Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tiến sĩ sử học - Hãn Nguyên Nguyễn Nhã:

Đưa Hoàng Sa - Trường Sa ra với thế giới

Bài đăng trên báo Lao Động, Thứ hai 30/04/2012 09:00

Ngày 29.4.2012, tiến sĩ Nguyễn Nhã lên đường sang Mỹ để thực hiện một công việc mà ông cho rằng rất quan trọng đối với ông, đó là hoàn thành bản dịch ra tiếng Anh công trình “Hồ sơ tư liệu chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” mà ông đã dày công nghiên cứu thực hiện trong mấy chục năm qua.

Quen biết với tiến sĩ Nguyễn Nhã đã lâu, qua nhiều lần trao đổi, làm việc, mới hiểu được ông là người có niềm đam mê rất lớn về nghiên cứu sử học và ông đã lựa chọn đường đi “sử học” của mình là Hoàng Sa - Trường Sa. Ông từng tâm sự, trước đây khi làm đề cương luận án tiến sĩ về đề tài này, một người bạn thân trong giới khoa học khuyên ông “không nên nhảy vào ổ kiến lửa”, còn một vị giáo sư khác lại phát biểu trong hội đồng xét duyệt đề cương luận án rằng “đề tài này phải là cấp quốc gia, một cá nhân không làm được”. Ông biết, không phải họ không tin vào năng lực nghiên cứu khoa học và sử học của ông, nhưng có một điều gì đó khiến họ không tin là ông sẽ làm được, ít nhất là khó tiếp cận được các nguồn thông tin, tư liệu thuộc loại “thâm cung bí sử” này.

Nhưng những lời can gián chân thành đó không ngăn được ông. Ông chọn một con đường quá chông gai, khó tìm được sự hợp tác. Vào thời điểm đó, ít ai nhận ra tầm quan trọng của nó, nhưng đến bây giờ, ai cũng có thể hiểu được rằng, may mà có một Nguyễn Nhã dấn thân vào con đường khoa học với đề tài lịch sử liên quan đến chủ quyền của quốc gia trên biển Đông và hai quần đảo phên giậu của tổ quốc, ngay từ khi ông còn là chủ biên Tập san Sử Địa số 29, đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa (1975).

TS Nguyễn Nhã nói vui, nhưng thực lòng rằng, ông có cái tật không chữa được, đó là đã say mê cái gì rồi làm cho tới cùng và cái mà ông say mê bao nhiêu năm qua là đi tìm mọi chứng cứ, tư liệu lịch sử để chứng minh chủ quyền của VN trên biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Ông đã làm được khá nhiều, nhưng với ông thì vẫn chưa tới cùng, ở cái tuổi ngoài 70, ông vẫn còn mang nỗi khát khao được đi thêm một chặng nữa với Hoàng Sa và Trường Sa, xem đó như là sứ mệnh của đời mình.

Chặng đó là gì, như ông nói, là phải đưa được công trình khoa học chứng minh chủ quyền của VN trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ra với thế giới. Trong thời gian qua, TS Nguyễn Nhã và các cộng sự, với sự giúp đỡ của Quỹ biển Đông, đã dịch công trình “Hồ sơ tư liệu chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa” ra tiếng Anh. Công trình này gồm có ba phần. Phần thứ nhất là tư liệu của Bộ Tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương và các tài liệu của phương Tây từ thế kỷ 19 trở về trước, chứng minh chủ quyền của VN trên biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Phần thứ hai là các tham luận của TS Nguyễn Nhã tại các hội thảo về biển Đông được tổ chức tại VN, Pháp và Mỹ. Phần thứ ba là toàn văn luận án tiến sĩ “Quá trình xác lập chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa” của TS Nguyễn Nhã, có thêm phần phụ lục bổ sung các tư liệu mới. Theo TS Nguyễn Nhã, năm trước, ông gửi hồ sơ tư liệu này cho Văn phòng Quốc hội Mỹ, ông Jim Webb - Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Hội Địa lý quốc gia Mỹ, cùng Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quan hệ quốc tế Mỹ.

Chuyến đi Mỹ lần này TS Nguyễn Nhã sẽ cùng các chuyên gia hoàn thiện bản dịch tiếng Anh và sau đó sẽ gửi cho thư viện các trường đại học có ngành học Châu Á học ở Mỹ và gửi cho Thư viện Quốc hội Mỹ. Thư viện này có chi nhánh nhiều nơi trên toàn nước Mỹ. TS Nguyễn Nhã cho biết, trong chuyến đi năm 2011, ông đã gặp gỡ, trao đổi với các nhà khoa học VN và Mỹ về các vấn đề chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa - Trường Sa, nói chuyện với cộng đồng người Việt, có cả người Mỹ về đề tài biển Đông, giới thiệu về công trình nghiên cứu của ông. Các buổi trao đổi đó rất được giới khoa học và Việt kiều quan tâm. Có nhiều người đề xuất về việc in và quảng bá công trình bằng tiếng Anh, đó cũng là sự động viên để ông xúc tiến nhanh công trình bản tiếng Anh.

