Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [31] [32] [33] [34] [35] [36] [37] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

chao chang

http://vnexpress.net/gl/x...-bien-dao-bang-hanh-dong/

Chủ tịch nước: 'Bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng hành động'
Trả lời cử tri về chủ đề biển Đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng hành động như xây dựng luật biển, xác lập chủ quyền lịch sử và trên thực tế.

Ngày 2/5 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng tổ đại biểu Quốc hội số 1 đã có buổi tiếp xúc cử tri tại quận 1 và 3, TP HCM. Cử tri đặt vấn đề tăng lương không theo kịp giá cả, thực phẩm bẩn tràn lan, tình trạng ô nhiễm môi trường, tuy nhiên, "nóng" nhất vẫn là tình hình biển Đông và tình trạng tham nhũng.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/TRNGTNSANG.jpg

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời cử tri quận 1. Ảnh: Tá Lâm.

Nhiều cử tri đề nghị Đảng và Nhà nước phải có giải pháp quyết liệt để bảo vệ chủ quyền biển đảo, sớm ban hành luật Biển Việt Nam. Cử tri Lê Văn Minh (phường Cầu Ông Lãnh) lo ngại trước việc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc vừa công bố "Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc" giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia Biển Đông thành 7 khu vực, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. "Do đó, chúng ta phải nghiêm túc và kiên quyết thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền tổ quốc", ông Minh đề nghị.

Trả lời cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, lập trường trước sau như một của Việt Nam là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. "Việc này không phải chỉ bằng nhận thức mà phải bằng hành động, tức là phải xác lập chủ quyền biển đảo", ông Trương Tấn Sang nói

Theo Chủ tịch nước, về mặt pháp lý phải xây dựng hệ thống luật quốc nội để khẳng định chủ quyền trên biển đảo, đó là luật Biển Việt Nam. Luật này sẽ sớm được thông qua trong thời gian tới.

Chủ tịch nước cho biết, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ để khẳng định chủ quyền biển đảo. Trên thực tế, Việt Nam đang đặt mục tiêu khai thác kinh tế biển trên quy mô lớn. Hiện nay, khai thác thủy hải sản, đặc biệt là dầu khí chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập ngân sách của Việt Nam. Theo chiến lược biển đã ban hành, đến năm 2020, quy mô đóng góp từ kinh tế biển sẽ chiếm khoảng 40% (hiện nay chiếm 16-17%).
Cử tri quận 1 kiến nghị Quốc hội mạnh tay với tham nhũng. Ảnh: Tá Lâm.
Cử tri quận 1 kiến nghị Quốc hội mạnh tay với tham nhũng. Ảnh: Tá Lâm.

Liên quan vấn đề phòng chống tham nhũng, cử tri Bùi Đức Tráng cho rằng, người dân cảm thấy tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng, lãng phí của bộ máy công quyền đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. "Nếu Đảng không đổi mới cơ chế thì tham nhũng mãi mãi không thay đổi được", ông Tráng bức xúc.

Theo ông, cơ chế này phải đổi mới ở 3 mục tiêu gồm: cán bộ công quyền không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng và không dám tham nhũng. "Không muốn tham nhũng tức là chắt lọc những cán bộ có ý thức, có trách nhiệm và phải biết xấu hổ, tuy nhiên phải trả lương cho họ xứng đáng. Không thể tham nhũng tức là toàn bộ hoạt động của Chính phủ, của bộ máy công quyền phải công khai minh bạch. Không dám tham nhũng tức là luật pháp phải rất nghiêm minh và phải có cơ chế cho người phát hiện và tố cáo tham nhũng", ông Tráng giải thích.

Trước đề nghị này, Chủ tịch nước cho biết, chống tham nhũng là vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện. Trong tháng 5 này, tổ chức bộ máy phòng chống tham nhũng sẽ được bàn bạc và quyết định.

Tá Lâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Cái giá của sự... ngây thơ!

Tác giả: Kỳ Duyên

Bài đã được xuất bản trên Tuần VietNamNet

Có hai câu chuyện, có vẻ không nổi bật lắm, giữa bao nhiêu thông tin về cướp, giết, hiếp..., nhan nhản trên báo chí, nhưng lại ám ảnh đau đớn với những người còn chút lương tri. Vì nó "đụng chạm" tới một triết lý nhân sinh, về niềm tin đặt không đúng chỗ, sẽ dẫn đến bi kịch cho chính kẻ ngây thơ, khờ dại.

Nó gióng thêm tiếng chuông bi thảm về sự nhân đức của con người, về sự man rợ của con người khi bị đồng tiền bịt mắt đưa đường, dẫn lối.

Đất lành thành... "đất dữ"

Cách đây mươi ngày, có một thông tin được nhiều báo đưa, khiến bạn đọc rất mừng vui. Lạ kỳ là hàng trăm con bạch hạc bay về đền Cả (xóm Trung Thuận, xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An), và lội cả xuống hồ bán nguyệt để tắm, khiến người dân bản địa kéo đến ngắm không chán mắt.

Ai cũng thích thú, vì cho rằng đất lành chim đậu. Người ta tin việc bầy hạc có mặt ở đền Cả phải đến hàng trăm năm mới có. Bạch hạc xuất hiện là một điều rất hiếm, nó báo hiệu điềm lành đến với người dân. Có người lo sợ bạch hạc sẽ bay đi, nhưng những người già thì quả quyết: Hạc trắng đã đến thì nó sẽ ở lại....

Không hiểu sao khi đó, người viết bài lại bị ám ảnh một nỗi lo sợ mơ hồ.

Nỗi lo sợ đó đã không còn mơ hồ. Rất nhanh, nó biến thành sự thật. Một tuần sau, các báo lại đua nhau đưa tin, chỉ trong vòng một tuần, hàng trăm con bạch hạc đã bị các tay súng ở Yên Thành, bắn hạ gần hết thành...mồi nhậu.

Có kẻ, trong một buổi sáng còn khoe, một mình bắn hạ được 27 con. Đàn bạch hạc trước đây hàng trăm con, nay chỉ còn lác đác 5-6 con. Và thân phận chúng, giờ cũng mỏng manh như cái cánh hạc của chúng mà thôi.

Đất lành đã thành... đất dữ với những con bạch hạc vô tội có niềm tin ngây thơ về con người.

Điềm lành có đến với con người ở xã Yên Thành hay không thì không biết, nhưng chắc chắn điềm dữ đã đến với đàn bạch hạc vào cái ngày chúng quyết định bay về, mà không biết rằng, cái chết đang treo lửng lơ trên đầu những ngọn súng săn vô cảm, độc ác một cách thích thú...

Hạc trắng đã đến thì nó sẽ ở lại.... Vâng, hạc trắng đã ở lại, nhưng là ở lại trong những cái dạ dầy tối thui, bẩn thỉu, chỉ biết có mỗi... nhậu là thích thú, là niềm kiêu hãnh để khoe mẽ.

