Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [78] [79] [80] [81] [82] [83] [84] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bài nói của Barack Obama sau khi tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ

This country has more wealth than any nation, but that’s not what makes us rich. We have the most powerful military in history, but that’s not what makes us strong. Our university, our culture are all the envy of the world, but that’s not what keeps the world coming to our shores.

What makes America exceptional are the bonds that hold together the most diverse nation on earth. The belief that our destiny is shared;

Barak Obama

Đất nước này có nhiều của cải hơn bất kỳ quốc gia nào, nhưng chúng ta không giàu vì điều đó. Chúng ta có quân đội mạnh nhất trong lịch sử, nhưng điều đó không khiến chúng ta hùng mạnh. Những trường đại học, nền văn hóa của chúng ta đều khiến thế giới ghen tỵ nhưng lại không làm thế giới sát lại gần chúng ta. Điều giúp nước Mỹ trở nên khác biệt chính là mối liên kết vững vàng trong một quốc gia đa dạng nhất trên trái đất, niềm tin về một sứ mệnh chung.

(Trúc Quỳnh dịch)


Hoan hô Barack Obama! Bất kỳ nguyên thủ quốc gia nào cũng muốn nói như thế này nhưng chỉ Barack Obama biết, dám và có quyền nói!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Quốc nạn ngày càng trầm trọng

Bài đăng trên Tiền Phong 14:32 10/11/2012

TP - Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) được thông qua cách đây 7 năm. Lúc đó không khí trong Quốc hội (QH) và toàn dân đều phấn khởi hy vọng chúng ta rèn một thanh Thượng phương bảo kiếm để phen này dẹp tan quốc nạn.

http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=247601&Width=490



Đến nay quốc nạn dường như ngày càng trầm trọng. Cũng giống như chống dịch bệnh, khoanh được nơi dịch bệnh cư trú là đã thành công hơn nửa. Tham nhũng chỉ có ở những người có quyền, cụ thể hơn là có quyền định đoạt tài sản công, ngân sách, đất đai, dự án…
Hồi đó tôi có rút tít cho bài phát biểu của mình bằng câu điệp khúc thiêng liêng “đấu tranh đây là trận cuối cùng”.

Vậy mà trận cuối cùng trường kỳ đã 7 năm vẫn chưa có thành quả. Những kiểm điểm nghiêm khắc và thẳng thắn vừa qua của Đảng và quyết sách phê bình và tự phê bình nói lên rằng luật hiện hành đã không có hiệu quả.

Để sửa luật phải đánh giá cho đúng Luật PCTN năm 2005 và nếu dũng cảm thừa nhận rằng đã thất bại thì mới mong sửa thành công.

Thất bại dường như đã được báo trước, bởi năm 2005 khi thảo luận dự luật thì ngoài xã hội và ngay trong diễn đàn QH nhiều lần nhắc đến thành ngữ “vừa đá bóng, vừa thổi còi” - khi đưa ra cơ chế đứng đầu cơ quan chỉ đạo PCTN là cơ quan hành pháp.

Nhìn lại 7 năm qua, việc chống tham nhũng tựa như đánh trận giả, kế hoạch tác chiến rất hoành tráng, lực lượng huy động rất hùng hậu, mệnh lệnh ra quân rất dứt khoát và lại được nhân dân cổ vũ mạnh.

Khi lâm trận súng nổ rất to mà không sát thương được ai vì đạn không có đầu. Quan trọng hơn là quân xanh hay quân đỏ đều là quân ta cả. Chỉ có một số vị vụng về nên bị lộ hay bị dư luận báo chí phát hiện mới bị xử lý.

Từ 92 điều hiện hành, Luật sửa đổi nâng lên thành 102 điều, trong đó dành rất nhiều cho việc thực hiện sự minh bạch, công khai, nội dung rất chi tiết, nhưng tính khả thi vẫn còn là một dấu hỏi.

Thử hỏi vào thời điểm này có nhân viên cơ quan nào công khai đọc bảng kê khai tài sản của sếp, tìm tòi, phát hiện để yêu cầu sếp cung cấp thông tin mà vẫn giữ được chỗ làm việc của mình?

Thực tế có muốn tìm tòi cũng khó vì chúng ta đang sống trong một nền tài chính lạc hậu, tiêu tiền mặt, chưa hề quản lý và đánh thuế tài sản, lại thêm những mối quan hệ xã hội nhằng nhịt đến mức yêu cầu phải bắt tận tay, day tận trán việc đưa tiền mặt cho nhau thì mới đủ quy kết về tội hối lộ. Do vậy, mọi sự minh bạch quy định trong luật là điều khó thực hiện.

Nói như vậy không phải là bó tay. Tuy nhiên, trong dự thảo sửa đổi lần này chúng ta vẫn chưa quan tâm, khai thác nhân tố mà trong mọi tổng kết đều đã thừa nhận.

Đó là vai trò của dư luận xã hội nói chung mà hạt nhân là báo chí. Điều bổ sung trong dự thảo lại quy định cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp nội dung thông tin tài liệu theo yêu cầu của người đứng đầu Viện kiểm sát và Tòa án cùng cấp để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng y như đối xử với người dưới quyền.