Lần này, mục tiêu đặt ra là phải giới thiệu đến với các trường đại học và các cơ quan, tổ chức quan tâm đến vấn đề biển Đông, để họ có cơ hội tiếp cận với sự thật lịch sử rằng, VN có chủ quyền và quyền tài phán trên biển Đông và Hoàng Sa -Trường Sa. TS Nguyễn Nhã khẳng định, VN là quốc gia mạnh nhất về tư liệu lịch sử chứng minh về chủ quyền, chưa có một quốc gia nào có đủ chứng cứ lịch sử được như vậy. Riêng Trung Quốc thì hoàn toàn không có mà chỉ suy diễn. Ông nói: “Cái mạnh của VN là chứng cứ lịch sử đầy đủ, không khai thác thế mạnh đó là uổng phí. Tôi quá sốt ruột nên phải bắt tay vào làm. Trong nước đã làm được một bước, bước tiếp theo là công bố cho cộng đồng thế giới biết về chủ quyền của VN trên biển Đông”.

Trả lời về vấn đề các nguồn tài trợ để thực hiện những công việc quan trọng này, TS Nguyễn Nhã cười nhưng cũng có đôi chút tâm tư, bởi vì không có bất cứ nguồn tài trợ nào từ Nhà nước hay các tổ chức, mà là tiền riêng và sự hỗ trợ của bạn bè, người thân. Ông tự bỏ tiền túi ra để mua vé máy bay, sang Mỹ thì có người thân đưa đón, lo ăn ở. Thế thôi. Nhưng mà biết làm sao được, lòng yêu nước thương nòi có ai tính toán bằng tiền bạc, kể cả máu xương.

Lê Thanh Phong
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Thái Thanh Tâm đã viết:
Biết quá rồi còn nói chả biết...Dũng khí cất ngăn kéo rồi. Kể cả có kinh phí cũng không dám lôi dũng khí ra.
Chỉ đánh chén là giỏi vô cùng tận

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

ngh.mai đã viết:
Thái Thanh Tâm đã viết:
Biết quá rồi còn nói chả biết...Dũng khí cất ngăn kéo rồi. Kể cả có kinh phí cũng không dám lôi dũng khí ra.
Chỉ đánh chén là giỏi vô cùng tận
Dũng Khí

Dũng khí thời nay thật khác thường
Toàn là bố tướng với ông vương.
Chuyên đời vứt rác đầy làng xóm,
Bạt mạng phi xe tắc phố phường.
Thấy mạnh: trình thưa, lo nịnh bợ,
Coi khinh: quát nạt, dọa tai ương.
Hy sinh tất cả vì tiền của
Dũng ẩn co ro, khí ngập đường!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Khánh thành tượng đài Trần Hưng Đạo ở Trường Sa

Bài đăng trên Vietnam+ 06/05/2012 | 17:31:00

Ngày 6/5, tại xã đảo Song Tử Tây, Đảng bộ và nhân dân huyện Trường Sa (Khánh Hòa) đã long trọng tổ chức lễ khánh thành Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Đoàn đại biểu tỉnh Nam Định do Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đoàn Hồng Phong dẫn đầu, đại diện Quân chủng Hải quân Việt Nam đã tham dự.

Tượng có chất liệu bằng đá, cao 11 mét, đặt trong khuôn viên rộng trên 600 mét vuông, hài hòa với nhiều rặng phong ba được trồng trên đảo.

http://www.vietnamplus.vn/Uploaded_VNP/hanhhh/20120506/tuong2.jpg



Công trình này được tạc theo theo mẫu ở Quảng trường Mùng 3 tháng Hai ở thành phố Nam Định, với kinh phí 6,5 tỷ đồng, là quà tặng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định dành cho Trường Sa.

Trần Hưng Đạo là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất của dân tộc.

Ông còn nổi tiếng với tài văn chương, là tác giả của "Binh thư yếu lược", "Hịch tướng sĩ"... lưu truyền rộng rãi trong hậu thế./.

Tiên Minh (TTXVN)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Không còn ai để lên tiếng bênh vực cho tôi

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 15/5/2012 06:00 AM

Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, Ngọai trưởng Philippines, Albert del Rosario đã phát biểu với tờ Inquirer rằng "Tất cả các nước khác chứ không chỉ có Philippines sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu chúng ta không có một lập trường... mọi người nên nhìn kỹ TQ đang cố gắng làm gì tại bãi cạn Scarborough nhằm theo đuổi cái mà họ gọi là quyền chủ quyền của họ trên toàn bộ Biển Đông [Philippines gọi là Biển Tây Philippines] dựa trên yêu sách đường chín vạch, với một dẫn chứng lịch sử rõ ràng là vô căn cứ".

Phản ứng, hay ít ra là phản ứng công khai,từ các quốc gia ASEAN xung quanh Biển Đông về lời kêu gọi của Manila về Biển Đông là yếu ớt. Gần như không có phản ứng nào được tường thuật trên báo chí, và không có phản ứng nào được công bố trên các trang web tiếng Anh của các bộ ngoại giao các nước ASEAN.

