Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [41] [42] [43] [44] [45] [46] [47] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nên trở về với nền cộng hòa dân chủ theo tư duy Hồ Chí Minh

Bài đăng trên Tầm Nhìn Thứ ba, 22/5/2012 16:48 GMT+7

(Tamnhin.net) - Tinh thần nền cộng hòa theo tư duy của Hồ Chí Minh mà chúng ta có thể cảm nhận được là:

http://tamnhin.net/Uploaded/thanhlongtn/Images/2012/thang%205-2012/3/hcm.jpg



Tinh thần của nền cộng hòa

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.


Theo tư duy của Hồ Chí Minh, đó là những lời bất hủ về tinh thần của nền cộng hòa, mà Người tiếp nhận được từ bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Những lời bất hủ ấy cũng đã được Hồ Chí Minh đưa vào Việt Nam qua Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 và Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Với khát vọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước; ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, thoát khỏi áp bức bất công cho nhân dân, Hồ Chí Minh cũng đã đến với chủ nghĩa “Tam dân”: Dân tộc độc lập – Dân quyền tự do - Dân sinh hạnh phúc, như đến với những giá trị của tinh thần cộng hòa ở phương Đông.

Mục tiêu tối thượng là giải phóng thuộc địa từ tay thực dân Pháp giành lại độc lập cho đất nước và lợi quyền cho nhân dân, đã thúc đẩy Hồ Chí Minh đến với Lênin, qua bài viết của Lênin về vấn đề thuộc địa. Vấn đề này, ở khía cạnh giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi áp bức bóc lột, bất công do đế quốc thực dân gây ra, thiết nghĩ cũng không nằm ngoài tinh thần cộng hòa - là cái mà Hồ Chí Minh cần tìm, chọn cho Việt Nam.

Tinh thần cộng hòa theo tư duy và hành động cách mạng của Hồ Chí Minh gắn liền với việc lựa chọn chính thể cho Việt Nam sau khi giành được độc lập, bao gồm một số nội dung cơ bản như:

- Nền cộng hòa dân chủ.

- Sứ mệnh và tầm nhìn của nền dân chủ cộng hòa ấy là: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.

- Tất cả quyền bính là của toàn thể nhân dân, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Tất cả quyền bính đó, được cụ thể hóa trong 11 điều (từ điều 6 đến 16) của Hiến pháp năm 1946, đến nay vẫn còn nguyên giá trị của tính thần cộng hòa, dân chủ.

- Tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật – ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, là cơ sở pháp quyền cho sự phát triển của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

Sự bất cập của thể chế

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ Tịch đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp đó, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập được bầu ra tại cuộc tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946. Và Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Quốc hội thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946.

Trải qua trên 65 năm, Hiến pháp năm 1946 đã qua 3 lần sửa đổi vào các năm 1959, năm 1980 và năm 1992. Ba lần sửa đổi đó, mà nhất là lần sửa đổi năm 1992 đã có khoảng cách khác biệt khá xa với tinh thần cộng hòa, dân chủ mà Hiến pháp năm 1946 đã chọn.

Hiến pháp năm 1992, chọn chế độ chính trị là xã hội chủ nghĩa trong cụm từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa thay cho Dân chủ Cộng hòa của Hiến pháp 1946.

Vậy xã hội chủ nghĩa (XHCN) là gì mà vừa thay cho Cộng hòa Dân chủ, lại vừa gắn kết với cộng hòa trong cụm từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa?

XHCN được đề cập ở đây là một hình thái xã hội (xã hội XHCN), mà những người phát kiến ra nó đã đưa vào đó những ý tưởng rất nhân văn, rất đáng được trân trọng. Nhưng mô thức tổ chức vận hành của hình thái xã hội XHCN cả trên góc độ lý thuyết lẫn thực tiễn, lại có không ít những nội hàm không hợp lý, quá lạc hậu, nhất là lạc hậu so với sự phát triển của xã hội hiện đại vốn mang những đặc tính cơ bản đã được sàng lọc, lựa chọn trong quá trình tiến hóa của lịch sử nhân loại, bao gồm kinh tế thị trường, xã hội dân sự và Nhà nước pháp quyền.

Nền tảng chính trị tư tưởng và là kim chỉ nam của sự phát kiến hình thái xã hội XHCN là học thuyết Mác - Lênin. Mà với nhiều kết quả nghiên cứu, lý luận và tổng kết thực tiễn cho biết – học thuyết Mác-Lênin có cái trước đúng nay vẫn đúng, có cái trước đúng nay không còn phù hợp vì bối cảnh xã hội đã có quá nhiều thay đổi, có cái trước và nay đều không đúng. Đơn giản chỉ vì nó “không phải là một học thuyết đã hoàn thành hẳn, có sẵn đâu vào đấy, bất di bất dịch nào đó”, như cách nói của chính Lênin.

Vì thế, mô thức tổ chức xã hội XHCN, tự thân nó có nhiều khuyết tật gây bất ổn cho hệ thống giải pháp phát triển và hoàn thiện xã hội. Những khuyết tật gây bất ổn đó đã và đang tồn tại gắn liền với một số đặc trưng cơ bản như:

Tổ chức xã hội theo thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp. Coi đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội. Coi Nhà nước XHCN là Nhà nước chuyên chính vô sản và trên thực tế đã không tránh khỏi tình trạng lấy vô sản chuyên chính dân tộc đánh vào khối đại đoàn kết dân tộc.

Mô thức tổ chức và vận hành nền kinh tế bị chi phối hầu như  tuyệt đối bởi chế độ công hữu tư liệu sản xuất (bao gồm cả ruộng đất) là nền tảng, kinh tế Nhà nước là chủ đạo và phương thức kế hoạch hóa tập trung, bao cấp thay cho phương thức thị trường. Chọn mô thức tổ chức và vận hành như thế là không phù hợp với tinh thần “lấy dân làm gốc”, không khuyến khích và tạo điều kiện cho việc phát triển mọi nguồn lực của dân từ khu vực dân doanh.

Trong khi đó, khu vực kinh tế Nhà nước,  nhất là các tổng công ty và tập đoàn kinh tế lớn được quá nhiều ưu ái, giao cho quá nhiều nguồn lực (cả nguồn lực cứng lẫn nguồn lực mềm) vượt quá tầm quản lý (cả quản trị kinh doanh và quản lý nhà nước), và hệ lụy khôn lường đã và đang đến là vừa kinh doanh không hiệu quả, vừa làm vẩn đục môi trường kinh doanh, tạo quá nhiều lỗ hổng cho cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí, thất thoát và tham nhũng vô phương cứu chữa.

