Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [38] [39] [40] [41] [42] [43] [44] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Ngư dân Việt hiên ngang ra khơi

Bài đăng trên Đất Việt 7:25 PM, 17/05/2012

(ĐVO) Hai ngày sau khi Trung Quốc đưa ra cái gọi là lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, hàng vạn ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục rẽ sóng ra khơi, thẳng hướng quần đảo Hoàng Sa để khai thác hải sản. Ra khơi, không chỉ để mưu sinh mà hơn hết là thể hiện lòng tự tôn và quyết tâm giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Với mỗi ngư dân, Hoàng Sa, Trường Sa là ngư trường truyền thống từ ngàn đời nay.

Thẳng hướng Hoàng Sa

Sáng 18.5, tại cảng cá Đà Nẵng hơn 40 tàu thuyền của ngư dân các tỉnh Đà Nẵng- Quảng Nam- Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế đồng loạt nhổ neo, thẳng hướng Hoàng Sa để đánh bắt hải sản.

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thachanh/20120517/ngdan0.jpg



“Nhà tui đã hơn ba đời làm nghề đi biển. Từ xưa đến nay chúng tui vẫn đánh bắt bình thường. Nếu Nhà nước Việt Nam cấm thì chúng tôi chấp hành, nhưng Trung Quốc đơn phương ra lệnh cấm ngược đời vậy thì chúng tôi sẽ không thực hiện” - Ngư dân Hoàng Văn Lê (trú Sơn Trà- Đà Nẵng) khẳng khái. Ông Nguyễn Tí, ngư dân quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cũng quyết đoán: “Các vùng biển ở Hoàng Sa và Trường Sa là ngư trường truyền thống của Việt Nam nên chúng tôi đánh bắt ở khu vực này thì không có gì là sai”.

Ngày 16.5, tại âu thuyền Thọ Quang, con tàu lớn nhất miền Trung mang số hiệu ĐNa 90511TS của ông Trần Toàn (tổ 42 phường Thuận Phước, quận Hải Châu) đã hạ thủy, bắt đầu hành trình ra Hoàng Sa làm dịch vụ nghề cá. Ngoài khai thác thủy hải sản, tàu của ông Toàn còn kiêm thêm nghề dịch vụ, hậu cần biển ở ngư trường Hoàng Sa. “Đời tui đi biển tính đến nay đã hơn 30 năm, cả gia đình mấy con đều sống nhờ biển. Sau này, thấy câu chuyện nghịch lý của ngư dân khi ra khơi đang đánh bắt dở dang phải quay về vì thiếu dầu, thực phẩm nên tui nghĩ phải cung cấp trực tiếp cho họ”, ông Toàn tâm sự.

Những năm qua Trung Quốc liên tục ra các lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông. Nhiều lần các tàu cá của Trung Quốc vô cớ tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam. Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết, các ngư dân Việt Nam đã khôn khéo bảo vệ lẫn nhau nên âm mưu trên đã không trở thành hiện thực. “Ba đời gắn liền với biển đảo, chưa có khó khăn nào mà chúng tôi không vượt qua. Việc các tàu của Trung Quốc tấn công và quấy nhiễu càng làm cho chúng quyết tâm bám biển để bảo vệ một phần lãnh thổ của tổ quốc”, ngư dân Nguyễn Tấn Thành (Lý Sơn, Quãng Ngãi) nói.

Sẽ có tàu vỏ thép để bảo vệ ngư dân

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/thachanh/20120517/ngdan2.jpg
Tàu ĐNa 90511TS của ông Trần Toàn đã hạ thủy, bắt đầu hành trình ra Hoàng Sa làm dịch vụ nghề cá



Để ngư dân yên tâm bám biển, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã luôn luôn có chính sách hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho ngư dân. Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chọn huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) làm địa phương thí điểm phát triển tàu đánh cá và dịch vụ hậu cần vỏ thép - thực hiện một bước trong lộ trình hiện đại hóa tàu cá của ngư dân, để tăng cường khả năng bám biển cho ngư dân. Đi theo đó là hậu cần dịch vụ nghề cá, tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển... Mô hình này của Lý Sơn dự kiến sẽ nhân rộng ra 28 tỉnh, thành ven biển trong những năm tới.