Trong khi đó, không hề có biện pháp bảo vệ an toàn cho các nhà báo, cơ quan báo chí. Đáng ra phải là sự cộng tác có trách nhiệm thì trong luật lại là sự ràng buộc như điều kiện, khiến cho tốt nhất là các nhà báo đừng dính vào đấu tranh chống tham nhũng, vừa nghỉ cho khỏe, vừa tránh được những cạm bẫy nguy hiểm.

Nói cách khác, nếu chúng ta nhận thấy vũ khí sắc bén của báo chí thì thay vì mài cho sắc nay ta lại rũa cho cùn. Nhất là khi những biện pháp để bảo vệ nhân chứng hầu như chưa được khuyến khích để người dân có trách nhiệm vào cuộc.

Tóm lại, điểm mấu chốt để cho lần sửa đổi này mang lại hiệu quả thiết thực - dù không ảo tưởng nó sẽ giúp chúng ta diệt tham nhũng đến tuyệt chủng ngay lập tức - thì phải có một đầu não trong sạch, kiên cường như hình tượng lý tưởng trong dân gian là nhân vật Bao Công.

Phải mở ra một mặt trận rộng rãi để các tầng lớp nhân dân trong đó có báo chí vào cuộc. Đồng nghĩa, phải củng cố lòng tin thì mới vào trận được. Đáng tiếc là điều này chưa thấy rõ trong bản dự thảo sửa đổi.

Dương Trung Quốc
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...th%C4%83ng-032500367.html

Thư gửi bác Đinh La Thăng!
Ngôi saoNgôi sao – 21 giờ trước


Cháu muốn mượn xe của bạn để đi 5 phút, cũng phải sang tên đổi chủ hay sao?

Địa chỉ Hà Nội(Sưu tầm)

Cháu là một sinh viên bình thường, hàng ngày vẫn đi học bằng một chiếc xe máy cũ mà bố cháu đã để lại từ khi cháu đi học đại học. Có lẽ sẽ không có lý do gì để cháu viết bức thư này cho đến khi cháu đọc được nghị định mới vào ngày hôm nay, đó là phải là chính chủ mới được phép lưu thông xe trên đường phố. Đây là một điều khá bất ngờ không chỉ riêng cháu mà còn với rất nhiều người dân khác nữa, bác ạ!

Thưa bác, cháu hoàn toàn đồng ý với việc phải làm nghiêm việc sang tên đổi chủ này để các bác có thể quản lý được số xe đang lưu thông trên đường phố, nó sẽ giúp cho các bác thuận lợi hơn trong quá trình điều tra các vụ án, và hơn nữa việc sang tên đổi chủ sẽ làm giảm được thất thu thuế của nhà nước. Về mặt này thì chúng cháu công nhận là bác đúng, nhưng chỉ là một mặt nhỏ của vấn đề.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/csgt.jpeg

Nếu xét rộng ra, Việt Nam có 87 triệu dân, khoảng 30 triệu người có phương tiện giao thông là ô tô hoặc xe máy, nhưng trong số đó có bao nhiêu người không phải là chủ sở hữu của chiếc xe mình đang đi? 90% sinh viên chưa tự kiếm được đủ tiền để có thể mua một chiếc xe máy, chỉ là mượn tạm xe của bố mẹ để đi học, nếu sang tên đổi chủ thì sau này trả lại bố mẹ, lại sang tên lần nữa hay sao?

Người đi làm cũng có rất nhiều người mua xe cũ để tiết kiệm tiền, có những chiếc xe đã qua 3-4 đời chủ, việc tìm lại chủ cũ là rất khó khăn để có thể sang tên, thậm chí có gặp thì chắc gì họ đã bỏ công đi làm thủ tục sang tên với mình. Ấy là còn chưa kể chủ cũ đã qua đời, bay ra nước ngoài, hoặc đơn giản là chiếc xe đăng ký ở thành phố này, còn chủ đã bay tới thành phố kia sinh sống, lúc ấy phải tìm họ thế nào? Người lái xe thuê như: lái xe taxi dùng xe của công ty hay tự mua xe? Người lái xe tải đâu có tiền tỷ để mua một chiếc xe thùng? Người lái xe buýt tự mua xe và tự lái?...

Đó mới chỉ là những trường hợp chung chung, còn thậm chí sẽ có trường hợp cụ thể như: Mẹ cháu bỏ tiền ra mua một chiếc xe và đăng ký ở tỉnh khác để giá đăng ký rẻ hơn nhưng là tên của người khác. Vậy bây giờ chiếc xe đó là sở hữu của ai? Cháu muốn mượn xe của bạn để đi 5 phút, cũng phải sang tên đổi chủ hay sao?

Còn rất nhiều trường hợp nữa mà chắc chắn không thể giải quyết ngay được, bác thử nghĩ xem, nếu luật này được áp dụng vào ngày mai thì có bao nhiều người sẽ biết đến luật, khi bị kiểm tra thì khác nào việc "đánh úp" người dân? Kể cả tất cả đều có ý thức sang tên đổi chủ đi chăng nữa, liệu trong vài ngày, họ có kịp làm thủ tục sang tên đổi chủ? Đồng nghĩa với việc ngày 10/11 có hàng triệu người phạm luật giao thông trên đường.