Đảng nắm quyền lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối mọi mặt hoạt động của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, và trên thực tế quyền lãnh đạo đó đã trở thành siêu quyền lực, ( có nơi có lúc là Đảng trị cộng với sùng bái cá nhân) đặt lên trên dân quyền và pháp quyền. Sự hiện hữu của siêu quyền lực như vậy, không phù hợp với tinh thần đề cao dân chủ và thượng tôn pháp luật. Tập trung thái quá quyền lãnh đạo của Đảng làm cho Đảng bị tha hóa và cũng làm cho các bộ phận quyền lực khác của hệ thống chính trị nói riêng và toàn xã hội nói chung (bao gồm quyền của người dân và công dân) bị vô hiệu hóa, trở thành hữu danh vô thực. Hệ lụy đã và đang đến là, đã mất quyền thì cũng mất luôn trách nhiệm xã hội, khiến cho xã hội không có người làm chủ đích thực và trở thành chỗ dung thân hợp pháp cho thói vô trách nhiệm và vô cảm.

Mô thức tổ chức vận hành xã hội XHCN với những đặc trưng vốn hàm chứa nhiều khuyết tật gây bất ổn cho giải pháp phát triển và hoàn thiện xã hội như vậy thực sự không còn đáng được tồn tại trong sự lựa chọn thể chế chính trị mà Hiến pháp cần có.

Mô thức tổ chức vận hành xã hội XHCN như vậy, cũng có khoảng cách khác biệt quá xa với tinh thần của nền cộng hòa theo tư duy Hồ Chí Minh. Do vậy, cũng không thể ghép “XHCN” đó với “cộng hòa” trong cụm từ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” để giữ lại cái tên nước Việt Nam là nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” như đã ghi trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.

Hiến pháp năm 1992 so với Hiến pháp năm 1946 là một bước thụt lụi. Không có những đột phá về cải cách thể chế trong sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khó có thể có được kết quả lập hiến ngang tầm với giai đoạn phát triển mới.

Mấy kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Xin nêu mấy vấn đề, cũng có thể coi là những ý tưởng muốn góp vào Hiến pháp sửa đổi:

- Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Các dân tộc Việt Nam là một khối thống nhất, đều bình đẳng, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo, đảng phái.

- Chế độ chính trị mà Việt Nam lựa chọn đưa vào Hiến pháp là Cộng hòa (hoặc Cộng hòa – Dân chủ hay Cộng hòa – Dân chủ - Nhân dân). Sứ mệnh với tầm nhìn xa của chính thể Cộng hòa là bảo vệ nền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu nước mạnh, xã  hội dân chủ, công bằng, văn minh.

- Lợi quyền lớn nhất, cao nhất kể cả quyền sửa Hiến pháp là của toàn dân. Nghiêm cấm bất kỳ sự áp đặt lợi quyền nào khác lên trên lợi quyền của dân, do dân, vì dân.

- Nhà nước của nước Cộng hòa Việt Nam (hoặc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt nam) là Nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập, của dân, do dân, vì dân chứ không thể chỉ phân công ba quyền dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng như hiện nay.

- Điều 4 của Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 đều khẳng định Đảng Cộng sản Việt nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo xã hội Việt Nam. Thiết nghĩ, trong Hiến pháp sửa đổi, điều này nên dành cho những quy định của Hiến pháp về Đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền phải trung thành với Hiến pháp và tuân thủ pháp luật, được nhân dân lựa chọn với những giới hạn thời gian nhất định, chịu sự giám sát, phán xét và xử lý của nhân dân theo Luật định.

- Với tầm của Hiến pháp, cần có quyết sách đúng và rõ về chủ quyền và quyền sở hữu về đất đai.

Đất đai là tài nguyên và môi trường tự nhiên, như tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên nước, thời tiết khí hậu và đa dạng sinh học, vùng trời, vùng biển và hải đảo . . . thuộc chủ quyền quốc gia, Nhà nước được trao quyền quản lý, ai khai thác sử dụng phải được Nhà nước cho phép, chịu sự chế tài của pháp luật và phải nộp thuế cho Nhà nước.

Đất được đưa vào sử dụng, trở thành sản phẩm của lao động (thậm chí cả lao động cha truyền con nối), là tài sản của chủ thể sản xuất kinh doanh nhất định. Trong sản xuất nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất, là yếu tố của sản xuất, như các yếu tố công cụ khác là vật sở hữu của nông dân, không có lý gì đất ở đây không phải là vật sở hữu của nhà nông. Đất là yếu tố cấu thành tài sản trong bất động sản, vốn là một thể thống nhất không thể chia cắt được, tất yếu phải là tài sản, là vật sở hữu của chủ thể kinh doanh bất động sản.

Vì thế với tầm Hiến pháp, lần sửa đổi này, cần có quyết sách đúng về chủ quyền quốc gia về tài nguyên và môi trường tự nhiên, trong đó có tài nguyên đất. Và cần có sự thừa nhận quyền sở hữu của các chủ thể sử dụng đất với tư cách là tài sản, là tư liệu sản xuất, là yếu tố của sản xuất như bao nhiêu yếu tố khác vốn đã là sở hữu của họ, trong đó có chủ thể là tư nhân (là chủ sở hữu tư nhân), có chủ thể là tổ chức xã hội (là sở hữu tập thể) và có chủ thể là Nhà nước (là sở hữu Nhà nước).

Đất đai là tài sản có chủ sở hữu rõ ràng, trong kinh tế thị trường việc dịch chuyển quyền sở hữu dưới hình thức mua bán đất là tất yếu. Nhà nước khi có nhu cầu vì quốc kế dân sinh thường phải trưng mua theo cơ chế và giá cả thị trường.

- Mô hình kinh tế tổng quát bị chi phối bởi thể chế kinh tế nặng về công hữu là nền tảng, kinh tế Nhà nước là chủ đạo, kế hoạch hóa tập trung và bao cấp đã không còn phù hợp, thiết nghĩ phải thay đổi trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Mô hình kinh tế được lựa chọn, thay thế có những đặc trưng cơ bản là: (1) Kinh tế thị trường hiện đại; (2) Hai loại hình – công hữu và tư hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; ba khu vực - kinh tế công, kinh tế tư  nhân và  kinh tế  hỗn hợp; với đa dạng các chủ thể kinh doanh bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, không coi công hữu là nền tảng và cũng không coi kinh tế Nhà nước là chủ đạo, mà chỉ xác định đúng mức vai trò của Nhà nước pháp quyền đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam; (3) Thực thi dân chủ trong kinh tế, mà vấn đề cốt lõi là quyền của người dân và thực quyền kinh doanh của doanh nghiệp; (4) Liên kết hợp tác và hội nhập quốc tế.