Ngoại lệ duy nhất là một tuyên bố bằng tiếng Việt do người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày 25/4/2012, đăng tải trên trang web bằng tiếng Việt của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nêu rằng Việt Nam "hết sức quan tâm và lo ngại về tình hình tranh chấp bãi cạn Scarborough" và Việt Nam "cho rằng các các bên liên quan cần kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và khu vực."

Có lẽ có thể hiểu tuyên bố đó như một ủng hộ ngấm ngầm cho đề nghị của Philippines về giải pháp pháp lý dựa trên UNCLOS, nhưng giả sử đúng là như thế đi nữa thì sự ủng hộ đó cũng là khá  khiêm tốn. Nếu tính toàn bộ ASEAN thì mức ủng hộ công khai cho Philippines trong cuộc đối đầu ở bãi cạn Scaborough là đáng thất vọng, dù rằng các nước ASEAN kia không có tranh chấp với Philippines trong khu vực đó.

Đáng tiếc là là sự thiếu tương trợ đó có vẻ như đã là một cung cách bất thành văn của các nước ASEAN trong tranh chấp Biển Đông. Ngược dòng thời gian trong khoảng một năm vừa qua, chúng ta có thể thấy khi TQ giam cầm các ngư dân VN đánh cá tại vùng Hoàng Sa, không có nước ASEAN nào lên tiếng để ủng hộ một cách giải quyết công bằng. Khi TQ gây sức ép lên các hoạt động dầu khí của Philippines trong khu vực bãi Cỏ Rong, không hề có nước ASEAN nào lên tiếng ủng hộ Philippines. Khi TQ gây áp lực lên tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh nhằm khiến họ rút khỏi Lô 127 và 128, nằm giáp bờ biển đất liền Việt Nam, không có nước ASEAN nào lên tiếng ủng hộ Việt Nam. Khi tàu hải giám và các tàu đánh cá của TQ phá hoại thiết bị địa chấn của các tàu khảo sát Việt Nam, không có nước ASEAN nào lên tiếng ủng hộ Việt Nam. Khi tàu TQ dọa đâm vào tàu khảo sát cho Philippines tại bãi Cỏ Rong tháng 3/2011, không có nước ASEAN nào lên tiếng ủng hộ Philippines.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/05/14/17/20120514171953_ASIA-mezzimilitarimare_1336986710.jpg



Rõ ràng, bất kể các sai lầm mà các nước ASEAN trong tranh chấp đã mắc phải trong quá khứ và trong hiện tại, kể từ đây, các bên cần thay đổi cách tiếp cận không lên tiếng này.

Trong thay đổi này, Philippines và Việt Nam nắm chìa khóa quan trọng. Vì vị trí địa lý của hai quốc gia này so với đường chữ U tai tiếng của TQ, không gian biển của hai nước này bị đe dọa vào bậc nhất so với các nước ASEAN khác. Ngoài ra, bản chất của các mối đe dọa mà hai nước này gánh chịu cũng tương tự nhau. Nếu Việt Nam và Philippines mà còn không thể cùng lên tiếng một cách rõ ràng thì khó có thể mong đợi các nước khác trong ASEAN có tranh chấp Biển Đông cùng lên tiếng như thế, và nếu mong đợi cả cộng đồng ASEAN làm thì còn khó hơn. Hiện nay, nếu ASEAN có thể tìm ra một tiếng nói chung về vấn đề Biển Đông thì e rằng tiếng nói ấy sẽ chỉ có thể là loãng, yếu và không rõ ràng.

Đã đến lúc các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách Việt và Phi cần bàn thảo về một tuyên bố chung nhằm hỗ trợ nhau. Ví dụ, hai quốc gia này có thể ra thông cáo chung chống lại việc sử dụng đá hay đảo nhỏ để đòi quá nhiều không gian biển, chống lại lập luận đòi "quyền lịch sử" trên hầu hết diện tích Biển Đông, và ủng hộ việc xác định rõ ràng phạm vi của khu vực tranh chấp. Nếu phương án đàm phán bị bế tắc thì Philippines và Việt Nam có thể kêu gọi các bên khác trong tranh chấp cùng đồng ý đưa các câu hỏi phù hợp ra cho Tòa án Quốc tế về Luật Biển phân xử.

Đi xa hơn, Philippines và  Việt Nam có thể đàm phán với nhau để xác định phạm vi của các vùng nước phụ thuộc Trường Sa và sau đó lên tiếng ủng hộ nhau một khi TQ cố gắng gia tăng áp lực lên hai nước này bên ngoài các phạm vi ấy.

Thí dụ, Philippines có thể đề nghị với Việt Nam rằng các vùng nước trong khu vực bãi Cỏ Rong phía ngoài vành đai 12 hải lý tính từ các đảo, đá, nếu có, trong khu vực đó là không thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trường Sa, và Việt Nam có thể có một đề nghị tương tự cho bãi Tư Chính.

