Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [90] [91] [92] [93] [94] [95] [96] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

cỏ hoang đã viết:

Qua nghiên cứu, chúng ta thấy, cái nghèo, cái lạc hậu, cái dốt nát của người Việt chủ yếu là vì người Việt không có đức tính sống trong sự thật, đối mặt với sự thật.
Sau bảy năm kiên trì đấu tranh, người dân Hàn Quốc đã buộc (nhà độc tài) Chun Doo Hwan phải chấp nhận sửa đổi hiến pháp và chế độ bầu cử, bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận; thả tù nhân chính trị và cam kết, đến tháng 2-1988, khi kết thúc nhiệm kỳ sẽ trao lại quyền lực cho vị tổng thống dân sự được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp. Người dân Seoul đổ xuống đường ăn mừng. Báo Tuổi Trẻ ngày 7-7-1987 gọi đây là “thắng lợi của sức mạnh quần chúng”. (Huy Đức, Bên Thắng Cuộc II, tr 78-79.)
.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhiều giáo viên bị 'muối mặt' sau cuộc kiểm tra chất lượng



Cuộc thi kiểm tra chất lượng giáo viên được diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước theo chính sách của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (bộ GD&ĐT) để tìm hiểu về chất lượng giáo viên trong toàn ngành. Và kết quả của nó khiến nhiều người sững sờ...  

http://xmedia.nguoiduatin.vn/2013/04/18/18a99973341806bba476b517e82f99fa-1.jpg
Các giáo viên khối tiểu học dự thi môn Toán.



Giáo viên bị "muối mặt"!?
Bên cạnh đó, đề kiểm tra chất lượng giáo viên cũng khiến nhiều giáo viên phân vân. Và đội ngũ chấm thi là ai, có đủ khả năng để chấm bài thi của giáo viên hay không. "Tôi không rõ đề kiểm tra này do ai soạn ra, dựa vào nguyên tắc gì để ra đề. Bởi thông thường mỗi người được giao dạy ở một hoặc hai khối nhất định. Vậy mà Sở cho tất cả giáo viên của cả khối lớp 10,11,12 thi chung một đề. Khối kiến thức quá rộng khiến giáo viên "bơi" như thế nào, cũng không biết ôn thi ra sao. Nếu đề thi vào khối đang dạy thì giáo viên đó được điểm cao, không may rơi vào chương trình mình không dạy thì đặt dưới mức trung bình là chắc”, cô giáo Nguyễn Thị Bình dạy ở một trường thuộc huyện Quế Võ, Bắc Ninh chia sẻ.

Một giáo viên (xin được giấu tên) của trường THPT Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) cũng vô cùng bất bình. "Đúng là theo quy định thì giáo viên của khối THPT đều có thể dạy được cả ba khối 10, 11, 12. Thế nhưng khi đi dạy thì giáo viên luôn có sự hỗ trợ của sách giáo khoa, và có thời gian để soạn giáo án trước khi lên dạy. Còn việc đột xuất kiểm tra kiến thức của cả ba khối thì ít có giáo viên nào nhớ được hết, nhất là với bộ môn lịch sử của chúng tôi. Tôi không thể nhớ cụ thể  chi tiết của từng trận đánh, giết được bao nhiêu người, ở địa điểm nào...".  Thầy giáo này cũng cho rằng nếu coi đây là cuộc kiểm tra kiến thức của giáo viên để từ đó vạch ra các chiến lược giáo dục thì kết quả của nó chưa cao. Không thể qua một bài thi mà đánh giá được chất lượng, kiến thức của giáo viên.

Thêm vào nữa, dù các sở GD&ĐT đều cho rằng kết quả thi chỉ là những con số, không hơn không kém, không có giá trị để đánh giá khả năng truyền đạt, kiến thức chuyên môn, thế nhưng mỗi khi cuộc thi đến các giáo viên đều đau đầu. Bởi hệ lụy của nó khiến nhiều người "muối mặt". Một giáo viên của trường THPT Ngô Gia Tự, Từ Sơn, Bắc Ninh cho hay nhiều người từng là gạo cội của trường, từng tự hào về kiến thức của mình, vậy mà sau cuộc kiểm tra kiến thức không dám nhìn mặt mọi người.

Bởi lẽ kết quả của cô giáo này dưới mức trung bình, chỉ bằng điểm số của những giáo viên vừa mới ra trường. Trong các trường thường diễn ra tình trạng ì xèo giữa các giáo viên. Thậm chí học sinh không còn tin tưởng vào kiến thức của giáo viên đang giảng dạy. Chính điều này khiến nhiều giáo viên cho rằng cuộc khảo sát chất lượng không những chưa đạt được kết quả như nó mong muốn mà còn nảy sinh ra những điều tiếng không đáng có hậu cuộc kiểm tra.

Phải trau dồi chuyên môn
Phó Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Thị Hương Trang cho PV báo ĐS&PL biết: Cuộc thi sẽ giúp cho ngành GD&ĐT khảo sát, đánh giá đúng mức chất lượng thực chất của đội ngũ giáo viên toàn ngành, từ đó có các giải pháp kịp thời trong đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ vì mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục đề ra. Kết quả của cuộc khảo sát này không ảnh hưởng đến sự đánh giá chất lượng giáo viên đó ở nơi đang công tác. Không ảnh hưởng đến việc xét duyệt khen thưởng kỷ luật, điều chuyển công tác.

