Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [39] [40] [41] [42] [43] [44] [45] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tranh chấp Biển Đông: Cách thức để các quốc gia làm rõ các yêu sách vùng biển

Bài đăng trên Nghiên Cứu Biển Đông Thứ năm, 02 Tháng 8 2012 15:42

Nếu các quốc gia tranh chấp Biển Đông đưa ra các yêu sách biển tuân thủ nghiêm ngặt UNCLOS sẽ mở ra cơ hội cho các cuộc đàm phán giữa các nước nhằm đạt được những thỏa thuận về phát triển chung trong các khu vực thực sự chồng lấn.

http://nghiencuubiendong.vn/images/stories/trungdq/claims%20oil%20gas%20resources.jpg


Lời bình luận

Khi chúng ta nhận thấy hàng loạt các hành động và phản ứng của các quốc gia đang gây nên những căng thẳng ngày càng gia tăng tại Biển Đông, dường như không có quy tắc luật quốc tế nào điều chỉnh các hoạt động của các quốc gia yêu sách, và dường như điều đó là trò chơi của chính trị của kẻ mạnh. Nhưng không đơn giản là thế.

Ý nghĩa của UNCLOS

Công ước luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS) có vai trò chủ đạo đối với các tranh chấp tại Biển Đông vì ba lý do.

Thứ nhất, UNCLOS thiết lập một khuôn khổ pháp lý chi tiết quy định các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia về việc sử dụng các đại dương. Tất cả các quốc gia với các yêu sách về biển tại Biển Đông (Trung Quốc, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Việt Nam) là các bên của UNCLOS và chịu ràng buộc về mặt pháp lý đối với các điều khoản của UNCLOS.

Thứ hai, UNCLOS quy định các vùng biển mà các quốc gia ven biển có thể yêu sách từ lãnh thổ đất liền mà quốc gia có chủ quyền. Chẳng hạn, các quốc gia ven biển có quyền thiết lập lãnh hải 12 hải lý liền kề với bờ biển mà ở đó các quốc gia có chủ quyền, trừ quyền đi lại vô hại của tất cả các nước.

UNCLOS cũng quy định rằng các quốc gia ven biển có quyền có vùng Đặc quyền kinh tế (ĐQKT) rộng 200 hải lý từ bờ biển mà ở đó họ có quyền chủ quyền với mục tiêu thăm dò và khai thác các tài nguyên sinh vật và không sinh vật ở vùng nước và vùng đáy biển và lòng đất đáy biển. Theo quy chế pháp lý của vùng ĐQKT, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền khai thác nguồn cá trong vùng ĐQKT, và họ có thể cấm các quốc gia đánh cá, bao gồm các quốc gia có ngư dân thường xuyên đánh cá trong vùng ĐQKT.

Thứ ba, UNCLOS quy định các vùng biển có thể được các quốc gia yêu sách từ các thực thể địa lý ngoài khơi.

Cách thức các quốc gia làm rõ các yêu sách vùng biển

Một trong những các nguyên nhân căng thẳng tại Biển Đông là việc một số các quốc gia đang yêu sách về vùng biển quá mù mờ và không hoàn toàn tuân thủ các quy định của UNCLOS. Nếu các quốc gia thực hiện các biện pháp đưa ra yêu sách vùng biển tuân thủ nghiêm ngặt vơi các quyền và nghĩa vụ theo UNCLOS, điều đó sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc xác định các tranh chấp biển tại Biển Đông. Có ba kiểu biện pháp mà các quốc gia có thể tiến hành.

Thứ nhất, các quốc gia yêu sách vùng ĐQKT 200 hải lý tính từ đường bờ biển đất liền (hay từ quần đảo chính trong trường hợp của Phi-líp-pin), trong trường hợp chưa làm, nên thông báo chính thức ranh giới ngoài của vùng ĐQKT thông qua việc công bố biểu đồ hay danh mục các tọa độ địa lý  theo yêu cầu của UNCLOS. Ngoài ra, nếu các quốc gia có vùng lãnh hải 12 hải lý và vùng ĐQKT 200 hải lý từ đường cơ sở thẳng dọc bờ biển, nếu các quốc gia chưa làm thì nên công bố chính thức các đường cơ sở đó thông qua việc công bố biểu đồ hay danh mục tọa độ địa lý theo yêu cầu của UNCLOS.

Thứ hai, các quốc gia yêu sách nên xác định tên và vị trí của các đảo mà các quốc gia đòi hỏi chủ quyền. Điều này quan trọng vì các quốc gia có thể yêu sách chủ quyền chỉ với các thực thể đảo đá xa bờ đáp ứng được định nghĩa về “đảo”, và chỉ có các đảo mới có lãnh hải và các vùng biển khác. Một đảo được định nghĩa là “vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.” Phần lớn các thực thể địa lý ở Biển Đông là các đá, bãi cạn, bãi cát hay bãi cạn nửa nổi nửa chìm không nổi trên mặt nước khi thủy triều lên. Một nghiên cứu học thuật có kết luận rằng chưa đến 25% trong số khoảng 170 thực thể địa lý tại quần đảo Trường Sa đáp ứng định nghĩa về đảo.

Thứ ba, nếu các quốc gia yêu sách tin rằng không có đảo nào thuộc yêu sách có vùng ĐQKT và TLĐ, họ nên xác định những đảo như vậy và thông báo về yêu sách về vùng ĐQKT thông qua việc công bố biểu đồ hay danh mục chính thức các tọa độ địa lý của các yêu sách theo quy định của UNCLOS. Điều này quan trọng bởi hầu hết các đảo tại Biển Đông  đều là các đảo đá nhỏ và không có người ở. Theo UNCLOS, “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng” thì không có vùng ĐQKT và TLĐ.

Phát triển chung trong khu vực có các yêu sách chồng lấn

Nếu các quốc gia yêu sách thực hiện các biện pháp trên, điều đó có thể đảm bảo các yêu sách vùng biển phù hợp với UNCLOS, và các khu vực có yêu sách về vùng biển chồng lấn có thể được xác định. Khi các khu vực có yêu sách biển chồng lấn được xác định, UNCLOS buộc các quốc gia có liên quan đi tới những dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn, mà không phương hại đến thỏa thuận cuối cùng về việc phân định biên giới trên biển. Những dàn xếp như vậy có thể bao gồm các hiệp định về phát triển chung về nghề cá hay các nguồn lợi dầu mỏ.