Trên thực tế, bãi Cỏ Rong và bãi Tư Chính là những bãi ngầm và theo luật quốc tế thì không nước nào có thể tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ hai bãi này, mà chỉ có thể tuyên bố chủ quyền đối với những đảo, đá nổi từ chúng lên trên mặt nước, nếu có. Phần dưới mặt nước của bãi Cỏ Rong và bãi Tư Chính sẽ thuộc về hay lãnh hải 12 hải lý, hay vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, hay thềm lục địa của những đảo,đá này, nếu có, hay của các vùng lãnh thổ chung quanh. Trong các loại vùng biển này, một nước chỉ có chủ quyền đối với lãnh hải 12 hải lý, nhưng thông tin đại chúng thường ghi lầm rằng một nước có chủ quyền đối với cả vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa.

Như vậy, nếu Việt Nam có tuyên bố chủ quyền đối với đảo, đá nào cao hơn mặt nước trong khu vực bãi Cỏ Rong, thì Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với những đảo, đá đó và lãnh hải 12 hải lý của chúng. Luận điểm ở đây là Việt Nam và Philippines nên đàm phán với nhau để xác định vùng đặc quyền kinh tế của chúng và của những đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa vươn ra đến đâu ở bãi Cỏ Rong và bãi Tư Chính nói riêng và trên Biển Đông nói chung. Việt Nam và Philippines có thể tận dụng quy định của Tòa án Quốc tế về Luật Biển và cùng thi hành thủ tục để hai nước có thể xin Ý kiến Tư vấn của Tòa, nhằm giúp hai nước xác định phạm vi của vùng đặc quyền kinh tế thuộc Trường Sa, cũng như nhằm bác bỏ những lập luận của Trung Quốc.

Sau khi thoả thuận về phạm vi của vùng đặc quyền khinh tế thuộc Trường Sa, Việt Nam và Philippines sẽ cùng nhau lên án những động thái của Trung Quốc nhằm biến những vùng bên ngoài phạm vi đó thành vùng tranh chấp. Nếu như Philippines và Việt Nam có thể cùng lên tiếng một cách dứt khoát rằng một sự kiện đối đầu cụ thể nào đó trên Biển Đông là do TQ mưu toan mở rộng vùng tranh chấp một cách không phù hợp với luật quốc tế quy định thì việc đó sẽ tạo ra một thế trận mới cho cuộc đấu tranh ngoại giao và việc tranh thủ dư luận quốc tế, so với chỉ có một nước tranh cãi với một nước.

Như một thí dụ cụ thể, khi phía Trung Quốc cắt cáp địa chấn tàu Bình Minh 2 và Viking 2, Việt Nam đã khẳng định rằng hành vi xâm phạm đó đã xảy ra trong những vùng không phải là vùng tranh chấp. Nếu lúc đó có nước khác tuyên bố ủng hộ quan điểm của Việt Nam, thì điều đó sẽ có nhiều giá trị cho việc tranh thủ dư luận của chúng ta.

Như một thí dụ khác, khi Trung Quốc gây sức ép nhằm khiến tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh rút khỏi Lô 127 và 128, nếu có nước khác tuyên bố rằng Lô 127 và 128 không nằm trong vòng tranh chấp, thì điều đó cũng sẽ có nhiều giá trị cho cuộc đấu tranh của chúng ta.

Nếu các nước ASEAN trong tranh chấp tiếp tục cách tiếp cận "lặng im khi TQ lất lướt kẻ khác" thì không khó đoán cách đó có thể dẫn đến đâu. Martin Niemoeller, một mục sư người Đức đã miêu tả hạn chế của cách tiếp cận đó một cách hùng biện:

"Đầu tiên chúng nó (bọn Phát Xít) tìm đến xử những người Cộng Sản, nhưng tôi không phải Cộng sản nên tôi không lên tiếng. Kế đó chúng tìm đến xử những người theo tư tưởng Xã hội và Nghiệp đoàn lao động, nhưng tôi cũng không thuộc họ, nên tôi không lên tiếng. Sau đó chúng tìm đến xử người Do Thái, nhưng tôi không phải Do Thái nên tôi không lên tiếng. Và khi bọn Phát xít tìm đến bắt tôi, thì lúc ấy không còn ai để lên tiếng bênh vực cho tôi."

Những nhà hoạch định chính sách của Philippines và Việt Nam sẽ hiệu quả hơn cho đất nước của họ nếu họ có thể để ý hơn đến phương diện này và tận dụng việc Philippines và Việt Nam có thể hỗ trợ ngoại giao cho nhau để bảo vệ quyền chủ quyền trên các vùng nước Biển Đông  mà không ảnh hưởng đến quan điểm của mỗi nước về chủ quyền trên các đảo, đá Trường Sa.

Dương Danh Huy (theo Manila Times)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào Nam

Chính phủ Philipine là chỉnh phủ nổi tiếng ăn ở hai lòng. Phản bội ASEAN năm 2006 để hùa với TQ, nay bị TQ chèn ép thì quay lại kêu cứu mọi người. Tuy nhiên một số nước cũng không thua kém ở lĩnh vực này.
Dụng nhân nhất tiện, thiên tri hữu
Lưu nghiệp muôn niên, vạn cốt dư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Hơ hơ,một thằng ăn cướp mang súng bắn xối xả một người thì nó bị tử hình.Một đất nước mang súng sang bắn xối xả một đất nước khác,tử hình đất nước đó đâu có được.Chuyện người không thể đem ra để nói chuyện nước được.Vậy nên đừng có trách Phi mà hãy nghĩ,nước nào thì cũng vì dân họ mà thôi.