Khi được hỏi đánh giá về tác dụng của kỳ thi này, bà Hương cho rằng qua bài kiểm tra này không thể đánh giá chất lượng dạy học của giáo viên. Chất lượng của giáo viên phải dựa vào kết quả của học sinh, kết quả kiểm tra khi dạy trên lớp, kết quả qua thanh kiểm tra định kỳ. Tuy nhiên bà cũng cho rằng nó có tác dụng nhất định khiến những giáo viên đạt dưới điểm trung bình ngại với đồng nghiệp, từ đó phải trau dồi kiến thức nhiều hơn nữa. Bà cũng cho rằng năm tới sở GD&ĐT Bắc Ninh vẫn sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra chất lượng giáo viên.

THÀNH HUẾ  (Báo Người đưa tin)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

SỰ TRĂN TRỞ CỦA MỘT KẺ LƯỜI BIẾNG

Những con số thống kê:
Lượt xem: 346.936
Ngón cái lên: 8177
Ngón cái xuống: 691
Tổng số nhận xét: 11.893
Số người kéo về rồi "post" lại kéo đến trang thứ 3 của Youtube
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Một bài báo từ 100 năm trước vẫn mới nguyên cho đến tận bây giờ. Hoá ra người VN đi loanh quanh một hồi rồi lại...

THÓI TRẢ NỢ MIỆNG http://tannamtu.com/a/news?t=74&id=1008547
*Nguyễn Văn Vĩnh*

Ở chốn dân thôn, các thói xấu nên hổ thẹn nhất, nên lên án và bài trừ, là thói coi ăn uống là việc quan trọng hàng đầu trong quan hệ xã hội. Việc hiếu nghĩa mà không có mâm to bình lớn, ăn uống thỏa thuê thì bất thành hiếu nghĩa. Gia đình nếu không may có ông bà, cha mẹ nằm xuống, nỗi lo lắng nhất là làm sao đủ lợn, gà, rượu, gạo, để thết đãi các chức sắc và dân làng. Hàng mấy chục người quần quật, tíu tít vào việc này, đến nỗi lòng thương nhớ người chết cũng bị chìm đi trước nỗi lo đãi người sống. Mà không lo sao được? Nghe hơi có người chết đám Tổng Lý kỳ cựu đã chuẩn bị mồm chờ ăn, chờ uống gân cổ cười nói, bẹp tai hút sách. Thiếu một chút là dài mồm dè bửu, coi là bất hiếu. Tốn phí vô cùng, chỉ mấy ngày mấy chục vị chức sắc ưa thích và bảo vệ, nhân dân trong lòng đâu có muốn đến mức ấy, nhưng không ăn ai dám tự ý làm khác.

Cũng chỉ vì, khi còn sống, ai cũng đã từng ăn uống như thế ở nhà khác, nay chết đi, con cháu phải tổ chức ăn uống  để trả nợ miệng cho người chết. Hàng nghìn đời trả nợ miệng như thế, nước ta vẫn đắm mình trong nghèo khó, lạc hậu. Nếu cả nước đồng lòng, đem công sức của cải góp phần lo trả nợ nước thì văn minh, khoa học sẽ đến với chúng ta. Thói ăn uống hủ bại như trên đúng là miếng ăn là miếng nhục. ( Đông dương tạp chí số 10 – 1913).
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Loạt bài về thói xấu của chúng ta. Có người bảo "hay ho gì vạch áo cho người xem lưng", nhưng mà khổ là có áo đâu để vạch, lưng trần mà! Có người lại bảo "sao lại tự nói xấu mình", nhưng mà khổ có nói xấu đâu, nói thật đấy chứ!

Muối mặt mỗi khi đi Tây ăn buffet http://vietnamnet.vn/vn/d...khi-di-tay-an-buffet.html
Muối mặt với những biển báo chỉ dành cho người Việt http://vietnamnet.vn/vn/d...-danh-cho-nguoi-viet.html
Nói cười hô hố... chỉ có thể là người Việt! http://vietnamnet.vn/vn/d...o-the-la-nguoi-viet-.html
Xấu hổ vì trí thức Việt cũng "tham ăn tục uống" http://vietnamnet.vn/vn/d...g--tham-an-tuc-uong-.html
Thói hư tật xấu của người Việt... ra nước ngoài bị khinh lắm http://vietnamnet.vn/vn/d...c-ngoai-bi-khinh-lam.html
Chỉ ở Việt Nam mới có kiểu bán hàng đuổi khách! http://vietnamnet.vn/vn/d...ban-hang-duoi-khach-.html
Nhục nhã khi nhà hàng Việt từ chối phục vụ người Việt http://vietnamnet.vn/vn/d...i-phuc-vu-nguoi-viet.html
"Người Việt ý thức kém, không phục vụ là phải!" http://vietnamnet.vn/vn/d...ng-phuc-vu-la-phai--.html
'Kỳ thị' người Việt: Có phải vô cớ? http://vietnamnet.vn/vn/c...viet--co-phai-vo-co-.html
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Mặc dù NV phơi bầy bao thói hư tật xấu nhưng đại đa số không cho đó là xấu cần phải sửa đổi. Ai có thiện tâm bàn đến, phê phán thói xấu lại bị gán ngay cho là người xấu, là người hẹp hòi, nhỏ nhen,  đố kỵ, toàn thấy mặt tối của người khác, của dân Việt...Cứ thế truyền từ đời này sang đời khác, cái xấu mặc nhiên được duy trì và phát triển một cách hồn nhiên. Thật đáng buồn thay !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