Bức thư này cháu chỉ gửi trên mạng, viết lên bằng nỗi niềm của hàng triệu người dân chứ không chỉ của riêng cháu, việc bác đưa ra luật này là một điều vô lý như bao nhiêu luật khác như: ngực lép không được đi xe máy; đi dép lê không được đi xe máy, xe máy không được để xe trên vỉa hè; thay đổi giờ làm để giảm tai nạn giao thông...

Bác là một người có tài, có ý tưởng và dám táo bạo thực hiện nhưng những quyết định của bác đưa ra chỉ có thể thực hiện với những người có xe riêng. Dù sao thì là dân, cháu phải thực hiện thôi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Năn nỉ… tiết chế lòng tham

Bài đăng trên Đất Việt 6:06 PM, 10/11/2012

(Đất Việt) Nếu những kẻ tham nhũng có “con mắt lương tâm”, thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã chẳng phải thốt lên rằng, trước đây chỉ có một con sâu, nay thì nhiều sâu lắm!

Tại phiên thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng chiều 1/11, đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đã có một đề xuất khiến nhiều người chú ý: trong năm 2013 và các năm tiếp theo, nên mở cuộc vận động cao điểm về tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức tiết chế lòng tham: “Hãy dùng con mắt lương tâm của mình xem mình làm giàu bất hợp pháp đến mức nào, gây thiệt hại gì cho dân cho nước”.

http://media12.baodatviet.vn/2012/11/08/C146060_450tham-nhung.jpg
Chỉ có trẻ con mới tin kẻ tham nhũng có “con mắt lương tâm"



Đại biểu Đương cũng đề xuất mở cuộc vận động từ chức, trước hết là với các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh trong các lĩnh vực để xảy ra bê bối, thất thoát, lãng phí nghiêm trọng. Theo ông Đương, nếu phấn đấu chức quyền là một việc khó, giữ được chức quyền còn khó hơn, thì “dám từ bỏ chức vụ thực sự là anh hùng, vì có lợi cho dân cho nước”.

Không hiểu đề xuất của vị đại biểu Quốc hội nguyên là Phó viện trưởng Viện khoa học kiểm sát, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có ẩn ý gì không, nhưng ý tưởng của ông không khác là bao so với “ý tưởng” mà Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng từng kêu gọi dạo nào: nộp phí phương tiện cá nhân là thể hiện lòng yêu nước! Ở góc độ nào đó, còn có thể thấy đề xuất của ông Đương chẳng khác nào một sự năn nỉ, van nài. Mà sự năn nỉ, van nài nào đó thường chỉ diễn ra khi người ta đã cảm thấy bất lực.

Người ta có thể năn nỉ, van nài ai đó, chứ đối với những kẻ tham nhũng thì chỉ có trẻ con mới tin rằng chúng có “con mắt lương tâm”. Bởi nếu những kẻ tham nhũng có “con mắt lương tâm”, có lẽ Hội nghị Trung ương 4 đã chẳng phải ra Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, trong đó nhấn mạnh vấn đề kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Nếu có “con mắt lương tâm”, có lẽ “một bộ phận không nhỏ” kia cũng đã chẳng chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, cơ hội, thực dụng, sống xa hoa, phè phỡn trên nỗi thống khổ của người dân. Nếu những kẻ tham nhũng có “con mắt lương tâm”, thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã chẳng phải thốt lên rằng, trước đây chỉ có một con sâu, nay thì nhiều sâu lắm!

Bởi thế mà kêu gọi những kẻ tham nhũng dùng “con mắt lương tâm” để xem mình “làm giàu bất hợp pháp đến mức nào, gây thiệt hại gì cho dân cho nước” là một sự hão huyền đến mức khôi hài. Việc cần làm, phải làm và làm quyết liệt thật sự bây giờ là phải tìm cho ra “bầy sâu” để mà diệt, thay vì kêu gọi, vận động chúng thôi đục khoét, gặm nhấm tiền bạc, mồ hôi công sức của nhân dân, đất nước.

Trên diễn đàn Quốc hội, đại biểu Trần Đình Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh cũng đã phải thốt lên: “Nghị quyết của Đảng nói rằng tham nhũng đang thách thức sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước. Tôi muốn nói thêm là tham nhũng cũng đang thách thức Quốc hội, nguy hiểm hơn là thách thức sự kiên nhẫn, sự chịu đựng của nhân dân”.

Theo ông Nhã, muốn chống tham nhũng phải thay đổi cách đánh và người đánh. Về cách đánh, phải xem tham nhũng như tội xâm phạm an ninh quốc gia. Điều tra một kẻ nội gián, một kẻ khủng bố như thế nào thì cũng phải được phép áp dụng như vậy để điều tra chống tham nhũng. Cùng với việc lập Ban chỉ đạo TƯ do Tổng bí thư đứng đầu, đây là thời điểm chín muồi để Quốc hội lập cơ quan độc lập chuyên trách điều tra tội phạm tham nhũng.

Đề xuất rõ ràng, cụ thể như trên nếu được thực thi may ra mới ngăn chặn được nạn tham nhũng đang hoành hành, gây nhức nhối tâm can của nhân dân, cản trở sự phát triển của đất nước. Chứ cứ vận động và kêu gọi suông thì phỏng có ích gì.