Đón nhận thông tin này, lãnh đạo các tỉnh miền Trung cho hay, sự đầu tư tàu vỏ thép cho ngư dân là cần thiết để những đội tàu đánh cá xa bờ đủ mạnh để hoạt động có hiệu quả trên biển Đông. Ông Lê Viết Chữ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tỉnh đang cùng với Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) ký kết đóng thí điểm 20 tàu vỏ thép công suất 600 – 800 mã lực để hỗ trợ ngư dân các địa phương ven biển, đảo gồm Bình Sơn, Tư Nghĩa, Đức Phổ và huyện đảo Lý Sơn. “Với sự đầu tư này, ngư dân Quảng Ngãi sẽ được bảo vệ trước những sự cố trên biển”, ông Chữ nói.

Tại Đà Nẵng, tại nghị quyết HĐND thành phố năm 2012, cũng xác định việc phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển loại hình dịch vụ nghề cá ở Hoàng Sa. Ông Ngô Văn Quang (Sở NN&PTNT TP.Đà Nẵng) nhấn mạnh: “Hiện đại hóa tàu thuyền để phát triển đội tàu dịch vụ ở Hoàng Sa là nhu cầu thiết thực, là sự phát triển tất yếu của việc đánh bắt xa bờ. Dịch vụ nghề cá ở Hoàng Sa là một mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển, từ đánh bắt đến thu mua và chế biến hải sản”.

Ngày 16.5, Hội Nghề cá Việt Nam đã gửi công văn tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ NN-PTNT về việc Trung Quốc có lệnh cấm đánh bắt cá khu vực biển Đông. “Trung Quốc sẽ áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực thuộc vùng biển Đông từ ngày 16.5 đến 1.8.2012, trong đó có cả những khu vực thuộc chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Việc làm trên của phía Trung Quốc đã lặp lại từ nhiều năm nay và gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất khai thác, đánh bắt cá trên biển và đời sống của ngư dân Việt Nam, vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng cần "sớm có biện pháp hữu hiệu, quyết liệt hơn, phản đối việc làm sai trái trên của Trung Quốc; có biện pháp bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân khi đi khai thác trên biển”, công văn nêu rõ.

Đoàn Nguyên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nhà nước cần có những chính sách cụ thể, thiết thực ưu đãi, hỗ trợ bà con đi đánh bắt cá và làm những việc khác ở vùng biển Hoàng sa, Trường sa. Coi đây là một mặt trận mà ngư dân cùng với bộ đội bảo vệ phên dậu của Tổ quốc ở vùng biển đảo. Khi bị Khựa bắt giữ, đánh đập, phá tầu thuyền...cần có hỗ trợ. Khi bị hy sinh vì Tầu khựa, xem xét công nhận là liệt sĩ...
  Hoan nghênh những động thái mà bài báo nêu ở trên. Vấn đề là cần làm đi đôi với nói. Đặc biệt làm nhanh, mạnh, nói ít thôi.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

TRUNG QUỐC ĐƯA RA YÊU SÁCH  ĐƯỜNG LƯỠI BÒ NHẰM ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/TADLBOF.jpg

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/CTLIB.jpg
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

TTO - Cảnh sát Trung Quốc đang điều tra vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở nước này, khi một lô hàng tai heo bị phát hiện hoàn toàn làm từ hóa chất độc hại, theo AFP ngày 16-5.

Nhật báo Trung Quốc cho biết số tai heo giả này được phát hiện tại một khu chợ ở thành phố Cám Châu, thành phố lớn thứ hai của tỉnh Giang Tây, vào cuối tháng 3 sau khi một khách hàng khiếu nại đã ngửi thấy mùi lạ khi nấu số tai heo này.

Các quan chức an toàn thực phẩm đã kiểm tra những tai heo giả này và phát hiện chúng được làm hoàn toàn bằng chất gelatin và muối oleate natri. Hai chất này thường được sử dụng trong sản xuất xà phòng.