PGS. Đào Công Tiến
Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TpHCM, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế VN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đề nghị Bộ trưởng Thăng đăng đàn trả lời về vụ Vinalines

Bài đăng trên Giáo Dục Việt Nam Thứ tư 23/05/2012 06:40

(GDVN) - "Bản thân tôi rất muốn tin vào Bộ trưởng thêm một lần nữa bởi tôi nghĩ một người dám “trảm tướng” như ông là người không dễ gì đề bạt một người không đủ năng lực vào vị trí quan trọng, trái nguyên tắc tổ chức…".

LTS: Sau những thông tin về những điểm bất thường trong việc đề bạt ông Dương Chí Dũng vào vị trí Cục trưởng Hàng hải khi (thời kỳ ông này làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines) khi Thanh tra Chính phủ đang điều tra về những thua lỗ của tập đoàn Vinalines, nhiều độc giả đã gửi ý kiến phản hồi về báo điện tử Giáo dục Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là bức thư của độc giả Tô Sơn Nam gửi cho Bộ trưởng Đinh La Thăng, bày tỏ mong muốn Bộ trưởng đăng đàn trả lời về vấn đề này.

Tòa soạn xin đăng nguyên văn nội dung bức thư:


Xin chào Bộ trưởng Đinh La Thăng!

Kể từ ngày ông ngồi lên chiếc ghế nóng, chính thức làm Bộ trưởng Bộ GTVT, tôi cũng như nhiều triệu người dân trên đất nước Việt Nam này liên tục cập nhật thông tin về Bộ GTVT cũng như những động thái, đề án mới mà ông đưa ra.

Không phải bởi vì chúng tôi thích soi mói gì Bộ GTVT hay cá nhân Bộ trưởng đâu. Mà vì một lý do hết sức mang tính “cơm, áo, gạo, tiền”: mỗi quyết sách, quyết định của ông, dù hay, dù dở đều ảnh hưởng tới túi tiền hạn hẹp của gần 90 triệu người dân như tôi trên đất nước này.

Những đề án thu phí, CNH-HĐH mới được Bộ công bố gần đây thì người dân chúng tôi đều đã được nghe các chuyên gia đánh giá mặt lợi, mặt hại để có thể nhìn nhận thấu đáo.

Nhưng sự việc lần này liên quan tới nguyên Cục trưởng đang bị truy nã Dương Chí Dũng, người được ông trực tiếp đề bạt khi Thanh tra Chính phủ đang tiến hành điều tra Vinalines, thì tôi nghĩ không ai có thể trả lời thay và trả lời chính xác được như ông.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thaolang/2012_05_23/dinh-la-thang-vinalines-giaoduc.net.vn.jpg
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng



Bởi tôi nghĩ, việc ông Dũng bỏ trốn, ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào về những sai phạm của mình thuộc hoàn toàn về công tác điều tra của cơ quan công an. Nhưng điều mà mọi người ai cũng đặt một dấu chấm hỏi to đùng chính là quyết định đề bạt ông Dũng làm Cục trưởng hàng hải của Bộ trưởng.

Thành thực mà nói thì bản thân tôi là một người rất ngưỡng mộ ông. Bởi tôi thấy ở ông - một ông Bộ trưởng dám nghĩ, dám làm, dám nói thẳng như ông.

Cũng chưa khi nào tôi thấy lãnh đạo Bộ nào liên tục công khai, minh bạch các kế hoạch, đề án, thậm chí cả chi phí thực hiện đề án trước giới truyền thông như lãnh đạo Bộ GTVT dưới thời ông. Hay nói như một cán bộ công tác trong ngành thì đây là một nét ứng xử mới, cần có ở các cơ quan công quyền ở Việt Nam.

Nhưng dù thế thì tôi và hàng triệu người khác cùng quý mến ông không thể không thắc mắc về quyết định này. Và tôi nghĩ, đây cũng là lúc để Bộ trưởng thể hiện tính công khai, minh bạch cho đông đảo người dân cùng bàn luận, xem xét, đánh giá như cách mà ông vẫn thường làm.

Hiện nay, thông tin đang rối tung, có báo nói đó là hành động “chạy làng”, nói ông làm sai nguyên tắc, nói ông bất chấp dư luận xấu về ông Dũng. Tôi cũng chỉ là một người dân bình thường, rất bình thường, thưa Bộ trưởng. Vậy nên, tôi chẳng quan tâm luật tổ chức cán bộ của Nhà nước ta nó “mặt mũi” ra sao.

Mà chỉ hiểu theo cách đơn giản, tôi nghĩ Cục trưởng Hàng hải là một vị trí quan trọng của ngành giao thông và người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với ngành GTVT phải là ông, chứ không phải mấy ông tổ chức cán bộ gì đó. Nên ông sẽ là người hiểu nhất tình hình và hiểu nhất những người cấp dưới giúp việc cho mình.

Do đó, với một Bộ trưởng hành động như ông, ông lại chọn một cách làm phá cách chăng? Nhưng nói gì thì nói, dù phá cách hay theo luật lệ thì hậu quả ông Dũng để lại đã hiển hiện nhãn tiền thì ít nhất ông với tư cách cấp trên trực tiếp của ông ấy cũng nên có lời với người dân thì mới gọi là cách ứng xử có trước, có sau của cơ quan công quyền.

Bản thân tôi rất muốn tin vào Bộ trưởng thêm một lần nữa bởi tôi nghĩ một người dám “trảm tướng” như ông là người không dễ gì đề bạt một người không đủ năng lực vào vị trí quan trọng., trái nguyên tắc tổ chức,…

Nhưng trong khi các kênh thông tin đều phản ánh về những điều sai nguyên tắc trong việc tổ chức cán bộ của ông, mà không hề có lời đáp trả, tôi e rằng nhiều người dân như tôi sẽ hiểu lầm ông. Và hình ảnh đẹp đẽ về vị Bộ trưởng quyết đoán, tài ba sẽ không còn như cũ nữa đâu!