Con người ai cũng có lòng tham, nhưng không phải ai, lúc nào và ở đâu cũng thể hiện lòng tham ấy. Bởi những người có liêm sỉ, có đạo đức, hiểu được lẽ phải, đạo lý, hay như cách nói của đại biểu Đỗ Văn Đương là có “con mắt lương tâm”, sẽ luôn chiến thắng được bản thân.

Còn ngược lại, những hạng tiểu nhân, vô đạo đức, thiếu giáo dục ắt sẽ thể hiện lòng tham vô đáy bất cứ khi nào có thể. Bởi vậy mà không thể kêu gọi, vận động ai đó “tiết chế lòng tham” được. Điều cần hơn hết, quan trọng hơn hết là phải tạo ra những “vòng kim cô” để không một ai có thể tham, không một ai dám tham, dù có điều kiện, cơ hội.

Tuấn Dũng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Thơ các cụ hưu trí, lão thành... viết về tham nhũng ở các CLB Thơ ca khắp nơi thì nhiều vô kể và cũng chỉ để đọc vui với nhau thôi... Báo đài thì là cấm địa... Đụng tới tham nhũng thì có ngày toi mạng, trước khi nó chết...

-LƯƠNG TÂM MẤT DẠY
(Thơ châm thật, tiếp theo bài
Định nghĩa Chạy, thơ châm dzui)

Chạy trường, chạy án, chạy quota
Ba chuyện thường ngày… tưởng mới à?!
Giáo dục kinh bang phê bọn nó
Giao thông cá độ hại phe ta
Chức quyền mua bán ngày băng nhóm
Tham nhũng ô dù tối quỷ ma
Lũ cướp mang danh toàn trí thức
Lương tâm mất dạy… cũng thầy bà?!…

-9/11/2006
-----------
-Thầy bà cũng mất dạy thì thế hệ trẻ học gì?!...
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...h-ch-ng-tr-075100698.html

Phạt xe chính chủ: Ngồi trên trời làm chính sách
VietnamnetVietnamnet – 7 giờ trước

   

Bên hành lang QH, có đại biểu QH cho hay bản thân ông cũng không có cái xe máy nào, ngày nghỉ thường mượn xe của con đi ăn sáng, nếu xe đó của con dâu, con rể thì làm sao chứng minh cùng họ...

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/Ngocircv1030nMinh.jpeg
Thường trực UB Pháp luật Ngô Văn Minh: Không khả thi

Về mặt chủ trương thì có vẻ đúng, đó là chống thất thu thuế, trốn thuế tập trung vào nhóm người mua đi bán lại nhưng không chịu sang tên đổi chủ và với các đối tượng phạm tội thì sẽ dễ nắm bắt thông tin hơn. Nhưng để đạt mục đích này cần phải có các biện pháp đồng bộ hơn. Chứ cách phạt xe không chính chủ vừa không khả thi, lại gây phản ứng trong dân.

Thường trực UB Pháp luật Ngô Văn Minh

Đại bộ phận là dân nghèo, cả nhà có một cái xe đi chung tại sao bây giờ lại nói đến chuyện chính chủ hay không chính chủ?

Như bản thân tôi không hề có một cái xe máy nào. Nhưng ngày nghỉ tôi mượn xe con tôi đi ăn sáng, uống cafe vỉa hè vậy tôi cũng phải chứng minh xe chính chủ. Giả sử như xe đó do con rể,  con dâu đứng tên, vậy bảo tôi chứng minh cùng họ với dâu rể sao được? Hoặc nếu yêu cầu phải chung hộ khẩu, nhưng tôi hộ khẩu ở ngoài Hà Nội, mà con tôi ở trong quê, chứng minh sao được. Xử phạt là hết sức vô lý.

Đây là một chủ trương thiếu thực tiễn của những người ngồi trên trời làm chính sách. Những chính sách không khả thi, không phù hợp tâm tư nguyện vọng của nhân dân.

Mà rõ ràng đã sai là phải sửa, không phù hợp là phải sửa.

Tôi nhớ ngành giao thông trước kia cũng có một quy định phi lý về việc người thấp bé nhẹ cân không được điều khiển xe gắn máy, sau đó QH phản đối và quy định này đã phải bỏ.

Đứng trước phản ứng của dư luận thì bản thân cơ quan ban hành chính sách cũng sẽ phải tự điều chỉnh. Nếu không kịp thời điều chỉnh thì một thời gian sau đó, UB Pháp luật sẽ có ý kiến. Luật Khiếu nại cũng có quy định là cơ quan ban hành chính sách tự xem lại quyết định của mình, tự sửa chữa, nếu không sửa sẽ bị tuýt còi.
http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/1100inhXuacircnTh1EA3o.jpeg
Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo: 'Đùng' một cái đem ra phạt

Chủ trương khi sang tên đổi chủ xe thì phải làm các thủ tục chuyển nhượng là đúng, hợp lý và cần cho công tác quản lý. Nhưng cách làm của ta là không có tuyên truyền phổ biến, “đùng” một cái đem ra phạt.

Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo (giữa)

Về mặt tài chính, có hai khoản thu là thuế thu nhập cá nhân đối với người chuyển nhượng tài sản và phí trước bạ đối với việc sang tên đổi chủ mà nếu không làm nghiêm thì Nhà nước sẽ mất một khoản thu.