Giáo sư Phạm Chí Hồng thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết số tai heo giả này có thể gây nguy hiểm với sức khỏe con người, “nếu ăn một lượng lớn natri sẽ dẫn đến cao huyết áp và ảnh hưởng chức năng tim”. Không những thế, để bán tai heo giá rẻ thì loại galetin được sử dụng có thể là hàng công nghiệp phẩm chất thấp. Galetin công nghiệp, một chất phụ gia bị cấm ở Trung Quốc, được làm từ các sản phẩm crom và có thể dẫn đến ung thư.

Trên các trang mạng của Trung Quốc đăng rất nhiều hình ảnh cho thấy những quan chức địa phương đang kiểm nghiệm một túi có chứa tai heo giả. Chúng có màu nâu nhạt và các khía trông như nhựa. Ngoài ra, số tai heo giả này không có lông hay những mạch máu nhỏ như tai heo thật.

Cảnh sát địa phương cho biết đã bắt giữ một người đàn ông, được cho là người chủ bán số lô tai heo giả trên. Hiện vụ việc đang điều tra để tìm ra nguồn cung số tai heo giả này. Sở y tế tỉnh Giang Tây chưa đưa ra bình luận về vụ việc. Món tai heo là một món ăn được ưa chuộng của người Trung Quốc.

Cuộc điều tra tai heo giả diễn ra cùng giai đoạn chính quyền phát động cuộc điều tra những người bán rau quả ở tỉnh Sơn Đông về việc họ phun lên bắp cải hóa chất formaldehyde để giữ cho chúng tươi lâu.

TẤN KHOA (Theo China Daily, AFP)

....

Hãy tránh thật xa các món ăn của bọn Tầu khựa giết người . (TTT)
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Hành chính cai trị hay hành chính phục vụ?

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 18/5/2012 06:00 AM

Một số vụ việc xảy ra gần đây khiến công luận phải đặc biệt quan tâm đã cho thấy hiển hiện nguy cơ lạm dụng quyền dùng vũ lực của người thi hành công vụ trong xử lý các vụ việc rối rắm trong đời sống xã hội, đặc biệt là tình huống nhạy cảm liên quan đến đất đai, giải tỏa, đền bù. Chúng còn báo động về phẩm chất đạo đức thực thi công vụ của “công bộc” đang có dấu hiệu xuống cấp, cần được quan tâm chấn chỉnh.

Thiết nghĩ có hai loại hành chính song song tồn tại: hành chính cai trịhành chính phục vụ (dịch vụ). Mác có nói đại ý, khi xã hội văn minh và phát triển đến một mức nào đó thì Nhà nước nhỏ lại và tiêu vong. Đó chính là Nhà nước cai trị sẽ tiêu vong và chỉ còn lại Nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính.

Xã hội ta ngày càng phát triển, nền dân chủ XHCN ngày càng củng cố, do đó không có lý do gì phát triển loại hành chính cai trị mà ngược lại phải phát triển hành chính phục vụ. Hành chính phục vụ sẽ hướng tới một nền hành chính gần dân, lấy nhân dân làm trung tâm (chủ thể) đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng của nhân dân.  

Các cấp chính quyền và công chức cần quán triệt những tiêu chí của nền hành chính phục vụ.đó là: Xử sự một cách dân chủ, không chỉ ban hành quyết định mà còn giải thích cặn kẽ rõ ràng các quyết định cho thấu tình đạt lý. Phải thông tin đầy đủ để ngăn chặn sự mất lòng tin. Cần có các công chức có chuyên môn, hiểu biết tâm lý, có kiến thức xã hội để có thái độ xử sự gần dân, thường xuyên bồi dưỡng công chức về chuyên môn nghề nghiệp, về kiến thức bổ trợ, về xã hội.