GS Nguyễn Minh Thuyết: “Nhận thức quá thô sơ"



GS. Nguyễn Minh Thuyết nêu quan điểm: Đàn Xã Tắc là một di tích lịch sử rất hiếm cần được bảo vệ. Luật Di sản văn hóa không cho phép xâm phạm di tích. Hà Nội có thể xây cầu tạm để giải quyết ùn tắc, nhưng về lâu dài không thể xây dựng cầu vĩnh viễn trên khu di tích này.

Tiếp tục thực hiện công trình cầu vượt cho đúng tiến độ hay Hà Nội phải điều chỉnh quy hoạch để bảo vệ Đàn Xã Tắc? Quyết định không ít khó khăn này của Hà Nội đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận trong thời gian qua.

Đáng chú ý ngày 22/4, Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội đã gửi “tâm thư” với tiêu đề “Xã Đàn tắc… tắc Xã Đàn” tới UBND TP Hà Nội “thể hiện mong muốn” các cơ quan có thẩm quyền “chỉ đạo quyết liệt” xây dựng cầu vượt Xã Đàn hoàn thành đúng tiến độ, để thủ đô có “con đường hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân”.

Hiệp hội này cho rằng “Đàn Xã Tắc có thể là phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy, nhưng cho rằng đây là khu tâm linh trời và đất của đất nước ta là ngộ nhận. Tâm linh là ở trong tâm thức của con người, khu vực Đàn Xã Tắc không thể coi là văn hóa tâm linh của người Việt. Bởi lẽ khu vực này đã biến mất mà không ai đoái hoài, ghi nhớ…”.

Ngay sau khi bức “tâm thư” được phát đi, chiều tối 22/4, phóng viên báo điện tử Infonet đã trao đổi với GS. Nguyễn Minh Thuyết, ĐB Quốc hội khoá XI, XII, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.

http://infonet.vn/Uploaded/trongan/2013_04_22/Anh_GS_Nguyen_Minh_Thuyet_1.jpg
GS Nguyễn Minh Thuyết



GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: Quan niệm “Xóa đi Đàn Xã Tắc là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân. Khôi phục, tôn thờ Đàn Xã Tắc quá mức là phản cảm với khu di tích Gò Đống Đa cách đó chưa đầy 1 km” thể hiện nhận thức quá thô sơ về văn hóa và lịch sử.

Đàn Xã Tắc không phải là “phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy” mà là công trình lao động của cha ông, là dấu tích một sinh hoạt văn hóa của người Việt xưa”. Bảo vệ khu vực Đàn Xã Tắc “không phải là nhu cầu tâm linh mà là yêu cầu của pháp luật”.

“Đối với những di tích đã được công nhận hoặc tuy chưa làm thủ tục công nhận nhưng hội đủ tiêu chí của di sản văn hóa, Luật Di sản văn hóa đã quy định trách nhiệm bảo vệ cả phần lõi của di tích và khu vực xung quanh. Đến công trình Nhà Quốc hội còn phải điều chỉnh vị trí khi phát hiện di tích hoàng thành Thăng Long ở nơi đang đào móng thì không công trình nào có thể xâm phạm khu vực bảo vệ của di tích lịch sử”.

“Trong phát triển đô thị, bài toán cân đối lợi ích giữa bảo tồn và phát triển là bài toán rất căn bản. UBND TP Hà Nội cần tính toán thật kỹ vẫn đề này. Không thể xây cầu vượt vĩnh viễn tại đây mà nên điều chỉnh lại quy hoạch công trình giao thông để bảo vệ di tích Đàn Xã Tắc"

Để giải quyết ùn tắc giao thông, theo GS. Nguyễn Minh Thuyết: "Trong khi di tích còn nằm dưới lòng đất, chưa khôi phục lộ thiên, có thể xây một chiếc cầu tạm, khi nào khai quật xong di tích Đàn Xã Tắc sẽ phá cầu đi. Nhưng trước khi làm phải tính toán kĩ để tránh lãng phí.” – GS. Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh.  

“Về phía mình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần khẩn trương xác định khu vực cần bảo vệ và xây dựng kế hoạch, lộ trình khôi phục di tích này để TP Hà Nội có căn cứ điều chỉnh phương án làm đường giao thông. Đồng thời, Bộ cũng cần khẩn trương học hỏi kinh nghiệm quốc tế và chuẩn bị đầy đủ tài lực, vật lực thực hiện kế hoạch, lộ trình khôi phục di tích,  không để treo quá lâu kế hoach này”.