Mặt khác, khi phương tiện xảy ra tai nạn hay vi phạm, nếu áp dụng biện pháp kỹ thuật là chụp biển số, như ở các nước, phạt xe đậu sai chẳng cần gặp chủ xe, cứ dán giấy phạt là chủ xe phải tự giác đi nộp, không nộp mức phạt sẽ lũy tiến ngày càng nhiều, điều đó chỉ thực hiện được khi xe là chính chủ. Nếu là xe đã qua bao nhiêu lần đổi chủ lòng vòng, làm sao cơ quan công quyền lần theo được.

Chủ trương có từ lâu mà nay mới làm, và còn vướng nhiều vấn đề khác. Ví dụ, với xe ôtô, theo một nghị định khác của Chính phủ lại cho phép hai người trao đổi xe chỉ cần hợp đồng ủy quyền có công chứng và nộp phí. Bây giờ, theo Nghị định này thì nếu không sang tên đổi chủ ngay là vi phạm, phạt rất nặng. Như vậy rõ ràng là là sai rồi. Bởi chính sách phải liên hoàn và đồng bộ.

Theo tôi, Chính phủ nên có một văn bản chính thức quy định rõ tạm dừng, hoãn hoặc lùi thi hành điều khoản này trong 6 tháng - 1 năm và yêu cầu những người đang sử dụng ôtô, xe máy không chính chủ thì phải chuyển đổi. Cũng như từ nay trở đi, các giao dịch đều phải làm đúng thủ tục. Hết thời gian gia hạn, ai không làm sẽ bị xử lý nghiêm, phạt nặng.

Nhưng vấn đề chính chủ là liên quan đến chủ xe, chứ không phải người sử dụng, nên phạt người sử dụng là không đúng. Nếu CSGT phát hiện người đi trên đường là người nhận chuyển nhượng xe nhưng không làm thủ tục sang tên đổi chủ thì phạt là đúng, tức là đánh vào chủ cũ và chủ mới của phương tiện, chứ không thể phạt một người vì đang sử dụng một cái xe chưa sang tên, vì chuyện mượn ôtô, xe máy là quyền mà trên thế giới này không ai cấm.

Nhất là chuyện này không khéo sẽ lại khuyến khích những nhà có điều kiện, nhu cầu chỉ cần 1 xe cho 4 người nhưng sắm mỗi người một xe, dẫn đến gia tăng lượng phương tiện cá nhân, đó là điều mà ta không khuyến khích.

Cách làm các thủ tục sang tên đổi chủ cũng phải cải cách làm sao thuận tiện và gọn, chứ như hiện nay rất phức tạp. Có khi phải mất hàng buổi đến chầu chực công chứng, nộp tiền, xếp hàng…

Thường trực UB Tư pháp Đỗ Văn Đương: Phải tính đến yên dân trước

Chủ trương đúng hướng, nhưng khi ban hành chính sách pháp luật nào đó thì phải có thời kỳ quá độ, phải có sự chuẩn bị.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/11001ED7V1030n11001B001A10ng.jpeg
Thường trực UB Tư pháp Đỗ Văn Đương

Ở đây phải cân nhắc cách làm bởi người tham gia phương tiện giao thông khi ra đường thì phải đem theo đầy đủ giấy tờ sở hữu xe. Mượn xe cũng là quyền dân sự bình thường.  Về việc này, nếu được thì Bộ trưởng cũng nên đứng ra giải trình cho dân rõ, tính cho hết các trường hợp chứ không nên cứng nhắc quá.

Theo tôi, phải làm thế nào đó để hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và cá nhân. Mọi chính sách đều phải tính đến yên dân trước.

>> “Đi xe của người trong gia đình thì không bị phạt”
>> Phạt xe không chính chủ: phi lý, dễ sinh tiêu cực

Ngọc Lê - Chung Hoàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Quốc nạn ngày càng trầm trọng

Bài đăng trên Tiền Phong 14:32 10/11/2012

TP - Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) được thông qua cách đây 7 năm. Lúc đó không khí trong Quốc hội (QH) và toàn dân đều phấn khởi hy vọng chúng ta rèn một thanh Thượng phương bảo kiếm để phen này dẹp tan quốc nạn.

http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=247601&Width=490



Đến nay quốc nạn dường như ngày càng trầm trọng. Cũng giống như chống dịch bệnh, khoanh được nơi dịch bệnh cư trú là đã thành công hơn nửa. Tham nhũng chỉ có ở những người có quyền, cụ thể hơn là có quyền định đoạt tài sản công, ngân sách, đất đai, dự án…
Hồi đó tôi có rút tít cho bài phát biểu của mình bằng câu điệp khúc thiêng liêng “đấu tranh đây là trận cuối cùng”.

Vậy mà trận cuối cùng trường kỳ đã 7 năm vẫn chưa có thành quả. Những kiểm điểm nghiêm khắc và thẳng thắn vừa qua của Đảng và quyết sách phê bình và tự phê bình nói lên rằng luật hiện hành đã không có hiệu quả.

Để sửa luật phải đánh giá cho đúng Luật PCTN năm 2005 và nếu dũng cảm thừa nhận rằng đã thất bại thì mới mong sửa thành công.