Người lãnh đạo không có sự ràng buộc nghĩa vụ trách nhiệm với đơn vị thì sẽ không có sự gần dân. Người lãnh đạo luôn phải nêu gương và đòi hỏi cao đối với công chức dưới quyền thực hiện đúng nghĩa vụ trách nhiệm của họ. Hoạt động hành chính phục vụ đòi hỏi tổ chức bộ máy hành chính thích hợp, hoạt động hiệu quả, hiệu lực.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/05/17/17/20120517172458_07.16.jpg
Đất đai là một lĩnh vực có thể nói vô cùng nhạy cảm.Ảnh minh họa



Phân công phân cấp trách nhiệm rõ ràng; thực hiện "một cửa"; áp dụng những tiến bộ kỹ thuật hỗ trợ hoạt động hành chính; tạo sự thuận lợi tối đa cho dân. Một nền hành chính phục vụ sẽ đưa đến các lợi ích sau: Nhân dân gắn bó với địa phương mình, gắn bó với chính quyền; công chức nhận rõ sự vừa lòng hay không vừa lòng của dân (khách hàng) mà điều chỉnh thái độ, hành vi, lề lối làm việc theo hướng không ngừng hoàn thiện .

Đất đai là một lĩnh vực có thể nói vô cùng nhạy cảm. Chính vì vậy trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ khẩu hiệu "người cày có ruộng" đã tập hợp được triệu triệu người dưới ngọn cờ cách mạng, biết bao người đã ngã xuống vì lý tưởng này ! Ngày nay, bước sang một giai đoạn cách mạng mới, khẩu hiệu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh" đã quy tụ, tập hợp, đoàn kết, thu phục nhân tâm cả cộng đồng và toàn xã hội, kể cả những người còn dị biệt về chính kiến.

Thế nhưng xung quanh chuyện đất đai vẫn tiềm ẩm một nguy cơ chia rẽ nhân tâm, xáo trộn từ trong gia đình, họ tộc đến xã hội, có nhiều khi một số nơi là cái cớ, có thể bị lợi dụng, gây ra sự đối lập cộng đồng với chính quyền... Có một nhà sử học từng cảnh báo trên diễn đàn Quốc hội: "Người nông dân mất đất là một nguy cơ của lịch sử".

Xét nhiều phương diện, điểm qua một số vụ việc có thể chia xẻ với nhận định trên. Theo tổng kết của Thanh tra Nhà nước, có đến trên 80% vụ kiện tụng đông người gay gắt, phức tạp, kéo dài, vượt cấp... là xung quanh chuyện đất đai. Chạy theo giải quyết các khiếu kiện này đã chiếm hết thời gian vật chất của các cấp chính quyền từ  Trung ương đến địa phương, không còn thời gian để đầu tư cho suy nghĩ xây dựng phát triển kinh tế xã hội. Có ý kiến cho rằng, đó là hệ quả của việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tấc đất tấc vàng !

Kinh tế thị trường bản thân nó không có lỗi. Có lỗi chăng là lỗi ở chính sách, thể chế chưa đủ, còn kẽ hở, bất cập, không đủ sức điều hành thị trường bất động sản trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Có lỗi chăng là trong việc điều hành xử lý cụ thể của các cấp chính quyền, của từng công chức thi hành công vụ... Chưa thật sự lắng nghe dân, tuyên truyền giải thích, chưa thật sự là công bộc, có lúc xa rời bản chất của chính quyền của dân do dân vì dân. Để sang một bên những nguyên nhân khách quan có sự kích động, gây rối... Hãy để tâm nhiều đến các nguyên nhân chủ quan, để tìm kiếm các giải pháp

Gần đây sau nhiều lần sửa đổi Luật đất đai và cả các Nghị định như Nghị định 181... đã chuyển động theo xu hướng quản lý thị trường bất động sản, giải quyết thỏa đáng hơn mối quan hệ giữa quản lý và lợi ích chính đáng của người dân.

Kinh nghiệm của nhiêu nước cho thấy,khi quy hoạch đất của nông dân để làm các khu công nghiệp, thì người có đất (nông dân) nghiễm nhiên có cổ phần trong doanh nghiệp đó. Con em họ, hoặc bản thân họ cũng được thu nhận làm công nhân trong doanh nghiệp, tất nhiên là phải qua đào tạo. Nói đến thị trường là nói đến quyền lợi. Người dân nói chung dễ nhận thấy những quyền lợi thiết thực, cơm áo, công ăn việc làm. Đành rằng ai cũng biết xây dựng các nhà máy là để cho đất nước chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, trong đấy có bản thân họ được hưởng.