NGUYỄN DŨNG ghi
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

G.S. Tương Lai http://giaoxutanloc.net/uploads/news/2013_03/gs-tuong-lai.jpg
ĐẤT, KHÁT VỌNG VÀ NGHỊCH LÝ
http://www.viet-studies.info/kinhte/TuongLai_DatKhatVongNghichLy.htm

Khát vọng của ai? Khát vọng của người nông dân, và vì vậy cũng là khát vọng của cả dân tộc từng dựng nước, mở nước trên một bán đảo của miền nhiệt đới gió mùa với nghề trồng lúa. "Cấy cày vốn nghiệp nông gia"[ca dao], những người "côi cút làm ăn toan lo nghèo khó...Chỉ biết ruộng trâu, ở theo làng họ. [Nguyễn Đình Chiểu. "Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc"]. Nông gia, nông dân cũng là dân tộc đấy thôi. Liệu có người Việt nào không có gốc gác từ làng quê hoặc có mối liên hệ giây mơ rễ má với cái lũy tre làng quen thuộc? “ Trên đồng cạn, dưới đồng sâu, Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa” là hình ảnh tiêu biểu của khung cảnh xã hội Việt Nam trong hệ văn minh lúa nước vùng nhiệt đới.

Tự bao đời “côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó, việc cuốc việc cày việc bừa việc cấy, tay vốn quen làm” [Nguyễn Đình Chiểu], người nông dân gắn bó với đất, cái quý nhất đối với họ và cũng là khát vọng bao đời của họ. Cho dù chính “cái nghiệp nông gia” gắn với “đất”, tư liệu sản xuất cơ bản nhất ấy cùng với lối tư duy tiểu nông "con trâu đi trước, cái cày theo sau" ấy là nguồn cơn của sự lạc hậu triền miên như bước chân trâu ì ạch trên ruộng bùn, nền sản xuất xã hội không sao chuyển nổi sang kinh tế hàng hóa. Nhưng cũng vì thế, mảnh đất ấy là vốn quý, đời cha để lại cho đời con, đời cháu. Con cháu đẻ thêm ra ngày một nhiều nhưng đất thì không sinh sôi nảy nở! “Tấc đất tấc vàng” là bảo vật cha truyền con nối.

Tiến trình dựng nước, từ miền trung du tiến về vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã cũng là để mở đất. Mở đất cũng có nghĩa là “mở nước”. Tiến trình “mở nước” về phía nam cũng là sức lao động của người nông dân “mở cõi” bằng những nhát cuốc, đường cày, khai hoang thục hóa, thau chua rửa mặn để có những cánh đồng màu mỡ hôm nay. Ấy vậy mà, lối tư duy tiểu nông lại được biến thái và thăng hoa trong chủ nghĩa giáo điều, duy ý chí khước từ kinh tế thị trường đã làm chậm bước tiến của lịch sử khiến cho trong sự ổn định trì trệ kéo dài này, cái cày chìa vôi từ đời Lý vẫn còn hiện diện cùng với máy cày, máy gặt đập trên cánh đồng Việt Nam thế kỷ XXI :

                             “Dưới đồng ông lão đi bừa,
                                           Hệt như cụ cố ngày xưa đi cày  [Ca dao mới]

Đây là hình ảnh vừa xót xa vừa giục giã những quyết sách ở tầm vĩ mô phải đưa ra được những kiến giải thông minh mang tính đột phá khi mà lịch sử chưa bao giờ và không bao giờ thong dong đi trên con đường phẳng phiu, mà luôn "vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh". Lịch sử là một sự vận động trong thế tương quan giữa nhiều lực nhằm tìm ra một hợp lực, vạch ra con đường đi của nó. Ngày từ đầu, và cho đến bây giờ và mãi mãi, những hợp lực ấy vẫn do các cá nhân hiện thực tạo ra song vẫn không là phụ thuộc vào cá nhân họ. Cái hợp lực tạo ra sức mạnh của một dân tộc, viết nên những trang hào hùng của lịch sử dân tộc, chính là quần chúng nhân dân : những người theo mệnh lệnh của trái tim đã có mặt đúng lúc, đúng thời điểm cần có họ. "Người lên như nước vỡ bờ. Nước Việt Nam từ trong máu lửa. Rũ bùn, đứng dậy, sáng lòa"[ Nguyễn Đình Thi]. Ngày 30 tháng Tư năm 1975 là một minh chứng sống động cho điều vừa nói đồng thời cũng là mở đầu cho một nghịch lý mà vào cái buổi người nông dân " việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm " nhưng theo mệnh lệnh của trái tim yêu nước đã "đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không" [Nguyễn Đình Chiểu] để rồi không sao hình dung nổi sự thể lại xoay ra phải đi khiếu kiện để đòi lại đất!