Chợt nhớ đến những địa danh người viết có may mắn được đến thăm. Kinh ngạc vì ở đó, sao các loài chim chóc nó dạn dĩ, tin tưởng ở con người đến thế, quấn quýt với con người đến thế. Tưởng đâu, thế giới này, chỉ có lũ chim và con người là bầu bạn.

Đó là Quảng trường San Marco, trung tâm của Venice thuộc nước Ý. Ai đến đây, cũng sẽ ngỡ ngàng và vô cùng thích thú vì đàn bồ câu hàng ngàn con lúc nào cũng có thể vô tư xúm xít, dạn dĩ âu yếm con người. Hệt như chính niềm tin của chúng đã đặt nơi con người, là đúng chỗ và bất biến.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/Italia-211_1336120596.jpg
Bồ câu ở Quảng trường San Marco, trung tâm của Venice (Ý). Ảnh: Kỳ Duyên



Đó là bên bờ sông Thames của London (thủ đô nước Anh), nơi lũ chim hải âu tìm thấy sự ấm áp của lòng nhân, từ những mẩu bánh vụn của con người, mỗi khi mỏi cánh. Nếu chúng có thể bay vút lên kiêu hãnh, hay là là sải cánh chao lượn, làm tăng thêm cảnh đẹp vừa thơ mộng, duyên dáng, vừa cổ kính, hiện đại của con sông và thành phố nổi tiếng, thì cũng bởi có sự chở che, thương yêu của con người.

Đó là Công viên trung tâm ở Dublin (Ireland), nơi đàn thiên nga, và lũ chim chóc hoang dã, cứ thấy bóng người là bơi vào bờ, dịu dàng và nũng nịu, hoặc đỗ xuống lích chích để đợi được ăn. Tựa như con người lại chính là bến đỗ bình yên, tin cậy của chúng.

Và nhớ cả câu chuyện của hai người già ở Hà Nội, chẳng chút địa vị gì trong xã hội, cách đây không lâu, đã làm rung động biết bao con tim. Đó là bà cụ già tên là Kính (phố Quán Sứ), đã 85 tuổi, hàng chục năm nay vãi thóc nuôi chim trời.

Là bà hàng nước (phố Bà Triệu), mà cái tên Tim của bà cũng đã nói hộ về lòng từ tâm. Hai chục năm nay, bà Tim nuôi lũ chim sẻ trong thành phố bằng nắm thóc gạo được mua bằng đồng tiền bán từng chén nước chè của mình, dù khi nắng, khi mưa. Đàn này bay đi, đàn khác lại bay đến, hay với chúng, thì lòng từ tâm bao giờ cũng lan xa?

Hai người già đó thương lũ chim nhỏ. Còn bạn đọc nhìn thấy niềm thương đáng trọng của họ.

Điều lạ, cả hai người già ở phố thị, lại có lòng xa xót, nuôi dưỡng những sinh vật bé bỏng, dù thân phận họ bé nhỏ, và cũng là vô tình họ nuôi dưỡng cho sự an lành nhân thế.

Trong khi đó cũng rất lạ, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ban hành đầy đủ, tới 15 chương, với 136 điều khoản. Nhưng thử hỏi các cấp quản lý chính quyền Yên Thành có nắm được các điều khoản cụ thể phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường để ngăn chặn những hành động ác tâm, vô ý thức, phá hoại môi trường sống?

Hay "ý thức" ở họ cũng mải "zô... zô... zô...trăm phần trăm?"

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/IMG0409_1336120589.jpg
Một góc của Công viên trung tâm ở Dublin (Ireland). Ảnh: Kỳ Duyên



Ngây thơ và sự... phản trắc

Báo nld.com.vn (ngày 28/2/2012) có bài viết "Voi có nguy cơ tuyệt chủng" với những số liệu đau lòng: Những năm 1980, ước tính cả nước có khoảng 1.500 con voi. Đến năm 1990, ước còn 300 con. Năm 2002, chỉ còn khoảng 59-81 con, phân bố ở 11 khu vực, trong đó có 82% khu vực đã xảy ra xung đột giữa voi và người. Như vậy, chỉ trong vòng 2 thập kỷ, cả nước có hơn 1.400 con voi chết.

Trước đó, một bài viết trên báo SGTT "Lồng chim tiền tỉ và hình ảnh thảm thương của voi" đã phải: ...Gióng lên hồi chuông báo động về sự tàn sát dã man đối với các loài vật của rừng xanh. Có lẽ chưa bao giờ voi bị giết nhiều và tàn độc như thời gian gần đây.

Có lẽ, không có vụ sát hại voi nào điển hình cho sự tàn độc man rợ, cho sự phản trắc nhân danh... con người, điển hình cho cái gọi là "nước mắt cá sấu", như vụ voi Beckham (Đà Lạt). Con voi đực cuối cùng còn cả đuôi, cả ngà, bị giết thê thảm, tàn ác khó tưởng tượng.

Voi vốn là loài vật tinh khôn, rất có nghĩa, và đóng góp công sức lao động nặng rất nhiều cho con người. Nhiều nơi người ta gọi là "ông voi" để tỏ lòng kính trọng.

Oái oăm thay, voi không chỉ có sức lao động, ngà voi và lông đuôi voi cũng là những "vật phẩm" quý giá của tạo hóa ban phát. Có điều, nếu những vật phẩm đó mang lại nhiều giá trị lợi ích và cả niềm tin tâm linh cho con người, thì nó cũng mang lại... tai họa kinh hoàng cho voi. Đó là điều bất hạnh cho số phận một loài vật.

Nhưng bình yên hay tai họa, hạnh phúc hay bất hạnh cho loài voi, còn phụ thuộc vào đối nhân xử thế của con người, tùy lương tri hay sự tham lam, tàn ác của con người mỗi xã hội khác nhau.

Người viết có dịp ngắm những con voi ở Thái Lan, Lào, ở Campuchia, thân thể căng tràn sức sống, còn .... "đủ cả ngà voi, lẫn đuôi voi". Và đã thầm gọi chúng là những con voi hạnh phúc.

Hạnh phúc vì ít ra, chúng không bị săn đuổi đến khốn cùng, bị sát hại một cách man rợ, và bị phản trắc đến mất hết cả tính người!

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/ImageHandler.ashx_1336120582.jpg
Hình ảnh thảm thương của voi Beckham (Đà Lạt)



Thế nên, trong vụ án voi Beckham, dù tinh khôn đến mấy, Beckham vẫn là con vật ngây thơ đến tội nghiệp, khi để cho những kẻ thủ ác dắt đi vào trong rừng sâu, chặt gân chân, đốn ngã đến chết.

Người viết bài này đã không đủ can đảm để nhìn những bức ảnh. Nhưng rồi vẫn phải nhìn, phải đọc, để hiểu sự tàn độc của... đồng loại mình ra sao, và không ít lần cổ họng nghẹn đắng, mũi cay xè.

Không biết, lúc chợt nhận ra sự thật của dã tâm con người, Beckham sẽ rống lên những tiếng kêu đau đớn tột cùng ra sao, trước cái uất hận cũng tột cùng, vì lòng tin ngây thơ mà lầm lạc, đặt không đúng chỗ.

