không bao giờ nháp, tinh thông các môn y học, thường đến Quắc Châu thử các vị thuốc. Lại giỏi tính vận niên độ số, truyền lại quyển Đại Đường Thiên Tuế Lịch, đời sau theo đấy mà làm lịch và thông thư

Thuở còn ít tuổi, một hôm vào ngày mồng chín tháng chín, Vương đi chơi qua huyện Nam Xương vào dự tiệc yến ở gác Đằng Vương do quan đô đốc Hồng Châu là Diêm Bá Dự đặt mời các tân khách và liêu thuộc. Trong tiệc đủ mặt tài hoa anh tuấn, Vương tuy còn ít tuổi nhưng vì nổi tiếng văn chương nên cũng được mời.

Diêm Bá Dự muốn khoe tài con rể là Ngô Tử Chương nên đẫ bảo làm sẵn bài Đằng Vương Các Tự rồi lại lấy đầu đề ấy yêu cầu các tân khách làm trước. Các tân khách đều nể Diễm Công, không ai dám làm. Diêm giận tái mặt nhưng không tiện nói ra, bèn cho người đến đứng bên Vương đợi được câu nào phải báo luôn cho biết. Khi thấy câu mở đầu, Diêm Công đã nguôi giận, kịp nghe đến câu:

Ráng trôi với cò lẻ cùng bay
Thu thuỷ hợp trời xa một sắc

thì Diêm Công thú quá, khen thực là thiên tài.

Vương viết xong,tân khách xúm lại xem, ai nấy đều lắc lư đầu cùng bái phục. Ngô Tử Chương thấy thế xấu hổ không dám đưa bài mình ra.

Năm 14 tuổi Vương gặp quan Thái thường Lưu Tường Đạo tuần hành quan nội, bèn dâng thơ bày tỏ chí mình. Tường Đạo xem rất lấy làm kinh ngạc và đã dâng lên vua Cao Tông (650-683). Vua cho triệu Vương vào điện thí đối sách, được liệt vào hạng cao đệ, làm chức Triều tán lang. Thường dâng lên những bài tụng đều được ban khen, rồi từ đấy tiếng tăm lừng lẫy.

Bái vương nghe danh liền mời về phủ làm chức Tu soạn. Lúc ở Vương phủ, viết bài Bình Đài Yếu Lược được Bái vương rất trọng. Thời ấy, các vương công nhàn hạ hay bày ra trò chơi chọi gà để ăn thua. Vương thiếu niên khách khí lại cậy có Bái vương yêu mến mới viết đùa một bài hịch gọi là hịch Anh Vương Kê Văn. Không ngờ có người đưa bài hịch ấy tâu với vua Cao Tông. Vua giận lắm cho là khinh nhờn thân vương liền giáng ra làm quan uý ở Kiến Nam thuộc tỉnh Tứ Xuyên.

Đến đất Thục, nhân lên chơi núi Cát Hội, Vương ngậm ngùi nghĩ đến sự nghiệp của Gia Cát Vũ Hầu, bèn làm mấy bài thơ cảm tác. Khi ở đấy lại xảy ra một chuyện suýt nguy đến tính mạng. Nguyên có tên Tào Đạt là người nhà viên Tham mưu, bị tội trốn vào dinh Vuơng để nhờ che chở. Vương thương tình cho ở, sau aowj mang tiếng lại ngầm đưa giết đi. Việc phát giác, Vương bị khép vào tử tội, may gặp kỳ đại xá nên mới được phóng thích.

Năm 28n tuổi sang Giao Chỉ thăm cha, Vương Bột bị đắm thuyền chết đuối ở biển Nam Hải.

Cao Đình Lễ, thi nhân đời Minh nói: Văn chương Tử An, ý cao xa lời hoa diễm, đủ mọi vẻ đấu mỹ tranh kỳ, thi nhân đời sau không thể bì kịp.

Tác phẩm:

Thi văn tập (16 quyển)
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

comet

hic!6 ông cơ mà. dù sao cũng cảm ơn Hongha nhìu nhìu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Xin gửi 2 bài thơ của Lý Kiều, thời Sơ Đường.
Trong Mục thơ Trung quốc chưa có tác già này, nếu thấy được, đề nghị Admin mở mục tác giả mới.

Lý Kiều 李嶠
Giới thiệu tác giả:

Lý Kiều 李嶠(644 - 713), người Triệu Châu, Tán Hoàng (nay thuộc tỉnh Hà Bắc). Tiến sĩ thời Đường Cao Tông. Làm đến chức Trung thư lệnh qua các triều Cao Tông, Võ Hậu, Trung Tông.
Được phong Triệu quốc công, là một nhà thơ nổi tiếng đương thời, làm rất nhiều thơ qua các đề tài: mưa, gió, trăng, sương; còn thiếu ý nghĩa tích cực của xã hội.

李嶠
中秋月
圓魄上寒空
皆言四海同
安知千里外
不有雨兼風

Lý Kiều
Trung thu nguyệt
Viên phách thướng hàn không,
Giai ngôn tứ hải đồng.
An tri thiên lý ngoại,
Bất hữu vũ kiêm phong.

Dịch nghĩa:
Trăng rằm tháng Tám
Trăng tròn dần lên trên trời lạnh,
Ai cũng bảo ánh trăng soi khắp mọi miền.
Biết đâu nơi xa xôi ngoài nghìn dặm,
Lại có nơi đang chịu cảnh gió táp mưa sa.