Ngoài ra, UNCLOS quy định rằng trong thời kỳ quá độ, các Quốc gia không được phép tiến hành hành động đơn phương trong khu vực biển chồng lấn do sẽ làm phương hại hoặc cản trở việc đạt được thỏa thuận cuối cùng về phân định biên giới biển. Cuối cùng, những dàn xếp tạm thời như vậy sẽ không phương hại đến bất cứ yêu sách liên quan đến chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo và tới viêc hoạch định cuối cùng về biên giới trên biển.

Nếu các quốc gia thành viên đảm bảo các yêu sách về biển tuân thủ UNCLOS như trình bày phía trên, điều đó có thể xác định được khu vực yêu sách chồng lấn. Điều này là phù hợp với Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN  ngày 20/7/2012 về Nguyên tắc 6 điểm, trong đó, các Bộ trưởng tái khẳng định cam kết của các quốc gia thành viên ASEAN về việc tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc Luật quốc tế được công nhận phổ cập, trong đó có UNCLOS.

Điều đó mở ra cơ hội đàm phán giữa các quốc gia yêu sách để tiến tới đạt được các dàn xếp tạm thời, trong đó có các hiệp định về phát triển chung, giống như nhận định của Đặng Tiểu Bình trước đây, cách thức bền vững duy nhất là giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ khó giải quyết tại Biển Đông là gác tranh chấp cùng khai thác tài nguyên.

Robert Beckman là Giám đốc, Trung tâm Luật Quốc tế, Giáo sư, Khoa Luật, Trường Đại học quốc gia Singapore.

Theo RSIS

Hương Lan (gt)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Chị Nông Dân, Tôi và Chúng Ta



Câu chuyện của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng làm tôi xúc động thực sự. Ông là người vừa trao tặng Nhà nước ta tấm bản đồ Trung Quốc xuất bản năm 1904 tại Thượng Hải làm chấn động dư luận trong và ngoài nước.
Chuyện công bố tấm bản đồ đặc biệt này, nói đặc biệt vì đó là vật chứng hùng hồn do chính người Trung Quốc làm ra, đã bác bỏ cái gọi là chủ quyền mà họ đang rêu rao, lập lờ đánh lừa nhân dân TQ và dư luận thế giới về Hoàng Sa và Trường Sa. Câu chuyện ông kể về lai lịch tấm bản đồ cứ ngỡ như là cổ tích(1). Đôi khi trong cuộc sống ta bắt gặp những việc lúc đầu tưởng nhỏ nhặt, giản đơn nhưng theo thời gian, đến một lúc nào đó nó lại làm nên giá trị to lớn không ngờ. Chuyện ông có được báu vật  “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”  là như vậy. Sự xuất hiện của nó, ở thời điểm tình hình Biển Đông đầy căng thẳng, chủ quyền biển đảo của tổ quốc đang bị đe dọa nghiêm trọng, như một lời khẳng định dứt khoát: chân lí thuộc về dân tộc ta.
Trong câu chuyện ông kể có một chi tiết làm tôi hết sức xúc động và suy ngẫm. Ấy là hôm làm lễ bàn giao chính thức tấm bản đồ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia,  có một chị nông dân nói là từ Bắc Giang xuống để xem cái bản đồ Trung Quốc và gặp cho bằng được người đã hiến tặng cho Nhà nước. Một chị nông dân thứ thiệt, nói như Cụ Đồ Chiểu  chị là người  “chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ/Việc cuốc việc cày tay vốn quen làm”(2). Chị lặn lội từ Bắc Giang xuống Hà Nội, không phải để lo cái việc cấy cày sao cho nhiều lúa, nhiều khoai mà là xem cái bản đồ minh chứng cho chủ quyền dân tộc. Hóa ra một người nông dân chân lấm tay bùn như chị lại hiểu rất rõ mối quan hệ sống còn giữa cái riêng và cái chung để rồi ý thức được rằng, khi đất nước bị đe dọa, làm con dân như chị phải có trách nhiệm. Có thể chị chưa nghe câu  “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” nhưng việc làm của chị đã chứng minh cho câu nói đó của ông cha.
Hành động của chị nông dân, làm tôi nghĩ đến những câu chuyện lịch sử. Đầu tiên là chuyện Thánh Gióng, truyền thuyết về một cậu bé lên ba mà chưa biết nói, nhưng khi nghe sứ giả truyền lệnh nhà vua vời người tài giỏi ra đánh giặc cứu nước bỗng dưng bảo mẹ mời sứ giả vào để rồi sau đó trở thành huyền thoại đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Thời Trần, trước họa xâm lăng lần thứ hai của quân Nguyên-Mông, chàng trai nghèo Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt bên vệ đường vì mải nghĩ đến chuyện binh thư đánh giặc cứu nước, mà không hay biết mình bị quân lính đâm giáo vào đùi. Khi được Trần Hưng Đạo hỏi, Phạm Ngũ Lão thưa:  “Bẩm Đức Ông, kẻ thứ dân này tuy ở nơi thôn dã, xa cách thị thành, song cũng biết giặc Nguyên - Mông đã động binh, rắp tâm xâm lược nước ta nên đã cùng trai tráng trong vùng luyện tập võ nghệ, chờ thời cơ đầu quân giết giặc, đền nợ nước...”(3) Thế đấy, những người nông dân Việt Nam truyền đời vốn hiền lành, chất phác. Nhưng khi kẻ thù không để cho đất nước này bình yên thì họ biết cách để vùng lên đánh bại. Lịch sử dân tộc đã chói ngời bởi những người anh hùng áo vải như thế.
Trở lại câu chuyện của chị nông dân Bắc Giang, đấng nam nhi có học, bằng cấp đủ loại, chức tước đầy mình, bổng lộc không thiếu như lũ chúng tôi bỗng thấy xấu hổ. Biển Đông dậy sóng, “tàu lạ” như mây đen đang ùn ùn kéo đến, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bị chúng ngang nhiên xâm phạm, thế mà họ - lũ chúng tôi đây vẫn trong giấc mộng bình an. Bất chợt nhớ đến mấy câu thơ của Chế Lan Viên:

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rũ bóng xuống tâm hồn.(4)


Thế đấy, khi ta chỉ biết lo cho bản thân mình trong lúc vận nước nguy nan thì hạnh phúc ấy, thật hổ thẹn lắm thay !
Xin đừng để cho lòng ta  “thành rêu phong chuyện cũ”, “thành con rối, cho cuộc đời giật dây”(5).
Cảm ơn chị nông dân vô danh đã cho tôi thấm thía hơn trong bối cảnh hôm nay, bài học mà ông cha đã dạy từ xa xưa: “dân vi bản”. Cụ Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Lật thuyền mới biết dân như nước”(6). Hồ Nguyên Trừng (con trai Hồ Quí Ly) đã từng xót xa:  “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng người không theo”. Và Cụ Hồ nhắc nhở:  “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Đấy là chân lí muôn đời.
Một chị nông dân còn đứng ngồi không yên vì vận nước, lũ chúng ta sao có thể yên vị ngắm nhìn ?

----------
Chú thích:
(1). Theo Tân Linh, Van hoa Online ngày 30-7-2012
(2). Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
(3). Dựa theo Phạm Đình Hổ, Vũ trung tùy bút
(4), (5). Chế Lan Viên, Người đi tìm hình của nước
(6). Nguyễn Trãi, Quan hải (Đóng cửa bể). Nguyên văn: “Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ”

----------------------------
Thứ sáu, 03 Tháng 8 năm 2012 - 23:38
Nguyễn Duy Xuân
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đồ Nghệ đã viết:

Chị Nông Dân, Tôi và Chúng Ta


Chị lặn lội từ Bắc Giang xuống Hà Nội, không phải để lo cái việc cấy cày sao cho nhiều lúa, nhiều khoai mà là xem cái bản đồ minh chứng cho chủ quyền dân tộc. Hóa ra một người nông dân chân lấm tay bùn như chị lại hiểu rất rõ mối quan hệ sống còn giữa cái riêng và cái chung để rồi ý thức được rằng, khi đất nước bị đe dọa, làm con dân như chị phải có trách nhiệm. Có thể chị chưa nghe câu  “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” nhưng việc làm của chị đã chứng minh cho câu nói đó của ông cha.
Theo một số "không thất phu", rất có thể chị nông dân này đã bị "các thế lực thù địch" xúi bẩy, lợi dụng... và khi trở về nhà, rất có thể chị sẽ được một số "không thất phu" địa phương đến tận nhà "giúp đỡ để vững vàng lại tư tưởng".

Nhục nhã lắm thay!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Đồ Nghệ đã viết:
.

Chị Nông Dân, Tôi và Chúng Ta



Câu chuyện của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng làm tôi xúc động thực sự. Ông là người vừa trao tặng Nhà nước ta tấm bản đồ Trung Quốc xuất bản năm 1904 tại Thượng Hải làm chấn động dư luận trong và ngoài nước.
Chuyện công bố tấm bản đồ đặc biệt này, nói đặc biệt vì đó là vật chứng hùng hồn do chính người Trung Quốc làm ra, đã bác bỏ cái gọi là chủ quyền mà họ đang rêu rao, lập lờ đánh lừa nhân dân TQ và dư luận thế giới về Hoàng Sa và Trường Sa. Câu chuyện ông kể về lai lịch tấm bản đồ cứ ngỡ như là cổ tích(1). Đôi khi trong cuộc sống ta bắt gặp những việc lúc đầu tưởng nhỏ nhặt, giản đơn nhưng theo thời gian, đến một lúc nào đó nó lại làm nên giá trị to lớn không ngờ. Chuyện ông có được báu vật  “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”  là như vậy. Sự xuất hiện của nó, ở thời điểm tình hình Biển Đông đầy căng thẳng, chủ quyền biển đảo của tổ quốc đang bị đe dọa nghiêm trọng, như một lời khẳng định dứt khoát: chân lí thuộc về dân tộc ta.
Trong câu chuyện ông kể có một chi tiết làm tôi hết sức xúc động và suy ngẫm. Ấy là hôm làm lễ bàn giao chính thức tấm bản đồ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia,  có một chị nông dân nói là từ Bắc Giang xuống để xem cái bản đồ Trung Quốc và gặp cho bằng được người đã hiến tặng cho Nhà nước. Một chị nông dân thứ thiệt, nói như Cụ Đồ Chiểu  chị là người  “chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ/Việc cuốc việc cày tay vốn quen làm”(2). Chị lặn lội từ Bắc Giang xuống Hà Nội, không phải để lo cái việc cấy cày sao cho nhiều lúa, nhiều khoai mà là xem cái bản đồ minh chứng cho chủ quyền dân tộc. Hóa ra một người nông dân chân lấm tay bùn như chị lại hiểu rất rõ mối quan hệ sống còn giữa cái riêng và cái chung để rồi ý thức được rằng, khi đất nước bị đe dọa, làm con dân như chị phải có trách nhiệm. Có thể chị chưa nghe câu  “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” nhưng việc làm của chị đã chứng minh cho câu nói đó của ông cha.
Hành động của chị nông dân, làm tôi nghĩ đến những câu chuyện lịch sử. Đầu tiên là chuyện Thánh Gióng, truyền thuyết về một cậu bé lên ba mà chưa biết nói, nhưng khi nghe sứ giả truyền lệnh nhà vua vời người tài giỏi ra đánh giặc cứu nước bỗng dưng bảo mẹ mời sứ giả vào để rồi sau đó trở thành huyền thoại đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Thời Trần, trước họa xâm lăng lần thứ hai của quân Nguyên-Mông, chàng trai nghèo Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt bên vệ đường vì mải nghĩ đến chuyện binh thư đánh giặc cứu nước, mà không hay biết mình bị quân lính đâm giáo vào đùi. Khi được Trần Hưng Đạo hỏi, Phạm Ngũ Lão thưa:  “Bẩm Đức Ông, kẻ thứ dân này tuy ở nơi thôn dã, xa cách thị thành, song cũng biết giặc Nguyên - Mông đã động binh, rắp tâm xâm lược nước ta nên đã cùng trai tráng trong vùng luyện tập võ nghệ, chờ thời cơ đầu quân giết giặc, đền nợ nước...”(3) Thế đấy, những người nông dân Việt Nam truyền đời vốn hiền lành, chất phác. Nhưng khi kẻ thù không để cho đất nước này bình yên thì họ biết cách để vùng lên đánh bại. Lịch sử dân tộc đã chói ngời bởi những người anh hùng áo vải như thế.
Trở lại câu chuyện của chị nông dân Bắc Giang, đấng nam nhi có học, bằng cấp đủ loại, chức tước đầy mình, bổng lộc không thiếu như lũ chúng tôi bỗng thấy xấu hổ. Biển Đông dậy sóng, “tàu lạ” như mây đen đang ùn ùn kéo đến, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bị chúng ngang nhiên xâm phạm, thế mà họ - lũ chúng tôi đây vẫn trong giấc mộng bình an. Bất chợt nhớ đến mấy câu thơ của Chế Lan Viên:

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rũ bóng xuống tâm hồn.(4)


Thế đấy, khi ta chỉ biết lo cho bản thân mình trong lúc vận nước nguy nan thì hạnh phúc ấy, thật hổ thẹn lắm thay !
Xin đừng để cho lòng ta  “thành rêu phong chuyện cũ”, “thành con rối, cho cuộc đời giật dây”(5).
Cảm ơn chị nông dân vô danh đã cho tôi thấm thía hơn trong bối cảnh hôm nay, bài học mà ông cha đã dạy từ xa xưa: “dân vi bản”. Cụ Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Lật thuyền mới biết dân như nước”(6). Hồ Nguyên Trừng (con trai Hồ Quí Ly) đã từng xót xa:  “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng người không theo”. Và Cụ Hồ nhắc nhở:  “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Đấy là chân lí muôn đời.
Một chị nông dân còn đứng ngồi không yên vì vận nước, lũ chúng ta sao có thể yên vị ngắm nhìn ?

----------
Chú thích:
(1). Theo Tân Linh, Van hoa Online ngày 30-7-2012
(2). Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
(3). Dựa theo Phạm Đình Hổ, Vũ trung tùy bút
(4), (5). Chế Lan Viên, Người đi tìm hình của nước
(6). Nguyễn Trãi, Quan hải (Đóng cửa bể). Nguyên văn: “Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ”

----------------------------
Thứ sáu, 03 Tháng 8 năm 2012 - 23:38
Nguyễn Duy Xuân
Cái bác Nguyễn Duy Xuân này cứ hay lo bò trắng răng. Các đồng chí nãnh đạo đã lói nhiều nần: Việc quốc gia đại sự nà việc kín của các đồng chí ấy. Dân tình không phải no. Nói mãi không chịu nghe,  sẽ bắt đánh đòn cho chừa.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://laodong.com.vn/Chi...quyen-tren-mang/77503.bld

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/HNG.jpg
Đại diện Báo Lao Động (trái) ký biên bản ghi nhớ với Nguyễn Đắc Hưng.

Bảo vệ chủ quyền trên mạng

Thứ năm 02/08/2012 07:00
Có một cuộc “đấu tranh” bảo vệ chủ quyền đất nước đã diễn ra âm thầm trong suốt những năm qua. Đó là “cuộc chiến” mua và giữ những tên miền trên Internet có liên quan đến tên gọi của hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

Bảo vệ chủ quyền trên mạng

Một góc đảo Đá Tây (quần đảo Trường Sa - Khánh Hoà).

Nguyễn Đắc Hưng và Trần Duy Nguyễn cho biết họ sẵn sàng trao những tên miền đang có cho Báo Lao Động để bảo quản. Đồng thời đại diện của Quỹ Nghiên cứu biển Đông và Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa cũng muốn hợp tác với Báo Lao Động để thông qua đó kêu gọi nhiều người hiện đang nắm giữ các tên miền Hoàng Sa - Trường Sa cùng tham gia để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Cuộc chiến” âm thầm

Kể từ cuối năm 2007, khi nhà cầm quyền Trung Quốc (TQ) ngang nhiên gọi hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa (Paracels - Sprarly) của Việt Nam là Tây Sa - Nam Sa (Xisha - Nansha) và sau đó lập ra chính quyền ngụy xưng Tam Sa (Sansha), đã có một cuộc “đấu tranh” âm thầm diễn ra trên mạng để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Nhiều người Việt Nam đã lập tức đăng ký mua những tên miền quốc tế có tên Xisha, Nansha hoặc Sansha để tránh bị rơi vào tay người xấu.

Đại diện của Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa, www.hoangsa.org, cho biết họ cũng đang nắm giữ 8 tên miền quốc tế có tên gọi đã phiên âm ra tiếng Anh của hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Theo người đại diện này, hiện nay nhiều thành viên trên các diễn đàn của TQ cũng tỏ ra “lo lắng” và có ý “nhòm ngó” những tên miền quốc tế mà Việt Nam đang nắm giữ. Đã có những ý kiến trên các diễn đàn của TQ kêu gọi phải “nắm cho được” các tên miền quốc tế để “danh chính ngôn thuận” với dư luận thế giới.
Các phiếu thu và hoá đơn điện tử chứng minh Nguyễn Đắc Hưng đã giao dịch, thanh toán, gia hạn để sở hữu các tên miền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Nhiều người quan tâm đến các nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông sẽ không thấy xa lạ với nhà nghiên cứu Dương Danh Huy - thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông, người hiện sống tại Singapore và thường xuyên có những bài viết trên báo trong và ngoài nước để bảo vệ chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Kể từ năm 2008, ông Huy đã âm thầm mua những tên miền quốc tế có tên Xisha, Nansha, Sansha để chúng không rơi vào tay người ngoài.

Hiện nay, ông Huy đang giữ trong tay khoảng 30 tên miền như vậy và được ông bảo quản “rất cẩn thận”, như lời đồng sự của ông Huy là nhà nghiên cứu Lê Vĩnh Trương cho biết.