Mà nó thẳng ra, ông thực sự cũng nợ họ một lời giải thích. Bởi lùm xùm xung quanh ông Dũng đã làm tiêu tốn hàng triệu USD Ngân sách, mà Ngân sách là gì? Chính là tiền đóng thuế hàng năm của cả triệu triệu người dân đất nước này.    

Do vậy, xin nhắc lại thêm một lần rằng, tôi rất mong Bộ trưởng hãy dành một buổi nghe và trả lời những thắc mắc của người dân chúng tôi. Để ít nhất hình tượng vị Bộ trưởng quyết liệt, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trong những người dân hâm mộ ông như tôi vẫn nguyên vẹn như thế...

Tôi biết làm Bộ trưởng một Bộ nóng như GTVT thì Bộ trưởng đang có rất nhiều việc phải giải quyết, nhưng tôi rất mong ông lưu tâm lời đề nghị của tôi và có những hồi đáp cho những người như tôi trong thời gian sớm nhất.

Rất tin tưởng vào uy tín và bản lĩnh của ông! Trân trọng kính chào!

Độc giả Tô Sơn Nam
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Lá thư thống thiết gửi tới Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Bài đăng trên Giáo Dục Việt Nam Thứ tư 23/05/2012 06:02

(GDVN) - "Nếu không lựa chọn để chuyển học bổng trước ngày 1/6/2012, chúng cháu chỉ còn con đường quay lại trường đại học. Đây thực sự là một sức ép tâm lý nặng nề đối với gia đình và ngay cả bản thân chúng cháu khi mà so với bạn bè đồng trang lứa, chúng cháu đã bị chậm mất hai năm học, chúng cháu thật sự không biết tương lai sẽ như thế nào nữa Bác ơi!...".

Sau khi Cục Đào tạo nước ngoài – Bộ Giáo dục & Đào tạo thông báo dừng Đề án 322, đã có rất nhiều ứng viên của Đề án 322 gửi thư tới Báo Giáo dục Việt Nam bày tỏ sự bức xúc, thất vọng, mất niềm tin… và mất phương hướng.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thuhoe/2012_05_22/ung-vien-de-an-322-buc-xuc-giaoduc.net.vn%20(1).JPG
Tập thể ứng viên Đề án 322 năm 2011 đang rất bức xúc, hoang mang,
mất phương hướng khi nhận được quyết định dừng Đề án 322



Dưới đây là tâm thư kêu cứu của tập thể ứng viên trúng tuyển học bổng Ngân sách Nhà Nước năm 2011 (Đề án 322) chưa đi học nước ngoài gửi đến Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.

Báo Giáo dục Việt Nam trích đăng nguyên văn nội dung bức tâm thư:


Bác Nguyễn Thiện Nhân yêu quý!

Chúng cháu là 47 ứng viên, 47 sinh viên ưu tú đến từ mọi vùng miền của Tổ quốc đã được tuyển chọn đi học đại học ở nước ngoài bằng Ngân sách Nhà nước năm 2011.

Hôm nay, chúng cháu viết lá thư này trước hết là muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà Nước và Chính Phủ đã luôn quan tâm, hỗ trợ xây dựng những Đề án để đào tạo bồi dưỡng nhân tài như Đề án 322 và đồng thời cũng muốn qua lá thư này bày tỏ tâm tư nguyện vọng của chúng cháu tới Bác.

Vừa qua, ngày 14/5/2012, chúng cháu nhận được thông báo số 375 của Bộ GD-ĐT về việc quyết định dừng giải quyết cho ứng viên trúng tuyển đi học ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước theo Đề án 322. Thông báo này khiến cho tất cả chúng cháu và gia đình hết sức bàng hoàng!

Trước đây, chúng cháu nhận được nhiều thông tin trái chiều về vấn đề này. Tuy vậy, chúng cháu vẫn tin rằng Chính phủ và Bộ Giáo dục sẽ có những giải pháp hợp lý nhất để chúng cháu vẫn được đi du học theo đúng nguyện vọng ban đầu.

Đã từ lâu, đi du học là ước mơ chung của chúng cháu, nhưng điều kiện kinh tế gia đình không cho phép, nên chúng cháu cố gắng hết sức học tập tốt dưới mong muốn có thể tìm được học bổng du học.

Khi biết thông tin của Đề án 322, chúng cháu cảm thấy hết sức vui mừng vì đã tìm được một học bổng phù hợp với khả năng và nhu cầu của bản thân. Và đặc biệt khi biết mình là một trong số những ứng viên trúng tuyển học bổng, chúng cháu và cả gia đình vô cũng tự hào, sung sướng và biết ơn Đảng, Nhà Nước và Chính Phủ đã tạo điều kiện cho chũng cháu biến ước mơ thành hiện thực.

Hơn một năm qua, chúng cháu đã nỗ lực không ngừng nghỉ để chuẩn bị cho việc học ở nước ngoài. Nhiều bạn đã dừng việc học ở trường, lặn lội hơn nghìn cây số ra Hà Nội để tham gia khóa học đào tạo ngoại ngữ do Bộ tổ chức. Một số bạn thậm chí còn bảo lưu kết quả học tập để tập trung ôn luyện thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ, chuẩn bị hồ sơ du học, đi học thêm để trau dồi kiến thức về ngành sẽ được đào tạo tại nước ngoài…

Được đại diện cho cả một quốc gia, dân tộc ra nước ngoài học tập, đối với chúng cháu vừa là vinh dự, vừa là trọng trách lớn lao. Vì vậy, chúng cháu đã không tiếc bỏ ra rất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian, thậm chí nhiều gia đình đã phải hết sức cố gắng xoay sở để trang trải cho nhu cầu học tập và sinh sống của chúng cháu.

Bên cạnh đó trong số 47 bạn ứng viên, hiện nay có rất nhiều bạn đã nhận được thư tiếp nhận từ các cơ sở đào tạo nước ngoài. Bác ơi! Chúng cháu thật sự rất vui sướng vì không bao lâu nữa chúng cháu sẽ có thể chạm tới ước mơ của mình, cảm giác như đỗ đại học lần thứ hai vậy. Chỉ còn mấy tháng nữa là đến kì nhập học mới bên kia, một số bạn đã bắt đầu tìm nhà, xin kí túc xá. Thế mà sau khi nhận được thông báo ngừng Đề án này, chúng cháu thật sự rơi vào trạng thái hụt hẫng và mất phương hướng, không biết phải làm gì tiếp theo.