Nước mắt của voi trước khi tắt thở- nước mắt của sự ngây thơ khi phải trả giá vì sự phản trắc độc ác, hẳn cay đắng làm sao.

Khi đó, nó chợt nhận ra, con người cũng khốn nạn và đê tiện làm sao!

Điều bất ngờ nhất, sau những giọt nước mắt cá sấu... khóc voi, chỉ ít ngày sau, người ta thấy, "bà chủ" của Beckham- Phan Thị Hoa - GĐ Cty TNHH du lịch sinh thái Nam Qua (Đà Lạt)  bị khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú. Cùng đó, hai kẻ khác đã bị bắt tạm giam để điều tra. Cả ba đều là những kẻ quá thông thạo trong hoạt động kinh doanh voi.

Không rõ đến giờ, vụ án voi Beckham được xử lý ra sao, với đôi ngà voi, tài tình nhất là "được thiêu hủy cùng với voi" chỉ sau đó ít ngày lại "sống dậy", và nằm trong nhà một trong hai kẻ đối tác làm ăn với Phan Thị Hoa.

Không chỉ con người đang sống trong xã hội chúng ta, nhiều khi xử thế với nhau theo kiểu "luật rừng", mà chính loài voi, sản vật của rừng, và nhiều giống loài khác như tê giác, hổ, báo, gấu...., cũng đang được hưởng cái ... "luật rừng" này một cách trọn vẹn nhất.

Môi trường sống bị thu hẹp, bị phá tan hoang, thiếu thức ăn, thiếu nước, thiếu cả đời sống tình dục bản năng giống loài để sinh sôi, phát triển..., đã khiến voi nổi khùng. Mà không nổi khùng sao được?

Cứ nhìn Beckham và đồng loại của nó ở Việt Nam thì đủ biết chúng được đối xử thế nào. Con nào con nấy mất sạch cả ngà, mắt đục ngầu, đuôi bị chặt cụt dã man, gầy gò, bẩn thỉu...

Niềm tin ngây thơ vào con người đã biến thành thù hận tự lúc nào.

Đó không phải lỗi của voi.

Được biết, từ năm 2006, Thủ tướng CP đã ký Quyết định 773/QĐ-TTg khẩn trương triển khai kế hoạch hành động bảo tồn voi tại một số tỉnh như Nghệ An, Đắk Lắk, Đồng Nai. Đó là động thái rất cần thiết.

Tuy nhiên từ đó đến nay, năm 2012 này, mọi thứ vẫn chưa đâu vào đâu, vì các địa phương chưa được bố trí kinh phí (!) Do đó, Bộ Nông nghiệp -Phát triển Nông thôn vừa có văn bản kiến nghị ... gia hạn kế hoạch bảo tồn voi, với tên gọi "Kế hoạch hành động khẩn cấp đến năm 2020 để bảo tồn voi Việt Nam"

Hành động khẩn cấp, nhưng lại kéo dài đến tận năm 2020 (?)

Không biết lúc đó, có con voi nào còn sống để được hưởng cái kế hoạch bảo tồn "dài lâu" này không? Không biết, những người soạn thảo văn bản, có hình dung thảm cảnh của voi không nhỉ? Đến nỗi ông Trần Văn Mùi, Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai phải thốt lên: E rằng voi đợi không nổi!

Con người đã quen đợi. Giờ đến lượt voi... đợi!

Bạch hạc bị diệt gần hết. Voi thì có nguy cơ tuyệt chủng!

Thế cái gì không tuyệt chủng, mà cứ sinh sôi nảy nở như nấm độc nhỉ?

Thói vô cảm, thói quan liêu, thói tham lam, từ miếng ăn đến các kiểu lợi ích chăng!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Các con vật này ít bữa nữa chỉ còn thấy trên sách báo phim ảnh. Ai muốn thấy trực tiếp phải có tiền ra nước ngoài mà xem. VN mình nói một đằng, làm một nẻo. Chúng bị tuyệt chủng là tất yếu. Đến các ông bà người (trừ mấy ông vua quan) ngày ngày phải ăn bẩn, bị nhồi bao chất độc vào người, từ từ mà chết còn chẳng làm gì được nữa là mấy con vật.(TTT)
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://www.baomoi.com/Hom...-hay-khong-de/8404545.epi

Thưa ngài Bộ trưởng GTVT: Ý tưởng hay, không dễ!

(Tamnhin.net) - Chị T., cán bộ kế hoạch của một doanh nghiệp kinh doanh ô tô Nghệ An cho biết: “Quý I năm nay, lượng xe ô tô của công ty bán ra chỉ bằng khoảng 1/3 so với năm 2011. Tháng 4 chỉ bán được hơn chục chiếc, trong khi cũng thời điểm này năm ngoái bán rất chạy”. Nguyên nhân của tình trạng trên, ngoài sự suy thoái kinh tế, theo chị, còn do ảnh hưởng của các đề án thu phí trên đầu phương tiện của Bộ GTVT đề xuất.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/anhminhhoa.gif

“Sáng kiến” thu phí “hạn chế phương tiện cá nhân” của Bộ trưởng Đinh La Thăng có chống được ùn tắc? (Nguồn: internet)


Thời gian gần đây, dư luận xã hội nhiều phen nổi sóng bởi các ý tưởng của ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ GTVT. Từ khi lên nhậm chức Bộ trưởng Bộ GTVT (tháng 8/2011), ông Đinh La Thăng liên tục đề xuất các ý tưởng nhằm giải quyết những vấn nạn của tình hình giao thông.

Có rất nhiều ý tưởng được gắn mác “made in Đinh La Thăng” được “xuất bản”, gồm: tiêu hủy xe đua trái phép; cách chức cán bộ quản lý công trình giao thông thi công chậm tiến độ (gọi là “trảm tướng”); yêu cầu chủ sở hữu ô tô cá nhân khi đăng ký xe phải chứng minh có nơi đỗ xe; cấm cán bộ công chức Bộ GTVT chơi gofl; yêu cầu cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan, đơn vị sử dụng xe buýt đô thị tối thiểu 1 ngày trong 1 tuần; thay đổi giờ học giờ làm ở một thành phố trọng điểm; cách chức Chủ tịch tỉnh nào để tai nạn giao thông tăng 3 năm liên tục; thu quỹ bảo trì đường bộ, phí hạn chế phương tiện cá nhân, phí phương tiện vào nội thành vào giờ cao điểm; xây dựng tàu điện 1 ray và mới đây nhất là ý tưởng mỗi chủ phương tiện khi đăng kí xe ô tô phải lập một tài khoản ở ngân hàng để…chờ nộp phạt.

Có thể kể thêm ý tưởng/ đề án xây trụ sở cơ quan, trường, viện của Bộ GTVT với chi phí lên tới hơn 12 nghìn tỷ đồng đã được ông Đinh La Thăng phê duyệt.