Tiếp theo những biến động dồn dập của CMT8, của các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc và bành trướng, không ai khác mà chính nông dân là đội quân chủ lực “đạp quân thù xuống đất đen, súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Ấy thế mà rồi, xem ra sau khi " súng gươm vứt bỏ " người nông dân lại không "hiền như xưa" nữa rồi! Thì đấy, hãy cứ nhìn lại một đoạn rất vắn của lịch sử đất nươc trong vòng hai thập niên qua, từ sự kiện Thái Bình năm 1997 đến sự kiện Tiên Lãng 2012 đủ để hiểu được những gì cần phải đặt ra một cách thật nghiêm cẩn trong tư duy cũng như trong sách lược, chiến lược và trong những ứng xử ở tầm quốc gia.

Có lẽ trước khi sự kiện Thái Bình bùng nổ, ít ai nghĩ rằng tại nơi đây, quê hương của lá cờ đầu sản xuất nông nghiệp “chị Hai năm tấn quê ở Thái bình”, nơi đây cũng là lá cờ đầu của “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” trong kháng chiến, lá cờ đầu của hầu hết các hoạt động, từ sản xuất đến văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng đời sống mới… Thái Bình tự hào về người quê mình từng có mặt tại những điểm hẹn của lịch sử: bắt sống tướng Đờ Cát tại Điện Biên Phủ tháng 7 năm 1954, cắm cờ trên Dinh Độc lập vào trưa ngày 30/4/1975, cũng là người Việt Nam “chân dép lốp mà bay vào vũ trụ”…

Ấy thế rồi những ngày cuối cùng của tháng 6 năm 1997 có tới 5 trên 7 huyện và thị của tỉnh gồm xã Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Ðông Hưng, Thái Thụy có khiếu kiện tập thể của bà con nông dân về những vấn đề dân chủ và công bằng xã hội trong nông thôn. Không được tiếp nhận và giải quyết thỏa đáng, những sự biến xảy ra dồn dập hơn, mãnh liệt hơn, và có chiều hướng bạo lực từ cả hai phía: chính quyền và dân. Và rồi, sự xuất hiện của cảnh sát cơ động đã đặt các cuộc biểu tình ôn hòa và hợp thức vào tình thế bế tắc. Xu hướng bạo lực ngày càng gia tăng. Sự kiềm chế và tính tổ chức ở những người biểu tình càng giảm sút thì các sự biến xã hội càng khó kiểm soát. Một cuộc khủng hoảng chính trị xã hội thực sự trong nhiều xã và huyện của nông thôn Thái Bình đã bùng nổ. Mười lăm năm sau, tiếng súng tuyệt vọng của gia đinh họ Đoàn ở xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng là một biến tấu mang tinh logic của quy luật lịch sử nếu có một cái nhìn thấu dáo, khách quan và đầy tính trách nhiệm về đất đai và những nghịch lý đang diễn ra.

Còn nhớ vào dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho gọi đến báo cáo về cuộc nghiên cứu xã hội học về “Sự kiện Thái Bình”, khi nghe tôi nói … “vấn đề dân cày” mà Qua Ninh và Vân Đình [bút danh của Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp] đặt ra những năm 40 dường như vẫn còn những dấu tích nguyên vẹn cho dù những biến tấu của chúng thì phức tạp hơn rất nhiều. Nhưng dù phức tạp thế nào thì cái cốt lõi vẫn là chuyện đất đai”, ông tỏ ra đặc biệt quan tâm : “ Thế anh cũng có đọc cuốn sách ấy à, nhưng đấy là chuyện trước Cách mạng Tháng Tám, anh nói rõ chuyện hôm nay đang như thế nào”.

“Vâng ạ, đúng là  cuốn sách “Vấn đề dân cày” ra đời trước CMT8, tôi thưa, "cứ tưởng với thắng lợi của CMT8, của hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc, rồi cuộc chiến tranh biên giới chống lại bọn bành trướng xâm lược mà nông dân là đội quân chủ lực làm nên mọi chiến thắng vẻ vang ấy, thì rồi vấn đề nông dân sẽ được đặt ra trên một bình diện mới của chiến lược phát triển đất nước tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Thế nhưng, thật là đáng tiếc, vấn đề nông dân đi liền với nông thôn và nông nghiệp của nước ta đã chưa được giải quyết đúng".

Để khỏi phải nói dài khi biết rằng thời gian của Đại tướng dành cho buổi gặp này không thể nhiều được, tôi dẫn ra nhận định sâu sắc của Từ Chi, nhà dân tộc học đáng kính được dùng làm điểm tựa cho sự phân tích về “sự kiện Thái bình”: "Làng là tế bào của xã hội Việt Nam. Xã hội Việt Nam là sản phẩm của tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người dân Việt trồng trọt. Hiểu được làng Việt là có trong tay cơ sở tối thiểu và cần thiết để tiến lên hiểu xã hội Việt nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung trong sự năng động lịch sử của nó, trong ứng xử cộng đồng và tâm lý tập thể của nó, trong các biểu hiện văn hóa của nó, cả trong những phản ứng của nó trước những hình thái mà lịch sử đương đại đặt vào nó".