Đối với lựa chọn chuyển sang diện học bổng Hiệp định, sẽ quá khó khăn đối với chúng cháu để mất thêm một khoảng thời gian nữa học ngoại ngữ lại từ đầu. Hơn thế nữa, việc đi học ở những nước trong Hiệp định không phải là ước mơ, nguyện vọng mà chúng cháu theo đuổi trong suốt hai năm nay. Với tâm lý chán nản và thất vọng này, chúng cháu sẽ chắc chắn không thể tập trung học tập tốt ở nước bạn.

Nếu không lựa chọn để chuyển học bổng trước ngày 1/6/2012, chúng cháu chỉ còn con đường quay lại trường đại học. Đây thực sự là một sức ép tâm lý nặng nề đối với gia đình và ngay cả bản thân chúng cháu khi mà so với bạn bè đồng trang lứa, chúng cháu đã bị chậm mất hai năm học. Và chúng cháu thật sự không biết tương lai sẽ như thế nào nữa bác ơi.

Trong hoàn cảnh hiện nay, mong muốn tha thiết của chúng cháu là Nhà nước kéo dài Đề án 322 hoặc kịp thời phê duyệt Đề án mới thay thế, tạo điều kiện cho chúng cháu hoàn thành thủ tục đi học đúng nguyện vọng của bản thân, nhanh chóng thuận lợi trong năm nay.

Một lần nữa chúng cháu xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Bác!

Chúng cháu hoàn toàn tin tưởng và mong nhận được thư trả lời từ phía Bác sớm nhất!

Hà Nội, ngày 15/5/2012

Kính thư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chánh Văn phòng UBND Hưng Yên nói gì về vụ nhà báo bị đánh

Bài đăng trên Dân Việt 23/05/2012 | 06:46

(Dân Việt) - Trao đổi với PV chiều tối 21.5, ông Bùi Huy Thanh - Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn của UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định: Tinh thần là không bao che, không nương nhẹ, phải xử lý nghiêm minh.

Ông có thể cho biết tiến độ việc làm rõ vụ hành hung hai nhà báo VOV bị đánh đến đâu rồi?

- Cái này UBND tỉnh đang chỉ đạo công an làm ráo riết, tập trung cao điểm.

http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/baogiay2/123_7_ong-Thanh.jpg.jpg



Thưa ông, đến nay đã 1 tháng kể từ khi vụ việc xảy ra, nửa tháng kể từ khi công an tỉnh nhận được đơn của 2 nhà báo mà vẫn chưa có kết quả?

- Đúng là tiến độ xử lý hơi chậm. Bởi vì không có căn cứ nào cả. Băng thì mờ tịt như thế thì làm sao được. Đấy là cái khó cho mình. Hơn nữa, cái này cũng phải thông cảm cho anh em vì nó liên quan tới sinh mạng chính trị một con người, phải làm thận trọng.

Dự kiến bao giờ thì có kết quả từ phía công an, thưa ông?

- Cái đó tôi chưa biết được. Nếu có sẽ thông báo ngay, công khai luôn. Riêng với các cơ quan đã có văn bản gửi cho UBND tỉnh thì mình phải làm báo cáo gửi các cơ quan T.Ư, Hội Nhà báo VN, Bộ Thông tin-Truyền thông, Đài Tiếng nói VN...

Tỉnh có đưa ra thời hạn cụ thể để yêu cầu phía công an kết thúc việc xác minh không?

- Tỉnh yêu cầu công an làm việc khẩn trương. Làm cái này không thể khống chế được thời gian. Phải để người ta làm thận trọng chứ.

Ông có thể cho biết vì sao cuộc làm việc giữa Công an tỉnh Hưng Yên và nhà báo bị hoãn?

- Vì chưa có kết luận nên có đến cũng không có kết quả.

http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/baogiay2/090512_thoi-su_nha-bao-vov-bi-danh_dan-viet.JPG
Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long đang mỏi mòn chờ
thông tin kết quả điều tra từ cơ quan chức năng Hưng Yên.



Được biết tổ công tác tại Nhà văn hóa thôn 1 có buổi làm việc với lãnh đạo công an tỉnh. Họ đã có bản tường trình sự việc hôm đó chưa, thưa ông?

- Công an đang chỉ đạo làm. Trước đây đã làm việc 2 ngày rồi (7 và 8.5), nhưng làm việc tìm đường hướng triển khai các bước chứ đã xác định thế nào đâu. Cả chốt ở đằng đấy có mấy tổ cơ mà.

Vừa rồi, trả lời báo chí, ông nói đã xác định có dân phòng hành hung nhà báo, thưa ông?

- Cái đó công an đang làm, làm xong người ta mới trả lời chính xác được. Trả lời phải rõ danh tính người đánh, chứ đã biết ai với ai đâu. Phải làm việc cụ thể, chi tiết. Tỉnh chỉ đạo phải xử lý nghiêm.

Tôi khẳng định ngoài 2 nhà báo thì không có một người dân nào bị đánh. Nếu có người dân đã phải lên tiếng ngay rồi chứ người ta không chịu đâu.

Ông Bùi Huy Thanh


Có thể việc hành hung nhà báo chưa gây hậu quả nghiêm trọng tới mức xử lý hình sự, nhưng lại gây ra dư luận xấu trong xã hội, hậu quả nặng nề thì tỉnh sẽ xử lý ra sao?

- Cái đó (hành hung nhà báo - PV) không phải do anh em cố ý! Sau này đã xác định được từng người rồi thì sẽ phải có giải trình cụ thể, trên cơ sở đấy, mới xem xét từng yếu tố để đưa ra quyết định xử lý.

Liên quan tới một con người phải thận trọng và nghiêm túc. Chỉ đạo của cấp trên là xử lý nghiêm. Không ai chỉ đạo cái việc đấy cả (việc hành hung nhà báo - PV), mà chỉ do bột phát của anh em lúc ấy thôi.

Còn về mức độ xử lý, phải đối chiếu theo quy định, sau đó căn cứ trên kết luận, mới áp vào để xử lý, cái này bên công an làm, tỉnh không can thiệp. Nhưng tinh thần là không bao che, không nương nhẹ, phải xử lý nghiêm minh.

Ông nói do "bột phát của anh em lúc đó", nhưng ít ra cũng phải có người chỉ huy của tổ công tác ở đấy chứ?

- Lúc đó anh em hăng lên thôi chứ chỉ huy có phải ở đấy đâu!

Vậy trong nhóm hành hung nhà báo không có người chỉ huy tổ công tác đó, thưa ông?

- Cái đó thì mình chưa biết được, phải chờ kết luận của công an.

Xin cảm ơn ông!