Việc đề xuất hàng loạt ý tưởng nói trên cho thấy ông Đinh La Thăng là người năng động, quyết tâm giải quyết những vấn đề bức xúc của ngành giao thông. Tuy nhiên, phần lớn các ý tưởng của ông đều gây tranh cãi, phân hóa dư luận thành hai phe phản đối và đồng tình, trong đó phần lớn là ý kiến phản đối. Không ít ý tưởng do ông Đinh La Thăng đề xuất bắt chước theo phương pháp của nước ngoài: đổi giờ học, giờ làm; xây dựng tàu điện một ray; thu các loại quỹ, phí…

Nhiều ý tưởng, đề xuất của ông Đinh La Thăng không áp dụng được, mặc dù đã có văn bản chỉ đạo (yêu cầu nhân viên đi xe buýt), thậm chí trái luật (như cấm cán bộ chơi gofl, tiêu hủy xe đua trái phép…), hoặc nếu áp dụng sẽ gây nhiều hậu quả xã hội tiêu cực (phí hạn chế phương tiện cá nhân). Nhiều ý kiến đã chỉ ra tính bất cập trong một số đề xuất của Bộ trưởng Thăng, thiên về thu phí của dân mà không có giải pháp để ngăn chặn tình trạng tham nhũng trong xây dựng các công trình giao thông.                                                 

Hiệu quả tích cực của những ý tưởng đó chưa thấy đâu nhưng đã gây ra những hệ quả không mong muốn. Việc thay đổi giờ học đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của hàng trăm nghìn học sinh vì phải học trong những thời điểm không thích hợp với tâm lý, sức khỏe.                    

Từ “hiện tượng Đinh La Thăng”, chúng tôi cho rằng cần nhìn nhận một cách nghiêm túc về chuyện đề xuất, thực hiện ý tưởng/đề án có tác động lớn đến cộng đồng. Xã hội sẽ không phát triển, trì trệ nếu không có những ý tưởng mới mẻ. Nhưng để có những ý tưởng thực sự có ý nghĩa, tác động tích cực đến đời sống không hề giản đơn. Một người bình thường cũng có thể nghĩ ra không ít ý tưởng, nhưng hầu như đó là những ý tưởng “vô thưởng vô phạt”, hoặc chỉ có tính chất lãng mạn cho vui. Những ý tưởng xuất sắc, độc đáo, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn chỉ có thể do những người hội đủ một số điều kiện nhất định nghĩ ra.                                                                                            

Đó là các chuyên gia, những người chuyên sâu trong một lĩnh vực, có trí tuệ uyên bác, mẫn tiệp, sâu sát với thực tiễn, đam mê, sống chết với lĩnh vực chuyên môn và phải có cái Tâm với cộng đồng, với nhân loại.  Không phải quả táo rơi trúng đầu I.Newton giúp ông nghĩ ra thuyết vạn vật hấp dẫn, mà đó là kết quả lao tâm khổ tứ suốt bao năm của một nhà bác học, nhà khoa học, kĩ thuật thực nghiệm.

Khoảnh khắc quả táo rơi xuống là sự “lóe sáng của thiên tài”, chứ không bao giờ là chuyện ngẫu nhiên. Người bình thường thì có quả gì rơi trúng đầu cũng không thể nghĩ ra ý tưởng như vậy. Bao nhiêu người đã tắm, đã ngâm mình nổi trong nước nhưng chỉ có Archimede mới có khoảnh khắc “Ơ rê ca”, phát minh ra định luật Archimede. Phải là những bộ óc như Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm… cộng thêm lăn lộn trong thực tiễn chiến tranh, mới phát minh được những loại vũ khí, kĩ thuật phục vụ chiến đấu, sản xuất có hiệu quả.          

Và từ ý tưởng, phát minh đến áp dụng vào thực tiễn còn là một quá trình thử nghiệm chặt chẽ, phức tạp. Có nhiều ý tưởng đúng, hay nhưng điều kiện xã hội hiện tại chưa cho phép thực hiện mà phải nhiều năm sau, thậm chí hàng chục năm sau mới có thể phát huy giá trị thực tiễn.

Từ năm 2008, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam do ông Đinh La Thăng làm Chủ tịch HĐQT đã đề xuất đề án để nước ta giành giải thưởng…Nobel! GS Nguyễn Văn Tuấn nhận xét “chẳng khác gì người còn chập chững tập đi mà đã ao ước muốn bay”, vì Việt Nam hiện chưa có nền tảng khoa học căn bản, chưa có văn hóa khoa học, chưa có những nhà khoa học hàng đầu, chưa có “những ý tưởng có tính chất cách mạng, những ý tưởng dẫn đến một mô thức (paradigm) mới”.

Theo chúng tôi, những phát minh, ý tưởng có giá trị, có ý nghĩa chỉ có thể xuất hiện từ một nền tảng khoa học, dân trí nhất định, bởi những cá nhân có trí tuệ và am hiểu, sâu sát thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của cuộc sống. Ý tưởng hay là rất quý, thậm chí vô giá vì rất khó, rất hiếm. Việc đem ý tưởng vào áp dụng thực tiễn cũng hết sức thận trọng, phải trải qua phản biện của các chuyên gia, lấy ý kiến công chúng rộng rãi và cần được kiểm chứng trong thời gian và số lượng đối tượng cần thiết.   

Trần Quang Đại
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào Nam

Từ năm 2008, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam do ông Đinh La Thăng làm Chủ tịch HĐQT đã đề xuất đề án để nước ta giành giải thưởng…Nobel! GS Nguyễn Văn Tuấn nhận xét “chẳng khác gì người còn chập chững tập đi mà đã ao ước muốn bay”, vì Việt Nam hiện chưa có nền tảng khoa học căn bản, chưa có văn hóa khoa học, chưa có những nhà khoa học hàng đầu, chưa có “những ý tưởng có tính chất cách mạng, những ý tưởng dẫn đến một mô thức (paradigm) mới”.
Lời bình: muốn có giải thưởng Nobel vào năm 2030 (như anh Thăng ký kết tài trợ cho Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2008) thì nay trường đó đã phải có phát minh rồi. Một phát minh để được giải thưởng Nobel phải mất từ 15 đên 50 năm ứng dụng trong thực tế, được thế giới thừa nhân. Anh Thăng có biết đến điều đó đâu. Những kiến thức đó đã được học ở trường Phổ thông trung học, nhưng anh Thăng lại học ở trường Phổ thông Công nghiệp nên không được học. Chúng ta thông cảm cho anh ấy thôi. Có gì đóng cửa bảo nhau kẻo thế giới nó cười cho rồi không chơi với mình nữa, thiệt cả đôi đường.
Dụng nhân nhất tiện, thiên tri hữu
Lưu nghiệp muôn niên, vạn cốt dư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuấn Khỉ đã viết:
Cái giá của sự... ngây thơ!

Nỗi lo sợ đó đã không còn mơ hồ. Rất nhanh, nó biến thành sự thật. Một tuần sau, các báo lại đua nhau đưa tin, chỉ trong vòng một tuần, hàng trăm con bạch hạc đã bị các tay súng ở Yên Thành, bắn hạ gần hết thành...mồi nhậu.