Là nhân viên của một Cty du lịch ở Hà Nội, Trần Duy Nguyễn (27 tuổi) cương quyết trả lời: “Tên miền này (Sanshacity) không phải để bán, tôi giữ nó để bảo vệ chủ quyền đất nước”, khi nghe tôi gọi đến “ngỏ ý” muốn mua tên miền mà anh đang nắm giữ. Nguyễn chỉ mới mua tên miền này hồi tuần trước và anh nói rằng “làm việc này với tư cách cá nhân vì không thể chấp nhận việc TQ đang làm”.

Nguyễn Đắc Hưng (25 tuổi) là một kỹ sư của một Cty cấp nước tại TPHCM, nhưng có nghề tay trái là đầu cơ tên miền Internet. Từ năm 2009, Hưng đã bắt đầu tìm mua các tên miền liên quan đến các quần đảo của Việt Nam với suy nghĩ “phải mua cho được trước khi TQ tiếp tục ngụy xưng trên mạng”.

Hưng đã tìm được 5 tên miền quốc tế có tên gọi ngụy xưng Tây Sa (Xisha) và Tam Sa (Sansha). Sau khi nắm giữ những tên miền này, lập tức đã có những email viết bằng tiếng Anh gửi đến cho Hưng mời chào bán lại với mức giá được tính bằng ngàn USD.

“Tôi thường đầu tư mua các tên miền của những Cty hay tập đoàn lớn trong nước rồi bán lại, nhưng với các tên miền này thì bao nhiêu tiền tôi cũng không bán - Hưng nói - Không thể bán danh dự và chủ quyền của đất nước với bất kỳ giá nào”.

Gian nan việc giữ tên miền

Nguyễn Đắc Hưng mua với giá khoảng 20USD/1 tên miền và hằng năm phải đóng phí là 250.000 đồng/1 tên miền thông qua một Cty tên là VinaHost tại Q.Bình Thạnh (TPHCM). Tiếc thay, Cty này đã tắc trách khiến 2/5 tên miền mà Hưng đang nắm giữ bị mất vào tay người ngoài.

Tháng 12.2011, Hưng đến Cty VinaHost để đóng tiền gia hạn cho 3 tên miền có tên Xisha cho năm 2012. Cty này đã thu phí là 750.000 đồng cho các tên miền này, xác nhận bằng phiếu thu, đồng thời gửi email xác nhận cho Hưng. Yên tâm các tên miền này đã được gia hạn, đến tháng 3.2012, kiểm tra lại thì Hưng mới biết hai trong số ba tên miền nói trên đã bị người khác mua lại bởi một Cty ở Mỹ và một cá nhân người TQ.

Phía Cty VinaHost đã trả lời việc mất mát này do “lỗi hệ thống và nhân viên ở bộ phận này không hề biết cho đến khi phát hiện ra”. Nguyễn Đắc Hưng đã nhiều lần cố gắng liên lạc với cá nhân người TQ để mua lại nhưng không được, còn Cty ở Mỹ hiện đang chào bán tên miền còn lại với mức giá 1.400USD.

“Tôi đã có cuộc gặp mặt trực tiếp với ông Nguyễn Việt Nam - Giám đốc VinaHost và ông đã thừa nhận lỗi về phía Cty - Hưng cho biết - Ông Nam đã đề nghị mức giá bồi thường cho việc mất hai tên miền nói trên là 10 triệu đồng”. Hưng cho biết anh không muốn nhận số tiền đền bù nói trên và đã hoàn thành hồ sơ để kiện Cty này.

Ảnh chụp màn hình (tháng 7.2012) trang quản lý domain của VinaHost, sau khi sự việc được phát hiện, VinaHost đã tự động chỉnh sửa nội dung tình trạng domain thành “quá hạn”.

Theo thạc sĩ luật Hoàng Việt - Đại học Luật TPHCM và Quỹ Nghiên cứu biển Đông - việc để mất hai tên miền nói trên vào tay người ngoài là “rất đáng tiếc và đã gây thiệt hại về mặt kinh tế đối với người sở hữu các tên miền”. Theo ông Việt, Nhà nước nên có các biện pháp quản lý sát sao hơn nữa đối với hoạt động của các Cty đăng ký tên miền như VinaHost, vừa để tránh thiệt hại vừa đảm bảo không để các tên miền liên quan đến chủ quyền rơi vào tay kẻ xấu.

Theo ông Hoàng Việt, việc mua và lưu giữ các tên miền quốc tế đối với các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa là “hết sức cần thiết”. “Đây là một kênh ngoại giao vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ chủ quyền của chúng ta - thạc sĩ Hoàng Việt nói - Với những tên miền này chúng ta có thể lập những
website để chuyển các thông tin, tài liệu bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên biển Đông cho dư luận thế giới, gồm cả những người
TQ về các tranh chấp trên biển Đông. Những website này khi lập ra phải nói rõ để dư luận biết được rằng đó chỉ là các tên gọi ngụy xưng của TQ đối với các quần đảo của Việt Nam”.

Theo nhà nghiên cứu Lê Vĩnh Trương - Quỹ Nghiên cứu biển Đông - việc nắm giữ các tên miền quốc tế đối với các quần đảo của Việt Nam cần được nhân rộng hơn nữa để mọi giới cùng làm. Ông Trương cho rằng, cần có một tổ chức hoặc một cơ quan ngôn luận đứng ra tập trung các nguồn lực xã hội để tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền tổ quốc ngay từ trên mạng thông tin toàn cầu.
Ảnh chụp màn hình (tháng 7.2012) trang quản lý domain của VinaHost, sau khi sự việc được phát hiện, VinaHost đã tự động chỉnh sửa nội dung tình trạng domain thành “quá hạn”.

Trung Bảo
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Hãy làm như lời nói

Bài đăng trên Tiền Phong 08:08 | 05/08/2012

TP - Hai sự kiện ngoại giao có ý nghĩa đặc biệt vừa liên tiếp diễn ra tại thủ đô Washington (Mỹ) trong hai ngày đầu tháng 8. Đó là ngày 3-8, lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Mỹ ra Tuyên bố về Biển Đông, khẳng định “việc Trung Quốc nâng cấp đơn vị hành chính ở thành phố Tam Sa và thiết lập một đơn vị quân sự đồn trú mới ở nơi này là đi ngược lại các nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết các bất đồng, và có nguy cơ làm tăng căng thẳng trong khu vực”.