Hải Phong (thực hiện)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tuấn Khỉ đã viết:
Lá thư thống thiết gửi tới Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Bài đăng trên Giáo Dục Việt Nam Thứ tư 23/05/2012 06:02

(GDVN) - "Nếu không lựa chọn để chuyển học bổng trước ngày 1/6/2012, chúng cháu chỉ còn con đường quay lại trường đại học. Đây thực sự là một sức ép tâm lý nặng nề đối với gia đình và ngay cả bản thân chúng cháu khi mà so với bạn bè đồng trang lứa, chúng cháu đã bị chậm mất hai năm học, chúng cháu thật sự không biết tương lai sẽ như thế nào nữa Bác ơi!...".
Đất nước hết tiền rồi!

Đất nước hết tiền rồi, du học chẳng thể đi
Dự án cắt nửa chừng, các cháu bơ vơ không lối rẽ
Vẫn biết trở thành người hiền, người tài không phải dễ
Nay lại biết thêm rằng khó có thể khó khăn hơn.

Để dành tiền mua ụ nổi đóng tàu biển vượt đại dương
Để sửa chữa những con đường ngày càng mau xuống cấp
Tạm hoãn lại việc cử nguyên khí quốc gia đi học
(Có thể học nhiều chỉ làm khó nhọc các tài năng?)

Đất nước hết tiền rồi! Ôi đất nước Việt Nam!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Ai đủ tư cách cung cấp thông tin cho người dân?

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 23.05.2012, 08:46 (GMT+7)

SGTT.VN - Có chăng chuyện các cơ quan công quyền hạn chế cung cấp thông tin cho báo chí? Phải đặt ra vấn đề này bởi dễ có sự liên kết các sự kiện nóng ở Tiên Lãng, Văn Giang... với thông tin mới nhất cho biết ở kỳ họp Quốc hội vừa khai mạc, quy định mới về địa điểm phỏng vấn đại biểu Quốc hội đã gây không ít khó khăn cho giới phóng viên.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=174279
Nhiều thông tin thường được hé mở trong những cuộc “phỏng vấn bên lề”. Trong ảnh, bộ trưởng bộ Tài chính
Vũ Văn Ninh trả lời phỏng vấn báo chí bên lề một hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành. Ảnh: TTXVN



Nhìn lại những sự kiện bùng nổ dư luận vừa qua, rõ ràng đã có phóng viên tác nghiệp phải gánh chịu sự hành hung phạm luật để xã hội thông tin Việt Nam tiến thêm một bước trên đường mở rộng dư luận minh chính. Như vậy, nếu báo chí đã làm tốt trách nhiệm trước những điểm nóng thông tin, nhạy cảm thông tin thì sao cơ quan công quyền sợ báo chí?

Cung cấp thông tin cho báo chí trước tiên phải được các cơ quan công quyền nhận thức là quyền được chế định bởi luật pháp. Nếu người phát ngôn nhận thức đầy đủ về quyền thông tin của chủ thể công quyền mà mình đại diện thì hẳn nhiên với sự chuẩn bị nội dung thông tin đầy đủ và chính xác, cơ quan công quyền đứng ở vị thế tự tin thực thi quyền luật định.

Mối quan hệ giữa quyền cung cấp thông tin của các cơ quan công quyền và quyền đưa tin của báo chí là mối quan hệ bình đẳng. Trong một xã hội thông tin lành mạnh, nếu báo chí đưa tin sai, áp đặt, suy diễn... thì chính báo chí phải chịu trách nhiệm; tương tự như vậy, nếu cơ quan công quyền đưa tin sai, bưng bít... thì hẳn nhiên phải gánh hậu quả.

Đáng ra, nếu vụ Tiên Lãng được cung cấp thông tin đúng và kịp thời thì những sai phạm, khuất tất trong tiến trình thu hồi giải toả đất sẽ được phát hiện kịp thời, không bất ngờ gây sốc công luận. Còn trong vụ Văn Giang, có dư luận cho rằng vì sợ báo chí mà dẫn đến chuyện hành hung nhà báo. Ngay cả chuyện tham nhũng, sai phạm trong Vinashin, Vinalines, nếu các cơ quan thanh tra và các tổng công ty vốn nhà nước này làm tốt quyền cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí thì hẳn mức độ sai phạm sẽ được kịp thời soi thấy mà khắc phục, không để dẫn tới hậu quả lớn.

Hiện nay, đời sống thông tin Việt Nam vẫn quá ít những buổi tường thuật toàn cảnh họp báo ở cấp bộ, tỉnh, các tổng công ty nhà nước... Vai trò của người phát ngôn báo chí ở cấp công quyền cơ sở hầu như không đáp ứng được nhu cầu của một xã hội đang bùng nổ thông tin. Thế nên ở Việt Nam hiện nay, đói thông tin là có thật và tình trạng đói này càng trầm trọng dù số lượng phương tiện thông tin ngày càng nhiều và hiện đại.

Để quản lý, thực thi quyền lực công quyền thì không thể không phát sinh các sự kiện nóng. Một trong những nguyên nhân khiến sự kiện nóng làm bức xúc nhiều người, gây hậu quả dư luận chính là do các cơ quan công quyền không thực thi đầy đủ hoặc trốn tránh quyền cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ cho báo chí.

Giao Cảm

Xong tổng kết, hết vướng mắc?

Vào tháng 6 tới, hội nghị tổng kết năm năm thực hiện quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí và sơ kết bốn năm thực hiện quy chế phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí giữa bộ Thông tin và truyền thông, bộ Tài chính, bộ Kế hoạch và đầu tư, bộ Công thương, bộ Ngoại giao và ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ diễn ra ở Đà Nẵng. Tại đây, liệu những vướng mắc về quyền được cung cấp thông tin của người dân thông qua kênh báo chí có được đặt ra?

Có ý kiến cho rằng việc soạn thảo các quy chế trên rất hợp với tình hình thực tế nhưng sau năm năm triển khai, các vụ việc vừa diễn ra cho thấy không ít cơ quan công quyền vẫn tỏ ra “bất hợp tác” với báo chí. Trong một xã hội minh bạch thông tin, người dân phải được tiếp cận các chính sách, đề án sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính mình. Thông tin minh bạch cũng mang lại một nền báo chí sạch, bởi chính sự giấu giếm, lấp lửng, đóng cửa dẫn đến việc các nhà báo phải tiếp cận nhiều nguồn tin không chính thống, dẫn đến tình trạng nhiễu loạn thông tin. Thiếu minh bạch thông tin cũng tạo ra “bãi đất trống” để các blogger chiếm lĩnh.