Thất bại dường như đã được báo trước, bởi năm 2005 khi thảo luận dự luật thì ngoài xã hội và ngay trong diễn đàn QH nhiều lần nhắc đến thành ngữ “vừa đá bóng, vừa thổi còi” - khi đưa ra cơ chế đứng đầu cơ quan chỉ đạo PCTN là cơ quan hành pháp.

Nhìn lại 7 năm qua, việc chống tham nhũng tựa như đánh trận giả, kế hoạch tác chiến rất hoành tráng, lực lượng huy động rất hùng hậu, mệnh lệnh ra quân rất dứt khoát và lại được nhân dân cổ vũ mạnh.

Khi lâm trận súng nổ rất to mà không sát thương được ai vì đạn không có đầu. Quan trọng hơn là quân xanh hay quân đỏ đều là quân ta cả. Chỉ có một số vị vụng về nên bị lộ hay bị dư luận báo chí phát hiện mới bị xử lý.

Từ 92 điều hiện hành, Luật sửa đổi nâng lên thành 102 điều, trong đó dành rất nhiều cho việc thực hiện sự minh bạch, công khai, nội dung rất chi tiết, nhưng tính khả thi vẫn còn là một dấu hỏi.

Thử hỏi vào thời điểm này có nhân viên cơ quan nào công khai đọc bảng kê khai tài sản của sếp, tìm tòi, phát hiện để yêu cầu sếp cung cấp thông tin mà vẫn giữ được chỗ làm việc của mình?

Thực tế có muốn tìm tòi cũng khó vì chúng ta đang sống trong một nền tài chính lạc hậu, tiêu tiền mặt, chưa hề quản lý và đánh thuế tài sản, lại thêm những mối quan hệ xã hội nhằng nhịt đến mức yêu cầu phải bắt tận tay, day tận trán việc đưa tiền mặt cho nhau thì mới đủ quy kết về tội hối lộ. Do vậy, mọi sự minh bạch quy định trong luật là điều khó thực hiện.

Nói như vậy không phải là bó tay. Tuy nhiên, trong dự thảo sửa đổi lần này chúng ta vẫn chưa quan tâm, khai thác nhân tố mà trong mọi tổng kết đều đã thừa nhận.

Đó là vai trò của dư luận xã hội nói chung mà hạt nhân là báo chí. Điều bổ sung trong dự thảo lại quy định cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp nội dung thông tin tài liệu theo yêu cầu của người đứng đầu Viện kiểm sát và Tòa án cùng cấp để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng y như đối xử với người dưới quyền.

Trong khi đó, không hề có biện pháp bảo vệ an toàn cho các nhà báo, cơ quan báo chí. Đáng ra phải là sự cộng tác có trách nhiệm thì trong luật lại là sự ràng buộc như điều kiện, khiến cho tốt nhất là các nhà báo đừng dính vào đấu tranh chống tham nhũng, vừa nghỉ cho khỏe, vừa tránh được những cạm bẫy nguy hiểm.

Nói cách khác, nếu chúng ta nhận thấy vũ khí sắc bén của báo chí thì thay vì mài cho sắc nay ta lại rũa cho cùn. Nhất là khi những biện pháp để bảo vệ nhân chứng hầu như chưa được khuyến khích để người dân có trách nhiệm vào cuộc.

Tóm lại, điểm mấu chốt để cho lần sửa đổi này mang lại hiệu quả thiết thực - dù không ảo tưởng nó sẽ giúp chúng ta diệt tham nhũng đến tuyệt chủng ngay lập tức - thì phải có một đầu não trong sạch, kiên cường như hình tượng lý tưởng trong dân gian là nhân vật Bao Công.

Phải mở ra một mặt trận rộng rãi để các tầng lớp nhân dân trong đó có báo chí vào cuộc. Đồng nghĩa, phải củng cố lòng tin thì mới vào trận được. Đáng tiếc là điều này chưa thấy rõ trong bản dự thảo sửa đổi.

Dương Trung Quốc
Tốn giấy mực. Mất thời gian. Nói để cho có chuyện thì nói làm gì.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thái Thanh Tâm đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
Quốc nạn ngày càng trầm trọng

Bài đăng trên Tiền Phong 14:32 10/11/2012

TP - Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) được thông qua cách đây 7 năm. Lúc đó không khí trong Quốc hội (QH) và toàn dân đều phấn khởi hy vọng chúng ta rèn một thanh Thượng phương bảo kiếm để phen này dẹp tan quốc nạn.

http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=247601&Width=490

Tốn giấy mực. Mất thời gian. Nói để cho có chuyện thì nói làm gì.
Nói

Cũng giống như là bác với tôi
Khác nhau ở chỗ nói mà thôi
Bên thì Quốc Hội, bên Thi Viện
Nói để yên tâm đã nói rồi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Giáo sư Roger B. Myerson:

“Thành công của một xã hội phụ thuộc phẩm chất người lãnh đạo”

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 14.11.2012, 10:20 (GMT+7)

SGTT.VN - Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Cầu nối – cuộc đối thoại hướng đến văn hoá hoà bình” tổ chức lần thứ tư tại Đông Nam Á, giáo sư Roger B. Myerson (giải Nobel Kinh tế 2007) đã có chuyến thăm Việt Nam ba ngày từ 14.11.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=186519
Giáo sư Roger B. Myerson. Ảnh: Tư liệu


Trước chuyến đi, ông đã trao đổi một vài ý kiến với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị qua email. Xin giới thiệu với bạn đọc.