Tuy nhiên đập vào mắt họ, chỉ thấy các ông chủ doanh nghiệp đi xe đời mới, xúng xính... Còn họ thì dù ôm một cục tiền nhưng tương lai thế nào đây, ăn vài ba bữa sẽ hết, biết làm gì đây? Chính vì vậy nhiều khi họ bị kích động sinh ra những vụ việc như bao vây nhà máy, khống chế vào ra làm ăn của các ông chủ, đòi yêu sách...

Thật ra người dân rất sòng phẳng, có truyền thống xử lý các mối quan hệ về lợi ích giữa cá nhân, cộng đồng rất hài hòa, hợp lý, lòng nhân ái luôn tràn đầy thời nào cũng có. Vẫn còn đấy nhiều tấm gương, địa phương nào cũng có, các bà mẹ tuy nghèo vẫn tự nguyện hiến đất xây trường, nhiều hộ có đất cho các hộ nghèo không đất, mượn đất sản xuất vài ba vụ để thoát nghèo... Vấn đề là cán bộ, công chức chính quyền phải gần dân, lắng nghe nguyện vọng, kiên trì và biết cách giải thích, hạn chế tối đa việc sử dụng biện pháp hành chính tùy tiện... đặc biệt là chính sách vi mô phải gắn được quyền lợi trực tiếp của dân với đất, dù đã chuyển mục đích sử dụng. Những năm qua cũng rộ lên phong trào dân tự nguyện hiến đất mở đường, mở hẻm.

Nghĩa cử đó là cái gì? Đó là các cấp chính quyền ở các địa phương trên, Đảng, Mặt trận các đoàn thể... đã làm đúng khẩu hiệu khó vạn lần dân liệu cũng xong.

Diệp Văn Sơn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

van2011 đã viết:

Bài văn lạ
…TTXVN đưa tin, khi được up lên mạng, bài văn này đã có rất nhiều lượt "like", nhưng trên thực tế nó lại nhận một "trứng ngỗng" tròn trĩnh của giáo viên...và nhận lời phê bình: “Ý thức kém, em cần chấn chỉnh sửa ngay”, nhưng nó vẫn đang làm dậy sóng dư luận trong mấy ngày gần đây.
http://giaoduc.net.vn/Uploaded/kimngan/2012_05_14/bai-van-giaoduc.net.vn.jpg

“Lưỡi dao” barem



SGTT.VN - Bài văn bị phê là “Ý thức kém. Cần chấn chỉnh ngay” có đề yêu cầu “Phân tích về vấn nạn bạo lực học đường” được em học sinh sử dụng nhiều kiến thức... vật lý, hoá học để lý giải một thứ “bạo lực” khác, đó là cái nóng khủng bố tinh thần, theo em cũng ảnh hưởng vô cùng lớn đến việc học.

Giải thích lý do tại sao chấm điểm 0, giáo viên cho rằng đây là dạng đề thi mở có định hướng, “trong tài liệu bộ ban hành có hướng dẫn đây là đề mở nhưng phải dựa theo những ý hướng dẫn có sẵn. Ví dụ như tình trạng bạo lực, rồi nguyên nhân, hậu quả, tôi đều đã đưa ra dàn ý để các em dựa vào đấy viết bài” (Tuổi Trẻ, 16.5). Về điểm này, cô giáo chẳng có gì sai vì đây là cách dạy văn phổ biến lâu nay ở nước ta.

Nhiều người hẳn còn nhớ cách đây nhiều năm, học sinh Nguyễn Phi Thanh của trường trung học phổ thông Việt Đức, Hà Nội trong kỳ thi học sinh giỏi văn đã có bài thi gây “chấn động” dư luận vì nội dung phủ nhận giá trị của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, nhân đó phê phán luôn cách giảng dạy môn văn khô cứng, một chiều, đơn điệu trong trường học. Một chuyên gia phụ trách môn văn ở vụ giáo dục phổ thông trung học, bộ Giáo dục và đào tạo lúc đó cho biết: “Trong hướng dẫn chấm môn văn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, năm nào bộ cũng lưu ý giám khảo đánh giá cao, khuyến khích những bài có sáng tạo trong cảm nhận và thậm chí cả trong trình bày, diễn đạt. Như vậy, bộ cũng khuyến khích những cách hiểu khác nhau của từng học sinh, khích lệ các em thể hiện chính kiến riêng”.