Hồ Trần
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://www.youtube.com/wa...mbedded&v=emrfvP6KODo


BÌNH LUẬN VI PHẠM LUẬT GIAO THÔNG


Các bạn hãy vào trang trên để xem những hành vi mà hàng ngày con người chúng ta thường làm mà không biết là phạm luật giao thông mà còn gây nguy hiểm cho cả đoàn xe đang lưu thông và chính tính mạng của chúng ta nữa .
Các Bạn thông cảm nhé tôi chưa biết làm sao mà đưa clip video vào đây được lên chỉ có đờng linh địa chỉ mà thôi .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

TS.Lê Đăng Doanh:

Tư lệnh ngành Đinh La Thăng nên trả lời công luận

Bài đăng trên Giáo Dục Việt Nam Thứ năm 24/05/2012 06:44

(GDVN) - Trước khi Bộ trưởng Đinh La Thăng ký duyệt con số như thế thì Bộ trưởng có biết tình hình như thế này chưa, và đánh giá tình hình thực trạng của Vianlines như thế nào? Tôi giả định rằng bây giờ Chính phủ đồng ý “đổ tiền” vào Vinalines như đề án nêu thì việc đó sẽ đi đến đâu trong tình hình lỗ đầm đìa như hiện nay, rồi thì ông Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam được Bộ trưởng Đinh La Thăng bổ nhiệm đang lẩn trốn như một tên tội phạm chuyên nghiệp?

Trao đổi với Giáo dục Việt Nam về những sai phạm ở Vinalines, TS Lê Đăng Doanh nói: “Vụ Vinalines được Thanh tra Chính phủ kết luận và đưa ra công luận là một tiếng chuông báo động nữa cho tình hình quản trị doanh nghiệp có nhiều lỗ hổng và các yếu kém ở các Tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước của chúng ta.

Đó là điều hết sức đáng tiếc vì các tập đoàn và các tổng công ty được nhiều ưu cái, dược sử dụng nhiều vốn tín dụng và có nhiều ưu đãi trong việc tiếp cận các dự án về đất đai và các lĩnh vực khác.

Trong trường hợp của Vinalines thì những sai phạm được đánh giá là rất nghiêm trọng vì đã kéo dài và đã tiếp diễn qua nhiều vụ việc đơn lẻ. Điều đó thể hiện vai trò giám sát trong nội bộ Vinalines là hoàn toàn không có hiệu lực. Thứ hai, các dự án đầu tư như kết luận của Thanh tra Chính phủ được xây dựng một cách hết sức sơ sài và thông qua một cách dễ dãi rồi thực hiện.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/tuannam/2012_05_23/chuyen-gia-Le-Dang-Doanh.jpg
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh



Ví dụ như việc mua nhiều tàu cũ tới mức mà không thể đăng ký theo luật của Việt Nam được mà phải đăng ký dưới cờ của nước ngoài rồi sau đó bị nước ngoài bắt vì tàu quá cũ, người ta không cho vận chuyển nữa. Tất cả những việc đó không những chỉ có hại về mặt kinh tế mà nó còn xấu cả thanh danh của thương hiệu Vinalines, một doanh nghiệp Việt Nam”.

Theo ông Lê Đăng Doanh, Bộ Công an đã ra lệnh bắt và truy nã ông Dương Chí Dũng là điều hết sức cần thiết và phải làm để chứng tỏ sự nghiêm minh của pháp luật. "Nhưng rộng ra hơn, sau Vinashin, đến Vinalines, chúng ta thấy toàn bộ mô hình quản trị doanh nghiệp, trách nhiệm của người chủ sở hữu vốn nhà nước, trách nhiệm giải trình về kết quả thực hiện, cái đó đối với người chủ sở hữu đích thực là nhân dân và các cơ quan dân cử là hết sức thiếu sót và có những cái sai kéo dài mang tính hệ thống. Vì vậy đã đến lúc phải xem xét lại toàn bộ hệ thống khung pháp lý cũng như là cơ chế quản trị và giám sát của các doanh nghiệp nhà nước", ông Doanh nói.

Mong Quốc hội nâng cao vai trò giám sát

“Tôi cũng rất mong các đại biểu quốc hội sẽ nâng cao vai trò giám sát tối cao của mình, có những chất vấn đòi phải làm nghiêm túc rút ra những kết luận cần thiết. Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước hiện nay cần phải thực hiện hết sức mạnh mẽ và cơ bản tức là xem xét lại trên cơ sở nhìn thẳng vào thực tế, đánh giá đúng các sai phạm chứ không phải đánh giá một cách qua loa mà cho đến nay, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đưa ra chủ yếu là sắp xếp lại chứ không phải là có cải cách một cách cơ bản; xem xét lại về trách nhiệm, về chủ sở hữu, công khai minh bạch và việc thực hiện chế độ quản trị doanh nghiệp hiện đại”, ông Doanh bày tỏ quan điểm.

Chuyên gia Lê Đăng Doanh nói tiếp: “Những sai phạm của Vinalines diễn ra trong một thời gian dài. Nếu chúng ta có những giám sát chặt chẽ thì đã không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng như hiện nay. Cũng cần phải đặt ra câu hỏi đối với cơ quan quản lý là Bộ GTVT là tại sao Bộ quản lý mà để sai phạm kéo dài như vậy và kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc chứ có phải một nhiệm kỳ đâu?

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/tuannam/2012_05_23/vinalines%20(2).JPG
Cần phải xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý liên quan trong vụ Vinalines.



Vì vậy cần phải xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý liên quan trong vụ Vinalines. Các cơ quan có liên quan ở đây là Bộ GTVT, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về chủ sở hữu, về việc bổ nhiệm nhân sự. Tại sao ông Dương Chí Dũng có sai phạm và đang trong quá trình thanh tra như vậy lại được bổ nhiệm vào một vị trí quan trọng như vậy?

Một vấn đề nữa là tại sao ông Dương Chí Dũng biết trước để mà trốn trong khi những ngày trước đó còn đi làm việc bình thường. Đó là việc hết sức không bình thường. Phải chăng có lỗ hổng ở đâu đó? Hành vi của ông ấy (ông Dương Chí Dũng – PV) hoàn toàn là hành vi của một tên tội phạm nguy hiểm chứ một người cán bộ bình thường khi có sai phạm thì nghiêm chỉnh chịu trách nhiệm trước nhân dân? Vụ này phải xem xét trách nhiệm như thế nào vì tiền không thất thoát đi đâu cả mà nó vào túi của một số người nào đó”.