Dịch thơ:
Trần Thế Hào dịch
Trăng lạnh giữa trời trong
Sáng soi khắp muôn nhà
Biết đâu nơi nghìn dặm
Bão táp lẫn mưa sa
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Lý Kiều
李嶠


解落三秋葉
能開二月花
過江千尺浪
入竹萬竿斜

Phiên âm:
Phong
Giải lạc tam thu diệp,
Năng khai nhị nguyệt hoa,
Quá giang thiên xích lãng,
Nhập trúc vạn can tà.

Dịch nghĩa:
Gió
Thổi rụng lá ba tháng mùa thu,
Làm hoa tháng hai nở rộ.
Qua sông làm dậy sóng cao nghìn thước,
Vào trúc xô đổ hàng vạn cây.

Dịch thơ:
Lê Xuân Khải dịch:
Thổi rụng lá thu sang,
Tháng hai hoa nở bừng.
Qua sông nghìn thước sóng,
Vào trúc vạn cây nghiêng.

Nguyễn Hà dịch:
Thổi rụng ba mùa lá
Nở bừng hai tháng hoa
Vỡ sông nghìn thước sóng
Xô trúc vạn cây tà.

Trần Thế Hào dịch:
Lá tàn mấy tháng thu
Hoa nở ngày xuân đến
Ngàn thước sóng lô nhô
Trúc nghiêng cành lật bến

Hà Như
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Sơn

Hà Như đã viết:
Lý Kiều
李嶠


解落三秋葉
能開二月花
過江千尺浪
入竹萬竿斜

Phiên âm:
Phong
Giải lạc tam thu diệp,
Năng khai nhị nguyệt hoa,
Quá giang thiên xích lãng,
Nhập trúc vạn can tà.

Dịch nghĩa:
Gió
Thổi rụng lá ba tháng mùa thu,
Làm hoa tháng hai nở rộ.
Qua sông làm dậy sóng cao nghìn thước,
Vào trúc xô đổ hàng vạn cây.

Dịch thơ:
Lê Xuân Khải dịch:
Thổi rụng lá thu sang,
Tháng hai hoa nở bừng.
Qua sông nghìn thước sóng,
Vào trúc vạn cây nghiêng.

Nguyễn Hà dịch:
Thổi rụng ba mùa lá
Nở bừng hai tháng hoa
Vỡ sông nghìn thước sóng
Xô trúc vạn cây tà.

Trần Thế Hào dịch:
Lá tàn mấy tháng thu
Hoa nở ngày xuân đến
Ngàn thước sóng lô nhô
Trúc nghiêng cành lật bến

Hà Như
Chợt thấy tâm đắc với bài thơ nên mạnh dạn gửi bài:

GIÓ

Gỡ lá ba tháng mùa Thu
Chở men bừng nở bất ngờ hoa Xuân
Tạo ngàn ngọn sóng trên sông
Đè nghiêng rừng trúc bềnh bồng cùng Phong
30/10/2012

Hoa Sơn
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm. Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.
14.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Xin bổ sung bài Thiếu niên hành của Thôi Quốc Phụ, đời Đường chưa có trong Thi viện.
Vì không rõ năm sinh, nên xin cứ để đại trong Sơ Đường ??? này vậy.
(Tiến sĩ Khai Nguyên thứ 14 Huyền Tông, có thể ở thời Thịnh Đường)
Đó là Cụ Thôi Quốc Phụ.
Giới thiệu tác giả:
Thôi Quốc Phụ 崔國輔(năm sinh mất không rõ), người San Âm (nay thuộc Thiệu Hưng, Chiết Giang) có thuyết cho là người Ngô Quận. Tiến sĩ Khai Nguyên thứ 14 Huyền Tông, làm quan lệnh Hứa Xương, rồi học sĩ Viện tập hiền, sau là Thị lang bộ lễ. Nhân vướng mắc, bị biếm làm Tư mã Tấn Lăng. Ông có nhiều thơ về đề tài: Ly biệt, hoài cổ, tình yêu, cnảh vật.

崔國輔

少年行
遺卻珊瑚鞭
白馬驕不行
章台折楊柳
春日路傍情

Thôi Quốc Phụ
Thiếu niên hành
Di khước san hô tiên,
Bạch mã kiêu bất hành.
Chương đài chiết dương liễu,
Xuân nhật lộ bàng tình.


Bài ca tuổi trẻ
Bỏ quên roi san hô
Ngựa trắng bướng bỉnh không chịu đi.
Bẻ cành liễu Chương đài,
Chút tình tứ bên đường mùa xuân.

Chú thích:
San hô: roi làm bằng cành san hô, vật biểu hiện của người sang trọng
Chương đài: liễu Chương đài. Hàn Hủ đời Đường lấy người kỹ nữ là Liễu Thi,
đi làm quan nơi xa để Thi ở lại đường Chương đài ở Trường An, có bài thơ gửi về có câu: “Chương đài liễu, Chương đài liễu; Tích nhật thanh thanh, kim tại phủ?“. Cuối đời Thiên Bảo, Liễu Thi bị tướng Phiên cướp mất sau Hốt Tuấn cướp lại được trả lại cho Hàn Hủ.

Dịch thơ
1.Trần Trọng Kim dịch
Roi san hô đã buông lơi,
Xoay quanh ngựa trắng dục hoài không đi.
Chương đài cành liễu đấy kia,
Ngày xuân mong được chút chi dọc đường.

2.Nguyễn Hà dịch
Roi san hô buông lơi,
Uể oải võ ngựa trắng.
Thì bẻ liễu Chương đài,
Đường xuân tình lãng đãng…


3
Lê Xuân Khải dịch
Roi san hô quên mang,
Không đi ngựa trắng ngang.
Chương đài bẻ dương liễu,
Chút tình xuân bên đàng

Hà Như sưu tầm
.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (7 bài viết)
[1]