Nói một cách nghiêm cẩn thì chúng ta đã ứng xử không đúng đối với vấn đề có ý nghĩa cực kỳ lớn này để rồi phải gánh chịu“những phản ứng của nó trước những hình thái mà lịch sử đương đại đặt vào nó".“Sự kiện Thái Bình 1997” và sau đó 15 năn, "Sự kiện Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng 2012" là minh chứng hiển nhiên cho điều này. Thật ra, sự kiện Đoàn Văn Vươn xảy ra sau 15 năm, được công luận lập tức lên tiếng là nhờ có sự phát triển vượt bực của công nghệ thông tin và mạnh internet khiến người ta cố tình bưng bít cũng không bưng bít nổi. Sự kiện Thái Bình trước đó 15 năm, nếu xét về quy mô thì lớn hơn rất nhiều nhưng "nghệ thuật ém nhẹm" điêu luyện đã khiến cho nó chóng chìm vào quên lãng. Đừng quên rằng, vào lúc ấy, đã có 5 trong số 7 huyện có khiếu kiện đông người và xảy ra xung đột mà sau ngôi nhà của cán bộ xã An Ninh huyện Quỳnh Phụ bị nông dân xã này đốt cháy lúc nửa đêm nói lên tính bạo liệt của sự xung đột đó. Quên lãng là một cách nói, chứ thực ra, cội nguồn của sự kiện, bản chất của mâu thuẫn giữa vấn đề sở hữu đất đai với hệ ý thức về sở hữu toàn dân và cách quản lý đất đai tùy tiện nhằm dung túng cho lợi ích của nhà cầm quyền tác oai, tác phúc, thì người nông dân không hề quên.
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Mà quên làm sao được khi "đêm đêm rì rầm trong tiếng đất. Những buổi ngày xưa vọng nói về" [Nguyễn Đình Thi]. "Tiếng gọi của đât", khát vọng ngàn đời của người dân cày. Tiếng gọi đó giằng co quyết liệt với "lực hút của đất" đủ sức làm chuyện “chết đuối người trên cạn mà chơi”![Nguyễn Gia Thiều] Chỉ có điều, “dìm chết người trên cạn” tại Tiên Lãng trước tết Nhâm Thìn dạo nọ hay tại Thái Bình năm 1997…không phải do “: trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán” mà do tham nhũng đất đai, nguồn tham nhũng béo bở, quá dễ dàng khi quyền đã nắm trong tay, nhân danh sở hữu toàn dân "quy hoạch" rồi "giải tỏa, đền bù" thì quá gọn! Mà trò đời, “quyền” đi liền với “tiền”, “trong tay đã sẵn đồng tiền, dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì”[Nguyễn Du] !

Các đạo diễn bậc thầy của quy hoạch” để “chuyển đổi mục đích sử dụng” rồi “hoá giá”, rồi “đền bù, giải tỏa” được thực thi trong sự “đồng thuận” của cả “hệ thống quyền lực” một cách nhanh gọn và ngoạn mục mà một đại biểu Quốc hội trong phát biểu tại nơi diễn đàn tôn nghiêm này gọi là “siêu nhanh”. Ở đây cho thấy có cả một mạng lưới khép kín và tinh nhuệ của quy trình hoá giá “của chung ai khéo vẫy vùng làm riêng”. Chính sự "vẫy vùng" tái diễn cái nghịc lý bao đời “cướp ngày là quan” xưa kia đã diễn ra tại Tiên Lãng nhân danh pháp luật của “nhà nước địa phương” để thực hiện việc cưỡng chế tàn bạo và vi hiến, rồi người chỉ huy còn biểu dương đây là một cuộc “hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay…. có thể viết thành sách”. Chao ôi sách!

Nhân đây xin nhắc lại một nhận định vẫn nóng bỏng tính thời sự của Phạm Văn Đồng khi nghe báo cáo về cuộc Khảo sát Xã hội học về sự kiện Thái Bình, do người viết báo cáo trình bày. Ông đã không đồng tình khi người báo cáo giải thích rằng: “Ở đây không có chuyện địch ta, mà chỉ là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân”. Ông yêu cầu chỉnh lại: “Đây là mâu thuẫn giữa một bên là những người cầm quyền hư hỏng, thoái hóa biến chất đè nén, áp bức để dân không còn chịu được nữa, và bên kia là người dân phải vùng dậy đấu tranh. Phải phân tích như vậy mới tìm ra được giải pháp đúng”!

Rõ ràng là vấn đề dân cày và gắn liền với nó là khát vọng ngàn đời của họ sẽ được lý giải một cách suôn sẻ bằng những định hướng tốt đẹp và những chính sách vĩ mô đúng đắn, thế nhưng những cuộc khiếu kiện liên miên xoay quanh chuyện đất đai với những ngôn từ mới mẻ "quy hoạch, thu hồi, giải tỏa, đền bù"... xuất hiện cho, thấy còn quá nhiều vấn đề đặt ra.