Nhân chuyện này Vịt lại nhớ đến Nguyễn Ánh,ai lấy Hoàng Sa về cho Việt Nam,vậy mà giờ mất Hoàng Sa đến nơi,học sinh vẫn chẳng biết Hoàng Sa từ đâu mọc ra nữa.Chắc tại Nguyễn Ánh không mặc áo vải ;))
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tuấn Khỉ đã viết:
Nếu các nước ASEAN trong tranh chấp tiếp tục cách tiếp cận "lặng im khi TQ lất lướt kẻ khác" thì không khó đoán cách đó có thể dẫn đến đâu.
Rào Nam đã viết:
Chính phủ Philipine là chỉnh phủ nổi tiếng ăn ở hai lòng. Phản bội ASEAN năm 2006 để hùa với TQ, nay bị TQ chèn ép thì quay lại kêu cứu mọi người. Tuy nhiên một số nước cũng không thua kém ở lĩnh vực này.
vịt anh đã viết:
Vậy nên đừng có trách Phi mà hãy nghĩ, nước nào thì cũng vì dân họ mà thôi.
Nhất Tận Cùng

Nếu có ai ăn ở lật lòng
Mình về trở mặt thế là xong.
Thời kỳ hội nhập đa phương diện
Thế giới tiêu vong nhất tận cùng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...A1i-b%C3%B2%E2%80%9D.html



http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/nglib-1.jpg

BÀNH TRƯỚNG ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

Lòng tham vô đáy ăn sâu
Tư tưởng bành trướng của Tàu khựa kia
Bao nhiêu trang sử văn bia
Đống Đa chôn xác phách lìa nát thân

Bao đời vẫn thắng ngoại xâm
Việt Nam trên dưới đồng tâm một lòng
Ta giờ đâu lẻ loi không
Chính nghĩa luôn thắng trong lòng thế gian

Vẽ chi vẽ lắm tham tàn
Biển sâu nổi giận sóng gầm nhấn tan
Cho dù còn nhiều gian nan
Việt Nam quyết cắt đứt tan lưỡi bò .


TRUNG QUỐC ĐẨY MẠNH YÊU SÁCH ĐƯỜNG LƯỠI BÒ HÒNG ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG

Bài đăng trên báo  Thanh Niên OnlineThanh Niên Online – Thứ năm, ngày 29 tháng ba năm 2012

  

Khởi sự là một bản đồ mơ hồ, giờ đây Trung Quốc (TQ) đang muốn cụ thể hóa âm mưu độc chiếm biển Đông bằng cách xác định tọa độ đối với yêu sách “đường lưỡi bò” ngang ngược. Trong loạt bài này, chúng tôi sẽ làm rõ âm mưu tuyên truyền về chủ quyền của TQ cũng như những đối sách mà VN cần thực hiện.

>> Trung Quốc đẩy hàng áp sát người tiêu dùng
>> Trung Quốc đang lập bản đồ Biển Đông

Thời gian qua, TQ thường xuyên thực hiện các biện pháp “đánh du kích” bằng cách chèn bản đồ có yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý trên biển Đông vào nhiều tài liệu quốc tế. Giờ đây, nước này đang thực hiện kế hoạch một cách bạo liệt hơn, với sự huy động hàng loạt bộ ngành vào cuộc.



XÁC ĐỊNH TOẠ ĐỘ " ĐƯỜNG LƯỠI BÒ "

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/TADLBOF.jpg

Ngày 27.3, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời ông Trương Văn Linh, Giám đốc Viện Nghiên cứu quốc tế thuộc Học viện Khoa học xã hội TQ, nói: “Phần lớn các vùng biển tranh chấp đều ngoài tầm với vì chúng ta chưa biến những tuyên bố thành hành động”. Hành động mà ông Trương đề cập ở đây sẽ là việc chính thức vẽ bản đồ chi tiết các khu vực mà TQ đòi hỏi chủ quyền tại biển Đông. Ông này tuyên bố: “Bằng cách vẽ bản đồ, TQ có thể củng cố các tuyên bố chủ quyền và tiến hành các bước xa hơn nữa, chẳng hạn khai thác tài nguyên gần quần đảo Nam Sa”. Nam Sa là cách gọi của TQ trong nỗ lực ngụy xưng chủ quyền tại quần đảo Trường Sa của VN.