Mỹ cho rằng các bên nên hợp tác ngoại giao để giải quyết vấn đề mà không có ép buộc, không đe dọa nhau, không sử dụng vũ lực, phù hợp tinh thần Tuyên bố ASEAN 1992 về Biển Đông và Tuyên bố 2002 ASEAN-Trung Quốc về ứng xử Biển Đông…

Trước đó, ngày 2-8, Thượng viện Mỹ biểu quyết thông qua Nghị quyết S.Res 524 về Biển Đông. Trong đó khẳng định việc Trung Quốc nâng cấp quản lý để nắm giữ 2 triệu km2 bao trùm cả Hoàng Sa, Trường Sa, đưa quân đội tới khu vực này là “trái với những nguyên tắc đã được thỏa thuận liên quan đến việc giải quyết tranh chấp và cản trở biện pháp hòa bình ở Biển Đông”.

Việc “trực tiếp bày tỏ bất đồng chính sách với Trung Quốc” kể trên của Mỹ, theo nhận định của Đài BBC, đó là “một thắng lợi ngoại giao cho Việt Nam”.

Tuy nhiên, theo đúng “bài vở” cũ, lập tức phía Trung Quốc lên tiếng phản bác, cho rằng quan điểm của Mỹ là “vô căn cứ, vô trách nhiệm”, là “sự khiêu khích để tạo ra thù địch” (!). Hãng tin Tân Hoa Xã lớn tiếng cho rằng về vấn đề Biển Đông: “Trung Quốc và các nước láng giềng liên quan có khả năng và sự khôn ngoan để tự giải quyết tranh chấp một cách hợp lý”.

Thế nhưng trên thực tế, việc “tự giải quyết tranh chấp một cách hợp lý” của Trung Quốc là như thế nào ?

Trung Quốc đã lùa hàng chục vạn tàu cá của mình tràn ngập vùng Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam, ùa xuống tận cả vịnh Bắc Bộ, vào sát bờ biển miền Trung. Hầu hết tàu cá của ngư dân Trung Quốc được tiêm nhiễm tư tưởng “kẻ mạnh”, không còn hiền hòa với ngư dân Việt Nam như trước, mà trở nên hung hãn, đối địch. Trong khi Trung Quốc vẫn ngang nhiên dùng lực lượng mạnh, sử dụng cả trực thăng gắt gao xua đuổi, trấn áp, tịch thu tài sản, phá hoại việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển chủ quyền. Và bất chấp mọi bằng chứng lịch sử rành rành đã được cả thế giới tường tận, Trung Quốc vẫn ôm khư khư cái đường “lưỡi bò” phi lý của mình !

Đấy hoàn toàn không phải là sự “giải quyết hợp lý”, mà chính là sự ngang ngược đến vô lối của kẻ mạnh, bất chấp mọi tuyên bố “đẹp đẽ” của chính mình ! Đấy mới chính là thái độ vô căn cứ, vô trách nhiệm. Đấy mới chính là sự thiếu “khôn ngoan” trong bối cảnh căng thẳng lúc này.

Sự khôn ngoan cần thiết của Trung Quốc ngay bây giờ, là hãy tôn trọng lịch sử, tôn trọng luật pháp quốc tế, và coi trọng dư luận, tiếng nói tích cực và ôn hòa của các quốc gia khác, để không biến Biển Đông thành nơi chôn vùi hình ảnh của Trung Quốc như một quốc gia định hướng "trỗi dậy một cách hòa bình".

Trí Quân
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

GIẶC ĐÃ ĐẾN TRƯỚC NHÀ TA ĐỐT BIỂN

Viết bởi  Trần Mạnh Hảo

Hàng mấy vạn chiến thuyền treo lưới cá
Dùng biển người giặc đang cướp biển Đông
Sao Bộ quốc phòng lại ngồi tri ân giặc ?
Hưng Đạo vương ơi, đâu Hội nghị Diên Hồng ?

Đâu Dã Tượng, Yết Kiêu, đâu hàng triệu cánh tay Sát Thát ?
Đâu cọc nhọn Bạch Đằng, đâu kế sách Bình Ngô ?
Giặc đến nhà sao vẫn ngồi ca hát ?
Bốn nghìn năm còn giữ nổi cơ đồ ?

Máu Sông Hồng đổ ra mà cứu nước
Biển căm hờn dựng sóng cả Trường Sơn
Trăm dãy núi đều lao về hướng giặc
Muôn rừng thiêng bão nổi ngựa tung bờm

Dân tộc hôm nay không có Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Trần Hưng Đạo
Sao lại thừa Lê Chiêu Thống trời ơi !
Từng dáng lúa cũng mang hình gươm dáo
Biển Đông như chảo lửa cháy chân trời

Xin Đức Thánh Trần về giúp cháu con cứu nước
Đại họa nghìn năm nô lệ …lại ngồi im ?
Xin những dòng sông vặn hết thừng hết chão
Hướng biển Đông trói tàu giặc chết chìm

Trái tim Việt nghẹn lời nhìn giặc cướp
Hãy sôi lên những đường phố biểu tình
Mặc kệ những mưu đồ Trần Ích Tắc
Dân đen còn đất nước sẽ hồi sinh

Giặc đã đến trước nhà ta đốt biển
Những quả đồi tung nắm đấm ra quân
Những mỏ dầu hãy bật tung thiêu giặc
Biển Đông ơi hãy nổi giận sóng thần…

Sài Gòn đêm ngày 02-8-2012

Trần Mạnh Hảo
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://huynhngocchenh.blo...g-hoa-khong-co-hoang.html