Nhưng trước các kỳ thi, nỗi ám ảnh bởi những barem của đáp án mới có điểm cao khiến giáo viên bắt học trò phải cảm nhận văn học theo khuôn khổ. Chính cách tổ chức thi và chấm thi như vậy, chi phối luôn cả việc dạy và học, đã triệt tiêu “quyền được sáng tạo” của biết bao thế hệ học sinh.

Một số nhà giáo không đồng ý với cách gọi “bài văn lạ” mà các báo thường hay sử dụng. Nhưng chắc chắn sẽ nảy sinh câu hỏi: vậy đâu là giới hạn sự sáng tạo của học trò?

Ông Trần Trung Nhân, một phụ huynh học sinh của trường Lê Quý Đôn (TP.HCM) nói, thời đi học của ông, việc đặt vấn đề ngược trong thể loại văn nghị luận là chuyện bình thường. Nhận thức của con người luôn luôn thay đổi. Do đó, cảm thụ văn học cũng sẽ thay đổi theo thời gian, vậy thì tại sao bắt buộc học trò phải cảm nhận tác phẩm, nhân vật theo đúng khuôn mẫu mà những người biên soạn sách giáo khoa đã chỉ ra?

Theo các chuyên gia giáo dục, thật ra không có ranh giới giữa mục tiêu kiến thức, kỹ năng cần được lĩnh hội và sự sáng tạo của học trò. Nền giáo dục hiện đại trao cho thầy “quyền được phán quyết”, xét về mặt phương pháp, khi trò vượt ra ngoài những ranh giới và người thầy có thể áp dụng nhiều biện pháp: khuyến khích, giải thích, định hướng thay vì phê phán nặng lời, áp đặt quan điểm của mình và cho điểm kém...

Giáo dục lấy học sinh làm trung tâm là khuyến khích sự sáng tạo của cá nhân, cho nên việc dạy văn trong nhà trường hiện nay hay vì bị câu thúc bởi điểm số và thành tích, người giáo viên cần được cởi trói để có thể sáng tạo trên cơ sở nội dung của chương trình và sách giáo khoa quy định, và mới đủ sự rộng lượng để chia sẻ hết những giây phút “bộc phát” của trò mà ta thường cho rằng rất “lạ”!

Diệu Thuỳ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:

Giáo dục lấy học sinh làm trung tâm là khuyến khích sự sáng tạo của cá nhân, cho nên việc dạy văn trong nhà trường hiện nay hay vì bị câu thúc bởi điểm số và thành tích, người giáo viên cần được cởi trói để có thể sáng tạo trên cơ sở nội dung của chương trình và sách giáo khoa quy định, và mới đủ sự rộng lượng để chia sẻ hết những giây phút “bộc phát” của trò mà ta thường cho rằng rất “lạ”!
Lạ

Dạy như thế
Học như thế
Sau này lên ghế
Thấy gì cũng lạ thế!

Chuyện lạ
Bệnh lạ
Hiện tượng lạ
...
Có mỗi tiền
Chẳng thấy ai kêu lạ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Tai%20chinh%20-%20Ngan%20hang%20-%20Money/aphmoney.jpg
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

PGS-TS Phạm Duy Nghĩa

Chống vi hiến, cần có thiết chế bảo hiến

Bài đăng trên Lao Động Thứ sáu 18/05/2012 07:04

PGS Phạm Duy Nghĩa (Chủ nhiệm khoa Luật, ĐH Kinh tế TPHCM - ảnh) học ĐH và làm tiến sĩ ở ĐH Leipzig, CHDC Đức, sau đó là học giả Fulbright, Harvard LawSchool và đã tham gia nghiên cứu, thảo luận nhiều về đề tài bảo hiến. Với câu hỏi về vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước và cơ chế bảo hiến ở Việt Nam, TS Phạm Duy Nghĩa phân tích:

http://laodong.com.vn/Image.aspx?id=62954&ts=425&lm=634729232445900000



- Trước hết, cần lưu ý hiến pháp là một khế ước của nhân dân lập ra để kiểm soát quyền lực nhà nước. Hiến pháp viết ra để ràng buộc chính quyền chứ không phải ban quyền cho người dân. Nhưng ở một số quốc gia, hiến pháp đã không được hiểu với ý nghĩa đó. Một số quốc gia sử dụng hiến pháp như cương lĩnh của nhà nước, của những người lãnh đạo, còn những quốc gia dân chủ, hiến pháp viết ra để trói buộc nhà cầm quyền. Bởi lẽ, người có khả năng vi phạm hiến pháp thường không phải nhân dân, mà là các cơ quan có thể sử dụng quyền lực công. Các cơ quan giữ quyền lực công là chính phủ, tòa án, quốc hội. Một đạo luật do quốc hội ban hành có thể vi phạm hiến pháp, chính vì vậy phải có thiết chế bảo hiến.

Sự tồn tại của thiết chế bảo hiến không phải tự thân sự ra đời của nó. Ý nghĩa của chữ “sống” ở đây là cơ quan bảo hiến đóng vai trò đáng kể trong đời sống chính trị, nhân dân có thể đặt niềm tin và sự kính trọng vào cơ quan đó. Không phải chỉ riêng VN mà bất cứ quốc gia nào cũng cần có quá trình trưởng thành, hay nói cách khác là hội đủ các điều kiện để có được một thiết chế bảo hiến thực chất. Hàn Quốc du nhập thiết chế bảo hiến từ năm 1945, nhưng thực sự đến năm 1980 mới hoạt động có hiệu quả. Đức tuyên bố có tư duy bảo hiến từ Hiến pháp Weimar những năm 1918, nhưng trên thực tế, mãi đến sau 1949, cơ quan bảo hiến của Đức mới có hình hài rõ rệt. Thái Lan vay mượn thiết chế bảo hiến của Đức, song thành công còn hạn chế.

Ông có đề cập đến sự nhận biết của người dân, vấn đề này được hiểu như thế nào?

- Dư âm của tâm lý thần dân đã tồn tại ở VN cả ngàn năm nay không thể một sớm một chiều mà tan biến được. Cần phải có quá trình và thời gian để người dân nhận biết đầy đủ về quyền công dân của mình, hiểu rằng quyền được nói, được biết, được tự do hội họp, biểu tình của công dân là những quyền đương nhiên họ được hưởng. Khi tinh thần công dân tăng lên mới xuất hiện nhu cầu đòi các quyền đó phải được tôn trọng.

Theo ông, chế ước quyền lực nhà nước sẽ thiết kế ra sao khi VN không đi theo chủ thuyết tam quyền phân lập?

- Trong cấu trúc quyền lực VN, quyền lực thực tế dồn vào Chính phủ và UBND các địa phương. Hệ thống tòa án cần nỗ lực để có thêm niềm tin và sự kính trọng cao trong xã hội. Quốc hội với 3/4 đại biểu kiêm nhiệm nên chưa thể chuyên nghiệp. Vì hai thiết chế đó còn yếu nên quyền lực tập trung vào lực lượng hành pháp. Nếu phân bổ lại quyền lực, cần phân nhiệm để có đối trọng và kiểm soát quyền lực. Quốc hội thực sự mạnh khi đại biểu Quốc hội thực sự nói lên tiếng nói cử tri của mình. Muốn làm được điều đó đại biểu phải chuyên nghiệp, là một nghề có thù lao xứng đáng, có đầy đủ phương tiện và điều kiện hỗ trợ phục vụ cho hoạt động. Muốn tòa án mạnh, nhiệm kỳ của thẩm phán phải đủ dài, không hạn chế 5 năm như hiện nay. Tổ chức tòa án phải độc lập, tách ra khỏi ảnh hưởng của lực lượng hành pháp mà tòa án khu vực có thể là một mô hình.

- Xin cảm ơn ông!

Lê Thanh Phong thực hiện
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [38] [39] [40] [41] [42] [43] [44] ... ›Trang sau »Trang cuối