Cùng ngày, tờ South China Morning Post trích thông báo của Cục Quản lý khảo sát, bản đồ và thông tin địa lý quốc gia TQ (NASMG) nêu: “Chính phủ sẽ tiếp tục chương trình nghiên cứu vẽ bản đồ Nam Hải (cách TQ gọi biển Đông), hoàn thành và phát hành bản đồ Nam Hải cùng các đảo trực thuộc để trình bày các tuyên bố chủ quyền”. Nhà nghiên cứu Trịnh Trạch Dân của Học viện Nghiên cứu Nam Hải tại tỉnh Hải Nam nói rằng bản đồ mới sẽ định rõ tọa độ của yêu sách đường chữ U. Yêu sách đường lưỡi bò - hay “đường chữ U”, “đường 9 đoạn” - khởi sự là một bản đồ được Trung Hoa Dân Quốc xuất bản năm 1948 với tựa đề Bản đồ vị trí của các đảo trên biển Đông. Đường lưỡi bò trong bản đồ nguyên thủy không nhằm mục đích khẳng định chủ quyền, mà chỉ nhằm thể hiện sự hiện hữu của các đảo trên một vùng biển. Giờ đây, chính quyền TQ đã biến một bản đồ có tính chất chung chung đó thành tuyên bố chủ quyền cụ thể (bao quát gần trọn biển Đông) và họ không ngừng phát hành bản đồ có đường yêu sách ngang ngược ấy ra thế giới.

Thông báo của NASMG còn cho biết bản đồ mới là một phần trong chiến dịch tuyên truyền chủ quyền được thực hiện bởi nhóm chuyên trách thuộc 13 bộ ngành, gồm: Bộ Ngoại giao, Công an, Giáo dục, Nội vụ, Cục Quản lý phát thanh, truyền hình, xuất bản quốc gia... Có thể thấy TQ đang huy động hầu hết các cơ quan chính phủ then chốt để phục vụ âm mưu tuyên truyền về chủ quyền. Thông báo còn nêu: “Tuyên truyền và giáo dục biên giới quốc gia là phục vụ cho sự cần thiết để thúc đẩy lòng yêu nước”. Đây là luận điệu hoàn toàn sai lệch vì lòng yêu nước trái ngược với âm mưu thôn tính chủ quyền quốc gia khác.

KẾ HOẠCH  NĂM

Thời gian qua, TQ thường xuyên thăm dò, khảo sát đại dương, không ngừng nâng cấp tàu lặn để thực hiện các hoạt động này. Mỗi lần như thế, đại diện nước này thường né tránh, chỉ nói rằng các hoạt động trên là nhằm “nghiên cứu khoa học”. Giờ đây, thông tin về việc vẽ bản đồ cho thấy các hoạt động thăm dò, khảo sát đại dương đều phục vụ cho kế hoạch thâu tóm biển Đông mà TQ đang tiến hành.



Những hoạt động trên nằm trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (từ 2011 - 2015) mà TQ đang triển khai. Mới đây, tờ Asahi Simbun dẫn lời thiếu tướng La Viện, Phó tổng thư ký Hội Khoa học quân sự TQ, cho hay nước này đang tiến hành một loạt hoạt động liên quan đến củng cố các tuyên bố chủ quyền trong kế hoạch 5 năm. Theo đó, Bắc Kinh dự định thiết lập cả Bộ Đại dương phụ trách kiểm soát các vùng biển, “quân sự hóa” các lực lượng hải giám, ngư chính… Nói cách khác, Bắc Kinh có thể đang mưu tính tự vẽ bản đồ rồi tự kiểm soát, khai thác vùng biển của các nước khác một cách bất hợp pháp. Cứ như thế, sau một thời gian dài, họ biến vùng biển nước khác thành của họ, bất chấp luật pháp quốc tế.

Một số chuyên gia nhận định, Bắc Kinh đang thực hiện kế hoạch dài hạn theo kiểu “mưa dầm thấm đất” để “hợp pháp hóa” những đòi hỏi vô lý. Chuyên gia Ernest Z.Bower, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, nhận xét: “Nhiều nhà phân tích cho rằng các thông điệp không nhất quán của TQ nằm trong chiến lược dài hơi về đòi hỏi chủ quyền, trong đó có nỗ lực biến các yêu sách lịch sử thành yêu sách pháp lý”. Chuyên gia phân tích chính sách hàng hải Mark Valencia ở Hawaii, Mỹ, thì đánh giá TQ đang cố tạo ra các bằng chứng để củng cố tính pháp lý trong những tuyên bố chủ quyền. Vì thế, VN cần nhanh chóng triển khai kế hoạch phòng ngừa những thủ thuật ẩn chứa nguy cơ lâu dài mà TQ đang tiến hành.

ĐỘNG THÁI QUEN THUỘC

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/TINS.jpg
Tiến sĩ Mark Valencia (Mỹ)

Việc TQ phát hành bản đồ đường 9 vạch thì không có gì mới. Họ từng đính bản đồ này trong hồ sơ gửi lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của LHQ để đáp lại yêu sách của Philippines...

Đối với động thái mới nhất của TQ, VN có thể đưa ra phản đối chính thức như thường lệ, đồng thời tái khẳng định yêu sách về chủ quyền của mình... VN cũng có thể phối hợp cùng các bên khác tiến hành các biện pháp pháp lý, trong đó có thể bao gồm việc tìm kiếm ý kiến từ trọng tài quốc tế, chẳng hạn như Tòa án quốc tế về luật Biển (ITLOS).