THÊM MỘT BẢN ĐỒ TRUNG HOA KHÔNG CÓ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Ngoài bản đồ do chính nhà Thanh in năm 1904, lãnh thổ Trung Hoa chỉ đến Hải Nam là hết, không hề có Hoàng Sa và Trường Sa, đến các tư liệu của thế giới viết về Trung Hoa trước đây cũng không hề có hai quần đảo nầy.
Mới đây một nhà giáo ở Đà Nẵng cho biết ông còn giữ cuốn LIFE World Library- chủ đề CHINA, in tại Italy năm 1965 trong đó có hàng loạt bản đồ Trung Hoa không hề có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trên thực tế hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam do nhà Nguyễn quản lý, sau đó chuyển qua cho nhà nước Đông Dương  thuộc Pháp và tiếp theo chuyển trả lại cho Việt Nam, thuộc quyền quản lý của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa. Trong mấy trăm năm lịch sử, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được nhà nước Việt Nam liên tục quản lý không hề có chút bóng dáng gì của Trung Hoa.
Năm 1974, lợi dụng trong lúc Việt Nam đang có chiến tranh, Trung cộng đưa quân xâm lược Hoàng Sa và kể từ đó luôn miệng ngang ngược tuyến bố Hoàng Sa và cả Trường Sa là của chúng.
Các bạn sống ở nước ngoài nên chăng vào các thư viện nơi mình đang sinh sống tìm lại các sách báo viết về Trung hoa và Việt Nam ( hoặc Đông Nam Á) trước đây thì có thể tìm thấy nhiều tư liệu có bản đồ khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BDTQ1.jpg

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BDTQ2.jpg

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BDTQ3.jpg

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BDTQ4.jpg
Bản đồ địa giới hành chính

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BDTQ5.jpg

bởi HUYNH NGOC CHENH
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

Một blog tiếng Trung về lịch sử, khoa học, âm nhạc

(Chủ trang là một người nước ngoài, không phải Trung Quốc, tên theo âm Hán Việt là Nê Bá Long Cân. Ốc Đằng)

尼伯龙根·蜗藤——历史,科学,音乐

Nguồn: dddnibelungen.wordpress.com

Xem xét quá trình quy thuộc Nam Hải (Biển Đông) qua các bản đồ từ cuối đời nhà Thanh đến (Trung Hoa) Dân quốc

Đăng ngày 1/5/2012, trong tập Nghiên cứu Nam Hải



Từ năm 1911 đến năm 1935

Năm 1911, thành lập Dân Quốc, lịch sử Trung Quốc mở ra trang mới. Năm đầu cơ bản vẫn vẽ theo hệ bản đồ thời cuối nhà Thanh.


(9) Trung Quốc tân hưng đồ (1915)
. Bản đồ này xuất bản ở Thương Hải, trong đó cực nam của Trung Quốc vẫn chỉ đến đảo Hải Nam, giống như tình hình năm 1908
.
Bản đồ này là tái bản, có thể nghĩ rằng bản đầu tiên của nó cũng như vậy. Qua đó có thể thấy, mặc dù năm 1909 Lý Chuẩn đã tuyên bố chủ quyền khi đến Tây Sa [Hoàng Sa], nhưng khá nhiều người biên vẽ bản đồ, nhất là những người không phải dân Quảng Đông vẫn không hề coi Tây Sa là thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nên cái gọi là “Tây Sa là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc” chưa hề trở thành nhận thức chung của xã hội.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BD1.jpg

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BD2.jpg

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BD3.jpg


(10) Trung Quốc tân hưng đồ (1917).
Cho đến năm 1917, đến tấm bản đồ Trung Quốc tân hưng thứ 3, tình hình vẫn chưa thay đổi. Cực nam của Trung Quốc vẫn chỉ là đảo Hải Nam

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BD4.jpg

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BD5.jpg

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BD6.jpg


(11) Trung Hoa dân quốc tân khu vực đồ (1917).
Điều đáng nói rõ ở tấm bản đồ này là chữ “tân” (mới). Quần đảo Tây Sa bị quy nạp vào cương vực của Trung Quốc. Bản đồ này là tấm bản đồ sớm nhất mà tôi từng thấy dưới hình thức vẽ thêm một khung vuông phụ trong bản đồ toàn quốc. Chú ý, lúc này thuộc địa Nam Hải [Biển Đông] chỉ có “Tây Sa” và “Đông Sa”. “Trung Sa” [một phần của Trường Sa] chưa hề bị bao vẽ vào lãnh thổ Trung Quốc.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BD7.jpg

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BD8.jpg


(12) Trung Quốc địa lý các duyên đồ.
Bản đồ này xuất bản năm 1922, là một tấm trong tập sách Bản đồ lịch sử, nhưng lại dùng bản đồ Dân quốc năm 1918, “Tây Sa” vẫn được vẽ trong khung vuông phụ trong địa đồ toàn quốc. Có thể thấy hình thức này đã bắt đầu phổ cập. Và vẫn như bản đồ 1917, chỉ có Tây Sa và Đông Sa là trong bản đồ Trung Quốc.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BD9.jpg

(13) Trung Quốc tân hình thế đồ (1922).
Đây là một phần trong cuốn tập hợp bản đồ sách giáo khoa địa lý tham khảo, về độ chính xác thì không được như bản đồ ở phần trên, nhưng lại nói rõ hơn phạm vi bản đồ Trung Quốc trong con mắt của chủ lưu xã hội. Nó cũng như hai tấm bản đồ nói trên, cực nam của Trung Quốc vẫn chỉ đến “Tây Sa”. “Trung Sa” và “Đông Sa” vẫn chưa có.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BD10.jpg

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BD11.jpg




(14) Trung Hoa triết loại phân tỉnh đồ (1931).
Thời gian đến năm 1931 bản đồ Trung Quốc vẫn chưa có thay đổi, cực nam vẫn ở Tây Sa.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BD12.jpg