Có kẻ, trong một buổi sáng còn khoe, một mình bắn hạ được 27 con. Đàn bạch hạc trước đây hàng trăm con, nay chỉ còn lác đác 5-6 con. Và thân phận chúng, giờ cũng mỏng manh như cái cánh hạc của chúng mà thôi.
Đất lành đã thành... đất dữ với những con bạch hạc vô tội có niềm tin ngây thơ về con người.

Điềm lành có đến với con người ở xã Yên Thành hay không thì không biết, nhưng chắc chắn điềm dữ đã đến với đàn bạch hạc vào cái ngày chúng quyết định bay về, mà không biết rằng, cái chết đang treo lửng lơ trên đầu những ngọn súng săn vô cảm, độc ác một cách thích thú...

Hạc trắng đã đến thì nó sẽ ở lại.... Vâng, hạc trắng đã ở lại, nhưng là ở lại trong những cái dạ dầy tối thui, bẩn thỉu, chỉ biết có mỗi... nhậu là thích thú, là niềm kiêu hãnh để khoe mẽ.
Tuấn Khỉ đã viết:

Có lẽ, không có vụ sát hại voi nào điển hình cho sự tàn độc man rợ, cho sự phản trắc nhân danh... con người, điển hình cho cái gọi là "nước mắt cá sấu", như vụ voi Beckham (Đà Lạt). Con voi đực cuối cùng còn cả đuôi, cả ngà, bị giết thê thảm, tàn ác khó tưởng tượng.

…Nhưng bình yên hay tai họa, hạnh phúc hay bất hạnh cho loài voi, còn phụ thuộc vào đối nhân xử thế của con người, tùy lương tri hay sự tham lam, tàn ác của con người mỗi xã hội khác nhau.

Thế nên, trong vụ án voi Beckham, dù tinh khôn đến mấy, Beckham vẫn là con vật ngây thơ đến tội nghiệp, khi để cho những kẻ thủ ác dắt đi vào trong rừng sâu, chặt gân chân, đốn ngã đến chết.
À, cái này là do lỗi của cơ chế thị trường, xuất phát từ chủ nghĩa tư bản đấy!


http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Xa%20hoi%20va%20cuoc%20song/Nghe%20thuat%20song/Butterflyincaringhands.jpg

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành:

Tằm phải hoá được thành bướm



SGTT.VN - Đất nước đã thống nhất được 37 năm, nếu so với một đời người thì đây là thời điểm bước vào thời kỳ đỉnh cao. Nhìn lại chặng đường đã qua, có điều gì đáng tiếc?

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=173061
Được “cởi trói” từ năm 1986, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn chưa thực sự có bước đột phá tương ứng với tiềm năng. Ảnh: T.V.Đ



Sau khi đất nước độc lập, chúng ta đã xử lý kinh tế bằng cách cải tạo tư sản, quốc hữu hoá tất cả các cơ sở kinh doanh và thực hiện kế hoạch tập trung về quản lý kinh tế. Đáng tiếc là chúng ta không nghiên cứu đánh giá thực trạng kinh tế phía Nam lúc bấy giờ như thế nào, vận hành ra sao, có gì tốt và có gì chưa tốt để kế thừa những ưu điểm của nó.

Những yếu tố nền tảng của kinh tế Sài Gòn thời điểm năm 1975 không thua gì Hàn Quốc, Singapore. Nhưng chúng ta đã duy ý chí, cho rằng mô hình quản lý bao cấp tập trung là siêu việt. Bao nhiêu doanh nhân Sài Gòn đang làm ăn tốt bị đưa vào trại cải tạo. Suốt mười mấy năm liền các doanh nghiệp lớn ở Sài Gòn sau khi quốc hữu hoá xong, không được chủ động về nguồn nguyên liệu sản xuất mà phải chờ phân phối. Không doanh nghiệp nào được chủ động về nhân sự của mình mà phải chờ đề bạt. Cũng không doanh nghiệp nào được chủ động về đầu ra của mình bằng cách tạo chuỗi phân phối mà chỉ được đưa vào các hợp tác xã với chế độ bao cấp.

Những điều ông nói đã được “cởi trói” từ năm 1986, nhưng tại sao kinh tế Việt Nam vẫn chưa thực sự có bước đột phá tương ứng với tiềm năng?

Đại hội 6 của Đảng là bước mở đường cho đất nước phát triển, nhưng do không có cán bộ giỏi hiểu sâu về kinh tế thị trường nên phải tốn thời gian học. Cho đến nay, ta vẫn chưa hiểu đầy đủ về kinh tế thị trường. Nhiều người được Nhà nước gửi đi học ở các trường đại học danh tiếng thế giới, nhưng về nước đã không được trọng dụng, hoặc trọng dụng nhưng... không đúng chuyên môn!

Kinh tế thị trường có những điểm ưu và không ưu, do vậy, việc nghiên cứu nó là vô cùng cần thiết. Còn không nghiên cứu kỹ cứ gặp khó khăn là đưa ra biện pháp hành chính vào thì còn đâu là kinh tế thị trường. Đem nó ra cản trở những mặt khác thì không thể phát triển được. Tư tưởng cứ gặp khó khăn là đem quyền ra khống chế cần loại bỏ. Phải nhìn khó khăn dưới nhiều góc độ để tìm ra giải pháp.

Trở lại nền kinh tế hiện tại, ta đang tiến hành tái cơ cấu kinh tế, theo ông, đề án về việc này đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra chưa?

Đọc đề án tái cơ cấu mà bộ Kế hoạch và đầu tư trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội tôi thấy chủ yếu là những điều chung chung, không đi vào cụ thể của vấn đề. Theo tôi, cốt lõi để thực hiện thành công tái cơ cấu là nhân sự. Chúng ta không đổi mới được khâu nhân sự sẽ không thực hiện được. Người thực hiện mà không hiểu, không nắm được vấn đề thì vô nghĩa.

Bài học cũ chúng ta không được quên. Có thể nói năm 1975 chúng ta là một con tằm, nhưng đó là một con tằm thông minh được thượng đế cho biến hoá để có thể thành con nhộng rồi thành con bướm bay ra. Nhưng đáng tiếc là bao nhiêu năm đó chúng ta không biến hoá được.

Sở dĩ tôi nhấn mạnh khâu nhân sự vì theo Nghị quyết Trung ương 4 thì hiện tượng cán bộ tiêu cực đã không còn hiếm. Không chỉ là vấn đề nhận thức, trình độ, nếu chúng ta không giải quyết được khía cạnh đạo đức nữa thì rất nguy hiểm. Thùng táo thơm có nhiều trái hư thối nếu không xử lý thì sẽ hư thối hết cả thùng theo quy luật tự nhiên.

Ông có thể dẫn chứng cho nhận định đề án mới chỉ dừng lại ở việc chung chung?