“MƯA DẦM THẤM ĐẤT "

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/MADM.jpg

Hồi đầu tháng, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao TQ nói rằng “không nước nào đòi chủ quyền toàn bộ biển Đông”. Nhiều người cho rằng như vậy là TQ bớt cứng rắn hơn trong lập trường. Nhưng nếu xem xét lại một chuỗi hành động gần đây của TQ, có thể thấy rằng nước này không chỉ có một giọng điệu duy nhất về các mục tiêu và ý định của họ tại biển Đông...

Nhiều nhà phân tích cho rằng các thông điệp không nhất quán của TQ nằm trong một chiến lược dài hơi của họ về đòi hỏi chủ quyền, trong đó có nỗ lực biến các yêu sách lịch sử thành yêu sách pháp lý. Nếu các nước yếu hơn không phản đối các yêu sách này và đưa ra yêu sách của chính mình, thì theo thời gian, bằng sức mạnh quân sự, bằng phát ngôn cứng rắn và bằng áp lực kinh tế, các yêu sách của TQ sẽ có chỗ đứng pháp lý mạnh hơn.

Ernest Z.Bower
(Cố vấn cấp cao, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế)

PHÉP THỬ

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/NHNGHIN.jpg

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc

Những động thái gần đây của nhà cầm quyền TQ theo tôi có các lý do sau đây: Thứ nhất là họ muốn duy trì liên tục tham vọng của nhiều thế hệ TQ trong việc độc chiếm biển Đông. Một lý do nữa đó là, vào quý 3/2012, đại hội đảng Cộng sản TQ sẽ diễn ra, có thể họ muốn dư luận thế giới bớt quan tâm đến các vấn đề nội bộ bằng cách gây điểm nóng ở biển Đông.

Nhưng quan trọng nhất, tôi cho rằng đây là phép thử phản ứng mà TQ đưa ra sau tuyên bố của Mỹ trong chiến lược đối với châu Á và có sự thay đổi trong thế ứng xử của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á như Myanmar, Philippines cũng như thăm dò thái độ của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku trong vấn đề an ninh khu vực Đông Nam Á và châu Á -  Thái Bình Dương.

Đỗ Hùng - An Điền -  Ng.Minh Trí


Vàoblog360 với đường linh http://blog.yahoo.com/_V6...7Y/articles/page/7?detail

Rồi bấm vào đường linh bài viết trong đó thì thấy bài báo này . Còn không hiểu sao khi cóp đường linh bài báo này vào trang này thì khi bấm vào lại cho kết quả " bài này đã bị xoá hoặc không tồn tại " nhỉ ???
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chiến thuật của Trung Quốc đang gây bất ngờ

Bài đăng trên VNExpress Thứ năm, 17/5/2012, 13:22 GMT+7

Cùng với việc điều hàng loạt tàu tới bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines, Trung Quốc đã đưa giàn khoan khổng lồ Ocean Oil 981, tàu thăm dò dầu khí Hải dương 201, tổ hợp chế biến Hải Nam Bảo Sa 001 ra biển Đông.

Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu biển Đông trao đổi với VnExpress xung quanh động thái mới nhất của Trung Quốc.

- Biển Đông đang gây sự chú ý của thế giới bởi hàng loạt động thái của Trung Quốc sau tuyên bố về Đường lưỡi bò. Ông đánh giá thế nào về điều này?

- Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc bị quốc tế phản đối gay gắt vì đi ngược lại lợi ích của cộng đồng quốc tế và luật pháp quốc tế. Nhưng vì lợi ích của mình, Trung Quốc vẫn đang ra sức nỗ lực để biến yêu sách này thành hiện thực.

Vừa qua, Trung Quốc và Philippines đã rất căng thẳng xung quanh bãi ngầm Scarborough - nơi chỉ cách Philippines chưa tới 130 hải lý. Trung Quốc tìm cách gây hấn với Philippines ngay tại vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được quy định tại Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Trung Quốc thì lại cho đây là vùng đánh cá truyền thống của mình, đây chính là lập luận cho “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đang muốn hiện thực hóa.

Với các tuyên bố cứng rắn, có thể thấy chiến lược của Trung Quốc về biển Đông không thay đổi. Tuy nhiên, chiến thuật để thực hiện mục đích đó năm nay có nhiều điều khá bất ngờ.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/6e/fd/Hai_Nam_bao_sa.jpg
Trung Quốc đang triển khai ra Biển Đông đội tàu hùng hậu đóng vai trò như một tổ hợp chế biến hải sản di động.
Giữ vị trí trung tâm của đội tàu này là tàu Hải Nam Bảo Sa 001 có trọng tải 32.000 tấn. Ảnh: Dwnews



- Ông nói gì trước quan điểm cho rằng, Trung Quốc đang muốn mở đầu một giai đoạn mới trong chiến lược độc chiếm biển Đông?

- Khi xem xét các chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông, học giả Mỹ Mark J. Valencia đã tổng kết: Trung Quốc tăng cường sức mạnh của hải quân; mở rộng và bành trướng sự hiện diện thực tế tại các khu vực tranh chấp, từ đó hợp thức hóa việc chiếm đóng của họ; thu hút các công ty dầu khí phương Tây đến thăm dò khai thác tại các vùng tranh chấp; khăng khăng đòi thương lượng song phương với từng quốc gia có tranh chấp.