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BD13.jpg


(15) Trung Hoa dân quốc tân địa đồ (Thân báo) (1934).
Để kỷ niệm 60 năm Thân báo ra đời, Thân báo tổ chức một loạt các chuyên gia về địa lý (gồm có Đinh Văn Giang, Weng Wen Hao, Tăng Thế Anh) dùng nhân lực và vật lực lớn để biên soạn bản đồ Dân Quốc có tính chính thống nhất. Tấm bản đồ này được in ấn trên 8 định dạng là một sáng tạo mới của Trung Quốc đương thời. Sau đó, do nguyên nhân giá cả và phạm vi ứng dụng lớn nên đã xuất bản phổ cập với 16 định dạng. Trong tập bản đồ này, bản đồ của Trung Quốc vẫn chỉ bao gồm “Tây Sa” và “Đông Sa” mặc dù lúc này đã xảy ra sự kiện nước Pháp tuyên bố chủ quyền 9 đảo ở “Nam Sa” [Trường Sa] (1933), Thân báo đã tỏ thái độ quyết liệt khi thông báo sự kiện này, nhưng lại rất hài hước là ngay trong tập bản đồ do Thân báo chủ biên vẫn chưa vẽ “Nam Sa” vào trong lãnh thổ Trung Quốc.
Tóm lại, từ khi bắt đầu của (Trung Hoa) Dân quốc cho đến trước năm 1917, quần đảo “Tây Sa” vẫn chưa phải là nhận thức chung trong bản đồ Trung Quốc. Sau năm 1917, quẩn đảo “Tây Sa” mới nằm vào tuyệt đại bộ phận bản đồ của Trung Quốc. Trong thời gian từ năm 1917 đến năm 1934, cương vực trong bản đồ Trung Quốc vẫn chỉ đến quần đảo “Tây Sa”. “Trung Sa” và “Nam Sa” vẫn không hề là lãnh thổ Trung Quốc được chính Trung Quốc vẽ trong tuyệt đại bộ phận bản đồ của Trung Quốc.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BD14.jpg

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BD15.jpg

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BD16.jpg


Tác giả của trang này là người có tên bằng tiếng Đức là Nibelungen Schnecke Weinstock.
Bài vừa đăng là nằm trong chuyên đề riêng về Nam Hải của trang này.
一言难尽话南海
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trung Quốc toan tính gì khi mời thầu trái phép ở Biển Đông?

Bài đăng trên Vietnam+ 05/08/2012

http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=156174&at=0&ts=300&lm=634797444229230000
Chín lô dầu khí nắm hoàn toàn trong vùng biển của Việt Nam


Theo hãng tin Reuters, sau khi gây sức ép trên mặt trận ngoại giao và phô diễn sức mạnh quân sự, giờ Trung Quốc đang chuyển sang một mặt trận thứ ba nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền trên tại Biển Đông thông qua việc xúc tiến hoạt động mời thầu lần đầu tiên các lô dầu khí và khí đốt tại những vùng biển đang tranh chấp.

Cuối tháng 6/2012, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã mời các công ty nước ngoài đấu thầu trái phép các lô dầu khí tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

9 lô dầu khí kể trên nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí lâu nay. Đây là khu vực hoàn toàn không có tranh chấp.

[PVN yêu cầu Trung Quốc hủy việc mời thầu sai trái]

Một nguồn tin liên quan tới ngành công nghiệp dầu khí của Trung Quốc cho biết thời hạn để các doanh nghiệp dầu khí xem xét tham gia đấu thầu 9 lô dầu khí này kéo dài tới tận tháng 6/2013. Nguồn tin giấu tên còn cho biết thêm CNOOC cũng đã nhận được yêu cầu thông tin chi tiết từ nhiều công ty dầu khí nước ngoài.

Hãng tin Reuters dẫn lời các nhà phân tích cho rằng các công ty dầu độc lập và quy mô nhỏ có thể sẽ tham gia gói thầu mà Trung Quốc mời chào. Trong khi đó, các doanh nghiệp dầu lớn sẽ lo ngại hơn về khả năng căng thẳng leo thang, nhất là những doanh nghiệp đang có hoạt động khai thác ngoài khơi Việt Nam như Exxon Mobil (Mỹ), Gazprom (Nga) và ONGC (Ấn Độ).

Giám đốc điều hành Công ty tư vấn Năng lượng Toàn cầu FACTS nói: "Trên thế giới có hàng trăm công ty dầu khí độc lập sẵn sàng tiến hành khai thác ở bất kỳ vùng biển nào dù trữ lượng không nhiều miễn là thu được lợi nhuận. Các công ty này sẽ tới vùng Biển Đông đang bị tranh chấp và sẽ dựa vào sự bảo trợ của Chính phủ Trung Quốc để đảm bảo an toàn cho các hoạt động khai thác. Nếu không nhận được sự bảo đảm này thì các công ty ấy sẽ không khai thác, không đầu tư một xu nào."

Tập đoàn CNOOC chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác dầu khí ở vùng biển sâu, và sẽ cần tới sự trợ giúp của các công ty nước ngoài khai thác năng lượng tại Biển Đông.

[Học giả quốc tế khẳng định 9 lô dầu khí nằm tại VN]

Theo các chuyên gia năng lượng Trung Quốc, Tập đoàn sở hữu khối tài sản trị giá 89 tỷ USD này đã triển khai giàn khoan khảo sát nước sâu đầu tiên tại vùng biển phía Nam Hong Kong thuộc chủ quyền của Bắc Kinh, và có thể sẽ di chuyển giàn khoan xa hơn về phía nam để khảo sát các vùng nước sâu trên Biển Đông. CNOOC đã miêu tả giàn khoan mang tên "Dầu mỏ Ngoài khơi 981" này là "lãnh thổ quốc gia di động."

Stephanie Kleine-Ahlbrandt, Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Bắc Á tại Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG), nói: "Các hoạt động khai thác năng lượng trên các vùng biển tranh chấp này sẽ dẫn tới nhiều tranh cãi ngoại giao, và thậm chí là một số vụ xung đột nhỏ giữa các tàu khảo sát và các tàu tuần tra của các bên tranh chấp chủ quyền, song ít có khả năng vấn đề này sẽ làm bùng nổ các cuộc đối đầu quân sự. Tuy nhiên, nếu họ xác định được vùng biển tranh chấp thực sự có trữ lượng năng lượng lớn và Trung Quốc quyết định khai thác tại các vùng biển này thì tình hình sẽ thay đổi theo một chiều hướng rất khác"./.

(Vietnam+)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [39] [40] [41] [42] [43] [44] [45] ... ›Trang sau »Trang cuối