Ví dụ đề án có nói là trong những năm tới sẽ giảm lao động nông thôn, làm sao nông thôn chỉ đáp ứng khoảng 20% tổng sản phẩm quốc nội, còn lại là công nghiệp dịch vụ. Chỉ nói thế thôi chứ làm gì với khu vực nông thôn đây? Đưa khoa học về nông thôn cách gì? Đưa đầu ra của khu vực nông thôn ra sao? Đề án chỉ đưa ra chỉ tiêu, ước vọng chứ không có kế hoạch.

Trương Minh Tình phỏng vấn
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuổi thơ dữ dội và sự "can trường" của cô bé 5 tuổi



(Dân trí) - Mẹ bỏ đi từ khi Diện mới lên 1 tuổi. Lên 4 tuổi nhiều khi em là trụ cột của gia đình, lo cho bữa ăn của hai cha con khi người cha ốm đau...

http://dantri4.vcmedia.vn/fXt8wtIderdZ8NB6Vccc/Image/2012/04/1_c4d85.JPG
Căn nhà nền đất lụp xụp mà bé Diện bị cha nhốt một mình trong nhà cả ngày hồi 2 tuổi



Tuổi thơ giữ dội của cô bé 5 tuổi
Câu chuyện đau lòng khó tin đã và đang xảy ra hơn gần 4 năm nay đối với cô bé tội nghiệp Nguyễn Thị Thanh Diện (5 tuổi, làng H’Lũ, xã Ia Grăng, Ia Grai, Gia Lai). Ở vào cái tuổi của Diện, hầu hết các em bé vẫn đang được cha mẹ chăm bẵm từng bữa ăn, giấc ngủ, vậy mà Diện không chỉ thiếu thốn tình thương của đấng sinh thành, mà còn phải lao động vất vả để nuôi chính bản thân và người cha.

4 năm trước, mẹ Diện do không chịu đựng được những cơn say, rồi đập phá vô cớ của chồng là Đinh Văn Yên (51 tuổi), nên đã bỏ lại 2 cha con Diện để vào Nam lập nghiệp. Cũng từ đó, Diện phải sống trong những tháng ngày đau khổ, dữ dội.

http://dantri4.vcmedia.vn/fXt8wtIderdZ8NB6Vccc/Image/2012/04/3_0e8a0.JPG
Mới 5 tuổi nhưng hàng ngày cô bé phải loay hoay múc nước từ giếng sâu hơn 2m



Dẫn chúng tôi sang căn nhà tạm bợ của 2 cha con Diện, Chị Dương Thị Cúc (44 tuổi, làng H’Lũ) vừa đi vừa nói, “chuyện bé Diện kể 3 ngày cũng không hết”. Sau khi mẹ Diện bỏ đi, hàng ngày cha Diện cõng em lên rẫy cà phê để làm việc, khiến người cô bé lúc nào cũng chi chít vết muỗi đốt. Khi cô bé lên 2 tuổi, thì cha nhốt em cả ngày một mình trong căn nhà nền đất để đi làm. Khi Diện 4 tuổi, cũng là lúc bé phải bắt đầu một cuộc sống đầy cơ cực, tự hái rau, bắt sâu, nấu cơm, tắm giặt…

http://dantri4.vcmedia.vn/fXt8wtIderdZ8NB6Vccc/Image/2012/04/4_08e5d.JPG
Mẹ bỏ đi, cha không quan tâm nên từ lâu những việc giặt rũ, nấu ăn... đều do một mình Diện đảm nhận



Cái nắng giữa trưa của cao nguyên như muốn đốt cháy da thịt con người, vậy mà cô bé Diện vẫn đang loay hoay múc những gàu nước dưới giếng để giặt đồ. Như thường lệ, bàn tay nhỏ xíu, yếu ớt nhưng đầy thuần thục của cô bé cố gắng dồn hết sức để giặt thật sạch những bộ đồ đã mặc ngày hôm qua. Thấy chúng tôi tới thăm, cô bé liền khoanh tay chào, rồi mang những bộ quần áo vừa giặt đi phơi một cách ngay ngắn.

http://dantri4.vcmedia.vn/fXt8wtIderdZ8NB6Vccc/Image/2012/04/5_975ff.JPG
Bàn tay bé nhỏ dồn hết sức để giặt đồ một cách thuần thục



Dẫn chúng tôi vào nhà, cô bé nhanh nhẹn lấy chiếc ghế nhỏ xíu mời khách ngồi, rồi tự tay rót nước, đưa đến tận nơi “mời cô, mời chú uống nước”. Không chỉ biết tiếp khách một cách rất người lớn, cô bé còn khoe mình biết nấu cơm, luộc môn, nấu nước, bẻ mầm cà phê, giặt đồ, bắt sâu muồng, hái rau về nấu ăn… “Trưa nay, con và ba đã ăn cơm với canh cà (2 quả cà đắng) nấu với mẻ”, cô bé nói.

Cách đây chừng 1 năm, ông Yên bị người lạ vào nhà đánh gãy dập xương cánh tay trái, từ đó, Diện bắt đầu làm hết mọi chuyện trong gia đình để nuôi sống bản thân và cha. Thời gian đầu, hai cha con hết gạo, hàng ngày, Diện phải đến từng nhà trong xóm để ăn cơm chực. “Khi con bé ăn xong, nó nói “ba con ở nhà cũng đói lắm, chưa có chi ăn cả”, vậy là chúng tôi phải bới cơm đùm cho nó mang về cho ba ăn”, chị Cúc nghẹn ngào.

http://dantri4.vcmedia.vn/fXt8wtIderdZ8NB6Vccc/Image/2012/04/7_6ab17.JPG



Đến khi ông Yên mang cắm chiếc xe máy cũ nát, mua được ít gạo và mắm muối để hai cha con ăn, do tay vẫn cha vẫn còn đau, nên mọi công việc bếp núc đều do Diện cáng đáng. Hàng ngày không chỉ phải vo gạo nấu cơm, mà Diện còn phải ra gốc cà phê bắt con sâu muồng trong gốc và hái rau về xào chung làm thức ăn cho hai cha con.

Chị Cúc cho biết: “Năm ngoái, ba nó bị gãy tay, mấy chị em chúng tôi xúm nhau tới rẫy cỏ cà phê giúp hai cha con. Con bé liền loay hoay vào nhà lấy củ môn ra ngoài giếng rửa, tay nó yếu quá rửa không sạch nên nó dùng 2 chân để đạp vào củ môn cho sạch đất rồi cũng tự nó nhóm lửa, luộc môn, nấu nước mang ra mời chúng tôi dùng”.

Lúc đầu có vẻ ngượng ngùng, nhưng khi có những người hàng xóm làm chứng thì ông Yên cũng phải trải lòng: “Khi cái tay tôi bị gãy đau nằm giường 6 tháng mới khỏi, một mình con bé phải lo hết mọi chuyện từ tắm giặt cho bản thân, mang quần áo của ba nhờ hàng xóm giặt, rồi hái rau, nấu cơm để ăn… tôi đau quá không làm được, nó không làm thì lấy cái gì để ăn”.

Quả thật “chuyện bé Diện kể 3 ngày không hết”!