Báo cáo về an ninh Trung Quốc năm 2011 của Học Viện nghiên cứu quốc phòng của Nhật Bản thì cho hay, Trung Quốc đang tiến hành ba cuộc chiến nằm ngoài cuộc chiến quân sự: cuộc chiến truyền thông; tâm lý và luật pháp. Chính sách này của họ luôn là nhất quán và xuyên suốt, tuy họ trình bày với thế giới hết sức mập mờ, có thể lúc vận dụng UNCLOS, lúc vận dụng yêu sách “đường lưỡi bò” với mục đích là để duy trì được lợi ích của họ trên biển Đông.

- Trung quốc hành động bất chấp sự phản ứng của các nước trong khu vực và thế giới. Vậy lợi thế của Trung Quốc là gì thưa ông?

- Sự căng thẳng xung quanh tranh chấp bãi ngầm Scarborough gần đây cho thấy cả Philippines và Trung Quốc đều đang đi những nước cờ chiến lược đầy toan tính. Philippines khá tự tin khi mời Trung Quốc cùng giải quyết tranh chấp này trước Tòa án quốc tế về luật biển (ITLOS). Đây không phải là lần đầu Philippines làm như vậy.

Nhưng Trung Quốc cũng tự tin không kém với nước đi của họ. Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc tại bãi Scarborough, Philippines đã không đủ sức mạnh cho các lực lượng tuần duyên khi so sánh với các lực lượng tương tự của Trung Quốc. Khả năng để duy trì sức mạnh trên biển thông qua các lực lượng không phải quân sự của Philippines hay của các quốc gia ASEAN khác là yếu so với Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc có những lợi thế nhất định của kẻ mạnh.

Tôi cho rằng, khả năng xung đột quân sự tại khu vực này hiện nay không cao. Nhìn vào hành động của cả Philippines và Trung Quốc ta sẽ thấy điều đó. Philippines đã phải rút ngay lực lượng tàu chiến của hải quân mình, còn Trung Quốc cũng không đưa lực lượng hải quân tới, và cũng có những hành động hạ nhiệt nhất định. Tuy một số báo đài Trung Quốc tuyên bố rất mạnh, nhưng gây chiến trong lúc này đều là điều bất lợi cho cả hai.

Xin nói thêm là Philippines đã có Hiệp ước an ninh 1951 với Mỹ, trong trường hợp Philippines bị đe dọa thì chắc chắn Mỹ sẽ phải dùng sức mạnh quân sự để bảo vệ Philippines. Nhưng cũng còn một ẩn số là hiệp ước này có bao gồm cả vùng bãi ngầm Scarborough thì chưa rõ.

- Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ John McCain vừa cho rằng, Washington cần ủng hộ các nước thành viên ASEAN trong vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc tại biển Đông và “Mỹ cần bảo đảm Trung Quốc không thể muốn làm gì thì làm”. Ông bình luận gì về ý kiến của ông McCain?

- Mỹ đang là cường quốc biển, chi phối rất nhiều đến quyền lực biển trên thế giới. Nếu không có vai trò của Mỹ thì khó có quốc gia nào có thể ngăn chặn được tham vọng rất lớn của Trung Quốc. Nếu như Trung Quốc thành công trong việc độc chiếm biển Đông, thì Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng quyền lợi rất nhiều. Đó là lý do ông John McCain đã tuyên bố như vậy.

Nhưng chỉ tuyên bố thôi thì chưa đủ. Trong tranh chấp tại bãi Scarborough vừa rồi, Mỹ có thể tuyên bố rõ ràng hơn về Hiệp ước an ninh Mỹ - Philippines có bao gồm vùng biển xung quanh bãi ngầm Scarborough không. Trong Hiệp ước này, Mỹ đã nhiều lần giải thích là không bao gồm vùng KIG (Kalayaan Island Group – tức quần đảo Trường Sa), nhưng bãi ngầm Scarborough lại không thuộc quần đảo Trường Sa.

- Với những chiến thuật mới của Trung Quốc như ông vừa nói, các quốc gia trong khối ASEAN đang phải đối mặt với nguy cơ gì?

- Nếu Trung Quốc thành công trong vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough, khả năng Trung Quốc sẽ áp dụng tương tự với các quốc gia khác. Như vậy, Trung Quốc sẽ thành công khi độc chiếm biển Đông. Tất cả quốc gia ASEAN cũng như cộng đồng quốc tế sẽ bị thua thiệt khi một vùng biển rộng lớn và quan trọng nhất nhì thế giới lại bị một quốc gia đầy tham vọng xâm chiếm.

Như một chuyên gia Australia đã lên tiếng, nếu Philippines thất bại trong tranh chấp này, yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc sẽ có thêm một bước tiến, và đó sẽ là một nguy cơ đối với các nước ASEAN. “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc sau khi “liếm” Philippines sẽ “liếm” tới các quốc gia ASEAN khác liên quan, như Trung Quốc từng làm.

Nguyễn Hưng thực hiện
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34] ... ›Trang sau »Trang cuối