Thưa giáo sư, có bao giờ ông áp dụng lý thuyết trò chơi và lý thuyết thiết kế cơ chế (*) trong cuộc sống? Những hiểu biết về các lý thuyết này có giúp ông đưa ra được những quyết định tốt hơn khi ông phải lựa chọn?

Nghiên cứu của tôi về lý thuyết trò chơi và lý thuyết thiết kế cơ chế dạy tôi hai điều rất hữu dụng trong cuộc sống hàng ngày. Điều thứ nhất là từ lý thuyết trò chơi, rằng khi anh tương tác với những người khác, luôn cố xem xét tình huống từ góc nhìn của họ. Điều thứ hai là từ lý thuyết thiết kế cơ chế, đôi lúc người ta phải trả phí để có được sự tin tưởng của người khác.

Lý thuyết thiết kế cơ chế có thể được mô tả là nghệ thuật của sự tạo dựng các thể chế đồng thoả động cơ cá nhân với các mục tiêu xã hội chung. Điều này có nghĩa là lý thuyết này giúp xây dựng thể chế ít tồn tại những điều xấu, chẳng hạn như tham nhũng?

Bài học cơ bản của thiết kế cơ chế đôi lúc là thế. Khi người ta có các thông tin khác nhau và không thể quan sát nhau mọi lúc, những thứ xấu xa như sự nghi ngờ và tham nhũng không thể nào được loại trừ hoàn toàn, vì vậy chúng ta cần phải nghĩ đến việc làm sao để các phí tổn thu nhỏ hết mức. Lý thuyết này đã được áp dụng để giải quyết các vấn đề của việc tổ chức đấu giá ở Mỹ và nhiều nước. Sự ứng dụng trải rộng từ đấu giá băng tần điện thoại đến cả đấu giá quảng cáo trên các website cá nhân. Tôi hy vọng rằng lý thuyết thiết kế cơ chế một ngày nào đó sẽ được ứng dụng để thiết kế các quy định ngân hàng tốt hơn, nhưng công việc này mới chỉ bắt đầu.

Ông sẽ có bài nói chuyện về “Sự lãnh đạo, nền dân chủ, và chính quyền địa phương” ở đại học Ngoại thương Hà Nội vào ngày 15.11. Ông có thể tiết lộ đôi chút về nội dung bài nói chuyện này? Làm thế nào lý thuyết thiết kế cơ chế ứng dụng được vào sự lãnh đạo, nền dân chủ, và chính quyền địa phương?

Là một nhà lý luận kinh tế, tôi đã cống hiến nhiều năm tháng trong cuộc đời mình để cố gắng tìm hiểu điều gì là nền tảng cốt yếu của một xã hội thịnh vượng bền vững. Những từ ngữ nêu trong chủ đề của bài nói chuyện tóm tắt một số yếu tố mà tôi tin là cốt yếu. Sự thành công của bất kỳ xã hội nào cũng phụ thuộc phẩm chất của những người lãnh đạo mà chính xã hội đó tin tưởng, cả với lãnh đạo cộng đồng địa phương và lãnh đạo quốc gia. Tôi sẽ bàn về việc làm thế nào lý thuyết kinh tế có thể giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn về những điều tạo nên một nhà lãnh đạo thành công.

Giáo sư Roger B. Myerson (61 tuổi) hoàn tất nghiên cứu tiến sĩ về toán học ứng dụng ở đại học Harvard với công trình nghiên cứu lý thuyết các trò chơi hợp tác. Ông có 25 năm giảng dạy tại trường quản lý Kellogg của đại học Northwestern và hầu hết các nghiên cứu giúp ông đạt giải Nobel (2007) được thực hiện ở đây. Từ năm 2001 đến nay, ông là giáo sư kinh tế của đại học Chicago. Công trình gần đây nhất của ông là dân chủ hoá đặt ra các vấn đề then chốt nào về chính sách của Mỹ ở Iraq.

Dân chủ thể hiện ở bất cứ hệ thống nào mà trong đó các nhà lãnh đạo có thể có được nhiều trọng trách hơn, khi họ chiếm được sự tín nhiệm và sự chấp thuận của số đông trong xã hội. Mối quan hệ giữa chính quyền địa phương các cấp và chính phủ có tầm quan trọng sống còn trong bất cứ xã hội nào. Tôi cho rằng các xã hội thành công dựa trên tương tác tích cực giữa các hoạt động chính trị địa phương và trung ương, vốn có thể làm tăng nguồn cán bộ lãnh đạo cấp địa phương và cấp quốc gia, những người có danh tiếng tốt trong việc chi tiêu công quỹ một cách có trách nhiệm để cung cấp dịch vụ công cho nhân dân.

Ông trông đợi gì từ những người đến nghe bài nói chuyện của ông ở Việt Nam?