Chuyện bé Diện đi học
Trong căn nhà lụp xụp, cuộc sống với cô bé 5 tuổi tưởng chừng như không có hạnh phúc và tương lai, nhưng...! Chính sự cơ cực, lầm than đã khiến cô bé có được sự dũng cảm và sức sống dẻo dai hơn bất cứ ai trong chúng ta, để thực hiện ước mơ trở thành cô giáo của mình. Chuyện bé Diện đi học đã trở nên “nổi tiếng” khắp xóm làng.

http://dantri4.vcmedia.vn/fXt8wtIderdZ8NB6Vccc/Image/2012/04/9_cba2b.JPG
Khi có khách đến nhà cô bé đều rót nước mời khách rất lễ phép



Năm học vừa rồi, thấy cô bé nhà bên được cha mẹ cho tới trường, một mình Diện bụng đói meo, trong cơn mưa tầm tã, lấy bao ni lông trong bì phân đạm mặc lên người, tay xách dép, cuốc bộ hơn 3km đường đất, đồi dốc, trơn trượt để đi dự buổi lễ khai giảng năm học. Sau gần 3 tiếng đi bộ, khi tới trường mầm non thì các bạn và cô giáo đã ra về, một mình cô bé lại xách dép lững thững đi về.

“Lúc đó là hơn 9 giờ sáng, tôi chở hàng đi ra xã thì thấy con bé tay cầm dép, người khoác cái áo mưa ni lông, tôi hỏi bé đi đâu thì nó trả lời đi học nhưng các bạn và cô đã về hết rồi”, chú Nguyễn Đình Chung, hàng xóm nhà Diện kể lại.

Dẫu tới lớp muộn, nhưng sau buổi khai giảng “hụt”, ngày nào Diện cũng đều đặn đi bộ tới lớp để học. Không có vở, có bút để tập viết, hàng ngày cô bé đều lấy que để tập viết dưới đất, hôm nào may mắn lấy được phấn trên lớp thì cô bé mang về tập viết và vẽ lên tấm tôn cũ nát dựng trong nhà.

“Nhiều hôm đi học về mệt, con bé chui vào các lán trông cà phê bên đường để nằm ngủ. Khi tỉnh dậy nó tiếp tục đi về nhà- vừa nhỏ vừa khổ quá nên con bé cũng chẳng còn biết sợ là chi nữa”, anh Nguyễn Hữu Dũng cho biết.

Dù thời gian ngồi học trên lớp không nhiều, lại không được bất kì ai kèm cặp ở nhà, nhưng Diện đã thuộc làu làu từng chữ cái và những số đếm nhỏ, cô bé còn lấy quyển vở đã viết gần kín và chiếc bút chị hàng xóm cho ra viết để khoe với chúng tôi: “Con biết viết chữ A, chữ O… rồi, con phải học giỏi để sau này trở thành cô giáo đi dạy học”, cô bé 5 tuổi có tuổi thơ đầy dữ dội tự hào khoe.

Thiên Thư
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

VOV lên tiếng về vụ 2 nhà báo bị hành hung ở Văn Giang

Bài đăng trên VNExpress Thứ ba, 8/5/2012, 19:25 GMT+7

Trung tâm tin (Đài tiếng nói Việt Nam) vừa gửi Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên công văn đề nghị làm rõ việc nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị hành hung. Hai nhà báo xác nhận, họ chính là người bị đánh trong clip được cho là ghi trong bối cảnh cưỡng chế tại Văn Giang.

Ngay trong ngày cưỡng chế thu hồi đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan, Văn Giang (24/4), trên mạng xuất hiện clip dài hơn một phút cho thấy nhiều người mặc sắc phục công an và thường phục đeo băng đỏ đánh hai người đàn ông. Dù phải nhận các đòn đánh tới tấp nhưng hai người đàn ông mặc áo sơ mi, đội mũ bảo hiểm không có động tác phản kháng.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/67/df/Danh-nha-bao-VOV-1.jpg
Trưởng phòng thời sự và phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam
xác nhận là người bị hành hung trong clip. Ảnh cắt từ clip.



Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (42 tuổi), Trưởng phòng Thời sự và Hán Phi Long (33 tuổi), phóng viên Phòng Thời sự (Trung tâm tin, Đài tiếng nói Việt Nam - VOV) xác nhận với VnExpress.net, họ chính là hai người bị đánh trong clip nói trên.

Báo cáo trước Thủ tướng sáng 2/5, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào đánh giá, cuộc cưỡng chế "đảm bảo an toàn, không ai bị thương". Ông này cũng cho rằng, "các phần tử chống đối trong và ngoài nước" đã "dàn dựng clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền", nhưng không nói cụ thể clip nào.

Ông Hào cũng cho rằng, vụ cưỡng chế Văn Giang "các cơ quan thông tấn, báo chí chính thức đưa tin tuyên truyền ít, phản ứng chậm", trong khi các mạng xã hội "phản ứng nhanh, đưa tin liên tục".

Trước đó, Chánh văn phòng UBND tỉnh Bùi Huy Thanh đã yêu cầu các các nhà báo không được có mặt tại khu vực cưỡng chế để "bảo đảm tuyệt đối an toàn".

Cuộc cưỡng chế ngày 24/4, dưới sự chỉ đạo của cả Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên và sự hỗ trợ của 1.000 người thuộc các lực lượng nhằm hoàn tất bàn giao 72 ha đợt 2 cho chủ đầu tư dự án khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (Ecopark).


Ông Năm cho biết, sáng 24/4, ông và ông Long được cơ quan cử đi Hưng Yên theo dõi, nắm tình hình vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang. Khi ông Long đang đứng ở nhà văn hóa sát cánh đồng bị cưỡng chế thì bị cảnh sát và gần chục người dùng dùi cui, gậy vụt, đấm đá vào người. Ông Năm chạy lại hét lên nhiều lần: "Chúng tôi là nhà báo, không được đánh" thì cũng bị vặn tay và nhận hàng loạt đòn đánh từ những người mang sắc phục cảnh sát.

Theo ông Năm, ông đã bị công an còng tay, đưa về trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân huyện Văn Giang. Tại đây, ông bị lập biên bản thu giữ điện thoại, Thẻ nhà báo, Thẻ Đảng viên và Thẻ hội viên Hội luật gia Việt Nam. Chiều tối 24/4, ông Năm, ông Long đã về đến tòa soạn.

Ngay trong ngày, ông Năm đã gửi đơn đề nghị Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên làm rõ ai là người đã ra lệnh, tham gia đánh hai nhà báo và phải có trách nhiệm bồi thường sức khỏe, danh dự.

Ngày 8/5, Đại diện Trung tâm tin (Đài tiếng nói Việt Nam) xác nhận, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long được đài cử đi Văn Giang (Hưng Yên) nắm thông tin về vụ cưỡng chế. Ngày 3/5, trung tâm tin đã có công văn gửi Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên đề nghị xác minh, làm rõ vụ hành hung 2 nhà báo, nhưng hiện chưa nhận được hồi âm.