Ai có thể ngờ cái cảnh "Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ,?ngọn đèn khuya leo lét trong lều; Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng cơn bóng xế dật dờ trước ngõ" cụ Đồ Chiểu miêu tả từ một thế kỷ trước nay lại có thể tái hiện với những biến tấu mới cực kỳ phức tạp sau chuyện "cưỡng chế, thu hồi" để thực hiện đúng quy hoạch của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa! Kỷ cương phép nước đương nhiên phải giữ vững. Nhưng sau những ngôn từ đẹp đẽ đó là lực hút của đất đang tạo ra những mối lợi quá lớn mà khó có một đầu tư kinh doanh sản xuất nào sánh kịp đã đẩy tới những thủ đoạn đen tối của các nhóm lợi ích.

Cứ ngỡ rằng, từ buổi "rũ bùn, đứng dậy, sáng lòa" [Nguyễn Đình Thi"] ấy, nông dân, người trĩu trên vai mình gánh nặng nhất của công cuộc dựng nước và giữ nước, sẽ có được sự đền bù xứng đáng với máu xương của cha anh họ, với sức lực của chính họ đã bỏ ra cứu nguy cho nền kinh tế đi vào khủng hoảng trầm trọng, khi mà công nghiệp, dịch vụ và đô thị đều rơi vào suy thoái, tăng trưởng âm. Chỉ bằng sự bền bỉ, nhẫn nại của nông dân mà nông nghiệp vẫn tăng trưởng, đưa lại những khởi sắc! Nhưng rồi, những thành quả của Đổi Mới, của công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa thì chỉ đến nỏ giọt với nông dân và nông thôn. Và không chỉ thế, hệ lụy trực tiếp đến với họ, oái oăm thay, từ quá trình nói trên là nhỡn tiền, mà gay gắt nhất là chuyện mất đất.  Ấy thế  mà, động đến vấn đề đất là động đến cái khát vọng ngàn đời của họ. Các cuộc khiếu kiện kéo dài triền miên có nguồn gốc từ khát vọng bao đời đó bị động chạm. Phản ứng dây chuyền của chuyện đất đai mà tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ là nhờ mạng lưới thông tin đại chúng với internet nối mạng toàn cầu.

Thế rồi, cuộc sống đang chứng kiến sức năng động xã hội đang từ âm ỉ đến bột phát. Những "bàn chân nổi giận" xuống đường trong các vụ khiếu kiện đang đặt ra những câu hỏi mới cho những ai quan tâm đến thế cuộc và vận mệnh đất nước. Để giải đáp thỏa đáng những câu hỏi ấy, tư duy của người có trách  nhiệm phải được chiếu rọi bởi một ánh sáng mới. Liệu cái ánh "sáng lòa" mà nhà thơ Nguyễn Đình Thi nói kia đã đủ làm sáng tỏ thời cuộc hay cần phải có thêm cái ánh sáng từ bộ óc lớn của Victor Hugo từng mở đường cho thời đại văn minh :

"Ánh sáng, Ánh sáng! Biết đâu đấy, những khối u minh dày đặc ấy lại không trở thành trong suốt. Những cuộc cách mạng chẳng phải là những cuộc thay hình đổi dạng là gì?... : "Hãy làm cho tư tưởng dậy lên như gió lốc. Cái đám quần chúng kia có thể trở nên phi thường, tuyệt vời. Ta hãy biết khai thác các đám cháy mênh mông những nguyên lý, những đạo đức đôi khi tóe lửa, chói lòa, rung động trong những giờ phút nào đó"? Từ nhận thức đó mà đại văn hào Pháp khuyến cáo : "Hãy nhìn qua  dân chúng, bạn sẽ tìm thấy chân lý"[*]! Liệu cái "chân lý" mà V. Hugo nói đến có phải là chân lý đang tiềm ẩn trong sự vận động của lịch sử đẩy tới tốc độ của dòng sông cuộc sống.

Rõ ràng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là một bước đi tất yếu của lịch sử để nông thôn và nông dân thoát khỏi thực trạng ì ạch "con trâu đi trước cái cày theo sau" với nền độc canh lúa trên những mảnh ruộng manh mún. Đô thị hóa cũng là một giải pháp góp vào việc chuyển đổi cơ cấu lao động và ngành nghề, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao trình độ cho người lao động nông thôn trước đây đang từng bước làm quen với những ngành nghề lao động mới. Thế nhưng, hiện đại hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa thế nào là cả một đại vấn đề trong một xã hội sản xuất nông nghiệp với tập quán "nông vi bản".

Phi nông bất ổn không là một nhận thức đã bị vượt qua, mà đang là một thách thức đối với cung cách tư duy đương đại. Nói đến nông nghiệp, nông dân thì vấn đề cốt lõi vẫn là vấn đề đất. Thế nhưng, nói đến công nghiệp, đến đô thị, dù có "hóa" kiểu nào, theo cách nào, nếu không có "đất", một nhân tố quyết định của "kết cấu hạ tầng" thì cũng chỉ là nói trên giấy.

Mà động đến "đất" cũng có nghĩa là động đến vấn đề gay cấn nhất, cam go nhất trong đời sống xã hội, một xã hội còn đến hơn 70% dân số găn bó với nông thôn. Vì vậy, đã quá muộn, song muộn còn hơn không, vấn đề nông dân liên quan đến quyền sở hữu đất - cái không thể sinh sôi nảy nở trong khi người thì cứ tăng mãi lên gắn liền với chuyện đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa phải đặt ra một cách nghiêm cẩn đúng tầm vóc của một quyết sách lớn, không chỉ liên quan đến định hướng phát triển đất nước, mà còn tác động lớn đến kết cấu hạ tầng tâm lý xã hội.