Tôi cố gắng phát triển lý thuyết xã hội từ quan điểm toán học rất tổng quát, nhưng chắc chắn quan điểm của tôi được hình thành dựa trên các trải nghiệm của chính tôi, một người Mỹ. Khi những người ở các quốc gia khác thảo luận về các ý kiến này, tán đồng vài điểm và không tán đồng vài điểm khác, phản hồi của họ sẽ giúp tôi có cái nhìn rộng hơn về các vấn đề của các xã hội ở mọi nơi. Việt Nam là một đất nước rất khác với đất nước của tôi, dù chúng ta cùng có liên hệ đến một sự kiện lịch sử xung đột đáng buồn, nhưng tôi mong đợi học hỏi được nhiều từ các thảo luận với sinh viên Việt Nam về các lý thuyết xã hội và các vấn đề thực tiễn của hai nước chúng ta.

Mai Hương

Bốn chủ nhân giải Nobel đến Việt Nam

Trong khuôn khổ chương trình “Cầu nối – cuộc đối thoại hướng đến văn hoá hoà bình”, tiếp sau giáo sư Myerson sẽ có ba chủ nhân giải Nobel khác đến Việt Nam: giáo sư người Đức Harald zur Hausen (giải Nobel Y học 2008), hai giáo sư người Mỹ là Douglas D. Osheroff (Nobel Vật lý 1996) và Harold W. Kroto (Nobel Hoá học 1996). Ngoài ra, trong chuỗi sự kiện còn có các bài nói chuyện của giáo sư Ngô Bảo Châu và giáo sư Romano Prodi, đặc phái viên Liên hiệp quốc, cũng là cựu thủ tướng Ý, cựu chủ tịch Uỷ ban châu Âu.

Chương trình “Cầu nối – cuộc đối thoại hướng đến văn hoá hoà bình” được tổ chức luân phiên hàng năm ở Malaysia, Philippines, Campuchia, Thái Lan, và sẽ tiếp tục được mở ở các quốc gia thành viên ASEAN trong các năm tới. Chương trình được tổ chức bởi International Peace Foundation có trụ sở tại thủ đô Vienna của Áo. Tại Việt Nam, các bài nói chuyện và đối thoại trong chương trình lần thứ tư được tổ chức ở Hà Nội hoặc TP.HCM đến tháng 3.2013, mở cửa miễn phí cho công chúng tham dự. Thông tin chi tiết về chuỗi sự kiện nói trên và thể lệ đăng ký tham dự có thể xem tại http://peace-foundation.net/.


(*) Lý thuyết thiết kế cơ chế là một phương pháp giúp chứng minh cơ chế nào, trong số tất cả các cơ chế có được, mang đến kết quả tối ưu. Lý thuyết thiết kế cơ chế mang đến hiểu biết sâu sắc về việc tại sao nhiều tổ chức và nhiều doanh nghiệp được hình thành theo cách hiện có, hay khi nào những cấu trúc này được thiết kế giúp con người tin tưởng nhau hơn trong khi họ có những thông tin khác nhau. Giáo sư Myerson đã phát hiện một mối liên kết nền tảng giữa sự phân phối được thực hiện và các chuyển giao tiền tệ cần thiết để thúc đẩy các bên có nhiều thông tin cung cấp thông tin của mình một cách trung thực.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nhiều bác sĩ đã mắc bệnh "ung thư phong bì"

(Bài đăng trên vnexpress.nét)

Kiểm tra bác sĩ nhận phong bì không khó, vấn đề có muốn vì dân mà làm hay không thôi.
> Thưa bộ trưởng, bác sĩ quát ba cháu khi chưa có phong bì
> Không thể vừa đưa phong bì vừa chụp hình tố cáo bác sĩ

Việc các bác sĩ nhận phong bì hay tiền đút lót không đơn giản chỉ là "con sâu làm sầu nồi canh" mà đã phổ biến, trở thành một căn bệnh có tên là "ung thư phong bì". Căn bệnh này, đặc biệt nghiêm trọng ở các bệnh viện công.

Chữa căn bệnh này như thế nào? Tôi thấy rất đơn giản, không hiểu sao Bộ trưởng Y tế không nghĩ tới? Sau đây là "đơn thuốc":

1. Lập một đoàn kiểm tra (giống công an mật ấy), mặc thường phục và nên chọn người nào ăn mặc nhìn quê quê một tý.

2. Chọn bệnh viện công bất kỳ, cho 2 người vào khám bệnh (hoặc giả làm người nhà bệnh nhân). Một người đưa phong bì, một người không.

3. Đánh dấu tiền, quay phim, chụp ảnh bí mật quá trình từ lúc khám bệnh đến lúc mua thuốc.

4. Kỷ luật đuổi việc bác sĩ vi phạm.

Tôi tin rằng, kiểm tra bất ngờ sau một tháng, kỷ luật công khai vài trường hợp là bệnh "ung thư phong bì" sẽ thuyên giảm ngay...

Kiểm tra bác sĩ nhận phong bì không khó (có khi còn dễ hơn phát biểu trước quốc hội), vấn đề có muốn vì dân mà làm hay không thôi?

Nguyễn Khắc Hiếu

....

Cái ông Nguyễn Khắc Hiếu này thật ngây thơ. Ông nói cái điều mà họ không thể làm, vì trong sâu thẳm tâm can họ không bao giờ muốn làm. Còn ở diễn đàn này nọ thì ai mà chả phải nói theo bổn phận...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [78] [79] [80] [81] [82] [83] [84] ... ›Trang sau »Trang cuối