Chiều 8/5, trao đổi với VnExpress.net, Chánh văn phòng Công an tỉnh Hưng Yên Nguyễn Xuân Hiếu cho biết, đã nhận được công văn của Trung tâm tin - Đài tiếng nói Việt Nam nhưng từ chối trả lời thêm.

Mặc dù nói "chưa xem clip liên quan đến hai nhà báo VOV" nhưng Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh cho biết: "Nếu đúng là có chuyện phóng viên bị đánh và Đài tiếng nói Việt Nam gửi công văn thì UBND tỉnh chắc chắn phải xem xét".

Nhóm phóng viên

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Làm rõ việc nhà báo bị đánh trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang

Bài đăng trên Người Lao Động Thứ Ba, 08/05/2012 21:28

(NLĐO)- Khẳng định 2 nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long tác nghiệp đúng pháp luật trong vụ cưỡng chế ở huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên ngày 24-4, VOV đã có văn bản gửi công an tỉnh Hưng Yên yêu cầu làm rõ vụ việc 2 nhà báo này bị đánh.

Ngày 8-5, Trưởng ban Thư ký biên tập và thính giả - Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Nguyễn Lan Hương cho biết, tại buổi cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Văn Giang ngày 24-4 vừa qua, 2 nhà báo của VOV là Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long đã bị một số công an đánh tại Nhà văn hoá thôn 1, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang khi đưa máy ảnh cá nhân lên quay một số cảnh.

http://nld.vcmedia.vn/BJ072xyCtEPHtnnWS0mbQaWHs01BP3/Image/2012/04/2-PV-VOV-bi-danh_42176.JPG
Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (trái) và Hán Phi Long (phải) thuật lại vụ việc



Trước đó, lãnh đạo VOV đã cử nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (SN 1970), Trưởng phòng và Hán Phi Long (SN 1979), phóng viên Phòng Phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế - Trung tâm tin (VOV) - đến xã Xuân Quan để đưa tin về vụ cưỡng chế thu hồi 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan để thực hiện dự án  Khu đô thị Thương mại và du lịch Văn Giang.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ cho biết, Hội Nhà báo đang tiếp tục lắng nghe và tiếp xúc với các bên liên quan (cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên, 2 phóng viên bị đánh và VOV) để nắm rõ toàn bộ sự việc. “Liên Chi hội nhà báo VOV đã có công văn gửi Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị phối hợp giải quyết và lên tiếng về việc này. Hội Nhà báo Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ hội viên và quyền hành nghề hợp pháp của họ” – ông Huệ khẳng định. Ông cho hay, Hội Nhà báo đang chuẩn bị có văn bản gửi UBND tỉnh Hưng Yên và Công an tỉnh Hưng Yên về vụ việc này.

Sau khi bị đánh tại xã Xuân Quan, theo tường trình, công an đưa 2 nhà báo về cơ quan Công an huyện Văn Giang lấy cung, thu thẻ nhà báo, thẻ đảng viên, thẻ hội viên hội luật sư của nhà báo Nguyễn Ngọc Năm, máy ảnh… Đến 15 giờ 30 cùng ngày 24-4, 2 nhà báo mới được thả về và kèm theo lời xin lỗi miệng. Anh Hán Phi Long phải xin nghỉ 2 tuần để điều trị các vết thương.  

Bà Nguyễn Lan Hương khẳng định: “Hai nhà báo đã thực hiện đúng quy định và tác nghiệp ở những nơi không phải là hiện trường vụ cưỡng chế để tác nghiệp”. Trong khi đó, tại cuộc họp báo chiều 23-4 (trước vụ cưỡng chế 1 ngày), lãnh đạo tỉnh Hưng Yên đã thông báo là báo chí được tới những nơi không phải là hiện trường vụ cưỡng chế để tác nghiệp.

Bà Nguyễn Lan Hương cho biết, ngày 3-5, Trung tâm Tin – VOV đã có văn bản gửi Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên đề nghị làm rõ vụ việc. Bên cạnh đó Liên Chi hội nhà báo VOV đã có văn bản gửi Hội Nhà báo Việt Nam. Ngày 8-5, VOV đã có văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và truyền thông về vụ việc này.

“Sự việc xảy ra đã nửa tháng nhưng đến nay Công an tỉnh Hưng Yên vẫn chưa có một động tác nào cả việc trả lời hay chưa trả lời” – bà Hương cho biết.

Trao đổi với Báo Người Lao động, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long xác nhận việc bị đánh và nói: “Trên mạng Internet lan truyền một clip về cảnh 2 thanh niên mặc áo sơ mi, đội mũ bảo hiểm bị những người mặc thường phục đeo băng đỏ và cả sắc phục công an đánh chính là chúng tôi. Clip đó phản ánh đúng những gì xảy ra với chúng tôi vào sáng 24-4 tại xã Xuân Quan. Không có sự dàn dựng hay giả tạo nào trong đó cả”.

http://nld.vcmedia.vn/BJ072xyCtEPHtnnWS0mbQaWHs01BP3/Image/2012/04/DanhnhabaoVOV1_f1c2f.jpg
Xác nhận người bị đánh trong clip (áo trắng đội MBH trắng) chính là nhà báo của VOV - Ảnh cắt từ clip



Nhà báo Hán Phi Long cho biết, khi anh được người dân đưa về trạm xá, máu đang chảy đầy mặt. Nhân viên y tế xác định anh Long bị rách môi ngoài, dập môi trong, vùng mặt phù nề với kích thước 4x4cm, ngực phải đau tức.

“May mắn là khi đó cả hai anh em đều đội mũ bảo hiểm không thì không biết hậu quả đến đâu vì họ dùng dùi cui đánh” – nhà báo Long nói. Sau sự cố ngày 24-4, anh Long phải nghỉ gần 2 tuần để chữa trị vết thương và mới quay trở lại làm việc vào ngày 7-5.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm cho biết, thoạt tiên anh thấy một người đeo băng đỏ giật máy ảnh của nhà báo Long và khoảng gần chục người dùng dùi cui, gậy vụt vào người, liên tiếp đấm đá anh Long.  

“Thấy Long ôm bụng gục xuống, tôi chạy lại phía lực lượng cưỡng chế và hét lên nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo đang làm nhiệm vụ, sao các anh lại đánh chúng tôi?”. Nhưng những người này không những không nghe mà còn vặn hai tay anh Năm về phía sau, dùng gậy, dùi cui đánh vào người, đấm đá vào mặt, vào ngực và chửi thề…” – nhà báo Nguyễn Ngọc Năm thuật lại.

Ngày 8-5, phóng viên Báo Người Lao động đã liên lạc điện thoại với Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên Trần Huy Ngạn nhưng không thể liên lạc. Còn Chánh Văn phòng Công an tỉnh Hưng Yên Nguyễn Xuân Hiếu xác nhận đã nhận được công văn của VOV nhưng từ chối trả lời cụ thể.

Thông tin về vụ việc nhà báo VOV bị đánh xin xem trên Báo Người Lao động ra ngày 9-5.

Tin-ảnh: Bảo Trân
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [31] [32] [33] [34] [35] [36] [37] ... ›Trang sau »Trang cuối