Trong dòng chảy lịch sử với những biến tấu nâng dần lên về lượng và chất của tâm trạng nông dân, chỉ tạm dừng lại ở cột mốc “Sự kiện Thái Bình 1997” mười lăm năm trước “Sự kiện Tiên Lãng 2012” và những gì đang tiếp diễn và lan rộng không dừng lại chỉ ở một vài điểm "nóng", để thấy cho ra "những phản ứng của làng quê trước những hình thái mà lịch sử đương đại đặt vào nó"! Chính ở đây đòi hỏi một tầm vóc tư duy mới vượt lên khỏi những lợi ích cục bộ và phiến diện có thể đẩy tới nhưng xung đột xã hội với những hậu quả khó lường!

Có thể nói dòng sông cuộc sống nói ở trên đang trải qua những bước gấp khúc, ở đó đang xuất hiện những đoạn “nước xoáy”! Tại đó, váng bẩn nổi lên nhiều và dạt vào bờ, con mắt trực quan rất dễ nhìn thấy. Nhưng, sức cuộn chảy từ bên dưới thì lại không dễ nhận ra! Vậy mà, những sục sôi trên bề mặt thật ra là do sức dồn nén trầm tích từ sức cuộn chảy bên dưới. Sức cuộn chảy  từ bê dưới ấy đang quyết định tốc độ của dòng chảy.

Phải có đôi mắt tỉnh táo nhìn cho ra những cái gì đang và cái gì sẽ xảy ra để có quyết sách đúng, nhất là không được để cho những quyết sách đó bị khúc xạ qua lăng kính của những nhóm lợi ích thao túng quyền lực. Những cái đang xảy ra ấy đúng là đang chuyển động từ tự phát sang tự giác về quyền của chính mình. Nếu quyền ấy bị tước đoạt một cách phi pháp nhân danh những gì to tát mang tính lừa mị sẽ không còn làm lóa mắt họ nữa, họ sẽ quyết liệt đấu tranh. Khi nhà đại văn hào Pháp đòi hỏi "Hãy làm cho tư tưởng dậy lên như gió lốc" phải chăng là lúc ông nghĩ đến "cái đám quần chúng kia có thể trở nên phi thường, tuyệt vời" một khi họ đã nhận ra được quyền của họ.

Với người nông dân Việt Nam, quyền ấy đã được trịnh trọng tuyên bố từ "Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9" khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quyền ấy được ghi trong Hiến Pháp. Với họ, vấn đề đất đai, khát vọng bao đời của họ đang đối diện với những nghịch lý cần phải được kiến giải một cách sòng phẳng và công khai. Đó là một đòi hỏi chính đáng mà cuộc sửa đổi Hiến pháp đang tiến hành phải đặt ra, và Luật đất đai nhằm giải quyết những nghịch lý về đất để đáp ứng khát vọng ngàn đời của người nông dân nên được thông qua sau khi có Hiến pháp mới tiếp thu đầy đủ trí tuệ của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Quá trình tiếp thư và sửa đổi Hiên Pháp, cùng với chuyện "đại sự" đó là lấy ý kiến về Luật đất đai mà người  cần được hỏi và được tỏ bày một cách công khai, minh bạch là người nông dân, chủ thể của ruộng đất, mảnh đất đã thấm đẫm mồ hôi và cả máu của cha anh họ. Và quá trình hỏi ý kiến, lắng nghe ý chí và nguyện vọng của người nông dân đồng thời cũng là quá trình nâng cao ý thức của người nông dân về quyền của họ, "quyền không ai được xâm phạm" mà Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dõng dạc tuyên bố với thế giới. Đấy cũng là quá trình mà đại văn hào Pháp chỉ ra "Hãy làm cho tư tưởng dậy lên như gió lốc".

Hội Nông dân, một hình thái của Xã hội Dân sự, sinh ra là để làm chuyện này. Nếu chưa làm thì đây là lúc nên làm. Làm để giải tỏa nghịch lý và đáp ứng khát vọng của người nông dân.




[*] Victor Hugo. "Những người khốn khổ". NXBVNTPHCM.1999, tr.358, 359



Tác giả gửi cho viet-studies ngày 2-5-13
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

cỏ hoang đã viết:
SỰ TRĂN TRỞ CỦA MỘT KẺ LƯỜI BIẾNG

Những con số thống kê:
Lượt xem: 346.936
Ngón cái lên: 8177
Ngón cái xuống: 691
Tổng số nhận xét: 11.893
Số người kéo về rồi "post" lại kéo đến trang thứ 3 của Youtube
Cỏ hoang ơi ! Trong những điều cậu bé này diễn thuyết có bao nhiêu % của người lớn chuẩn bị cho cậu ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [90] [91] [92] [93] [94] [95] [96] ... ›Trang sau »Trang cuối