Vấn đề không nằm ở đầu tư vốn mà là tái cơ cấu

Liên quan tới con số 100.000 tỷ trong đề án Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Bộ GTVT để hiện đại hóa đội tàu biển của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đến năm 2030 do bộ trưởng Đinh La Thăng ký duyệt, TS Lê Đăng Doanh nói: “Theo tôi, vấn đề hiện nay của Vinalines không phải là đầu tư vốn mà là phải tái cơ cấu lại, xem xét, đánh giá thực trạng của Vinalines như thế nào.

Như vậy, việc đưa ra con số về đầu tư của Vinalines trong đề án được Bộ GTVT duyệt trong tháng 4/2012 vừa qua và tiếp đến là việc truy nã ông Dương Chí Dũng vì liên quan đến hàng loạt sai phạm tại tổng công ty này cho thấy 1 sự lạc hậu, và việc nắm tình hình của Bộ GTVT là 1 điều không thể giải thích được. Có lẽ Bộ GTVT nên có giải trình trước Quốc hội về việc tại sao lại có đề nghị như vậy và trách nhiệm của Bộ GTVT trong bê bối của Vinalines tới đâu và bây giờ nên làm gì. Bây giờ mà đưa ra con số đầu tư như vậy thì ai có thể chấp nhận được bây giờ.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/tuannam/2012_05_23/bo_truong_dinh_la_thang_giaoduc.net.vn.JPG
TS Lê Đăng Doanh: Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nên có lời giải thích
với công luận về việc ký duyệt đề án liên quan đến 100.000 tỷ cho Vinalines



Bất kỳ người tỉnh táo nào cũng thấy không có bất kỳ một khả năng nào của Tổng công ty này để làm như vậy. Việc đưa ra một đề nghị trong một đề án như vậy trong khi phải chứng kiến cảnh phải đối mặt với những cáo buộc về tham nhũng thì là điều không thể giải thích được, nó không thể là một ưu điểm trong công tác quản lý của Bộ GTVT được. Tôi nghĩ Bộ trưởng Đinh La Thăng nên có lời giải thích với công luận về việc làm đó đúng trong thời điểm hiện nay.

Trước khi Bộ trưởng Đinh La Thăng ký duyệt con số như thế thì Bộ trưởng có biết tình hình như thế này chưa, và đánh giá tình hình thực trạng của Vianlines như thế nào? Tôi giả định rằng bây giờ Chính phủ đồng ý “đổ tiền” vào Vinalines như đề án nêu thì việc đó sẽ đi đến đâu trong tình hình lỗ đầm đìa như hiện nay, rồi thì ông Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam được Bộ trưởng Đinh La Thăng bổ nhiệm đang lẩn trốn như một tên tội phạm chuyên nghiệp?

Với tuyên bố là “Tư lệnh ngành” của Bộ trưởng Đinh La Thăng thì ông Thăng nên giải thích với nhân dân về vấn đề này”.

Tuệ Minh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhật Bản: mặt trời mọc từ những trang sách



SGTT.VN - Nhật Bản đã được cả thế giới nể trọng hơn 100 năm qua, nếu tính từ cuộc chiến tranh Nhật-Thanh 1894-95. Sau thắng lợi đột ngột của một dân tộc nhỏ bé, từng là học trò và chư hầu của Trung Hoa, thắng lợi trước người thầy và người khổng lồ bên cạnh mình, thì không những tất cả các dân tộc châu Á, mà còn bản thân Trung Hoa, nhưng trên hết các cường quốc phương Tây đều nhìn về Nhật Bản với con mắt cực kỳ nể phục và kinh ngạc.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=173531
Thói quen đọc sách của người Nhật: xưa...



Công ty đầu tiên là công ty sách
Công cuộc duy tân Minh Trị chưa đầy 30 năm mà đã thay đổi hẳn bộ mặt của dân tộc nhỏ bé này, đưa Nhật Bản từ một xã hội phong kiến lên hàng cường quốc hiện đại. Nhà Thanh sụp đổ. Mười năm sau đế chế Nga cũng chịu chung số phận. Nhật Bản đã nghiễm nhiên trở thành cường quốc toả sáng tại vùng châu Á còn sống trong đêm tối.Vì sao Nhật Bản có sức mạnh thần kỳ và nhanh chóng ấy? Nhật Bản trước hết là một dân tộc văn hoá độc đáo mà một trong những nét độc đáo đó là văn hoá đọc và giáo dục. Họ đã trưởng thành nhanh chóng bằng sự rèn luyện văn hoá từ nội tâm sâu thẳm. Và đó là đề tài tôi xin được phép trình bày sau đây.

Vào thời Minh Trị, nhiều quyển sách phương Tây được dịch sang tiếng Nhật đã được bán ra hàng triệu bản, như quyển “Tự giúp mình” (Tự trợ luận, Self-Help) của Samuel Smiles; quyển Tự do luận (On Liberty) của John Stuart Mill, hay quyển Tây dương sự tình của Fukuzawa biên soạn nói về văn minh phương Tây. Đó là những con số khủng nếu chúng ta biết rằng dân số của Nhật Bản lúc bấy giờ chỉ khoảng hơn 30 triệu người. Thời Minh Trị, Cty TNHH đầu tiên ra đời là Cty nhập khẩu và kinh doanh sách Maruzen. Sách là nền tảng tri thức để chấn hưng đất nước.

Trong các tác giả phương Tây có lẽ Herbert Spencer (1820-1903) là người có ảnh hưởng lớn nhất lên Nhật Bản Minh Trị. Ông được biết với nhiều đề tài, trong đó có thuyết tiến hoá xã hội Darwin, tức “khôn sống mống chết” nói nôm na hay thích nghi để tồn tại. Điều này dễ hiểu khi vào hậu bán thế kỷ 19 nhiều phần đất trên thế giới tiếp tục rơi vào tay các cường quốc phương Tây, trong đó có Miến Điện và Đông Dương.

Không phải văn hoá đọc của người Nhật bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị sau đêm dài phong kiến mà nó có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa 1600-1868, từ lúc dân tộc này chỉ có văn hoá võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khoẻ mạnh cũng muốn tra trận để thi thố tài năng tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hoá đọc, hai thứ có mối liên hệ chặt chẽ nhau.

Trong thời vàng son Genroku (1688-1704) Nhật Bản đã có một hệ thống xuất bản sách hiện đại đáng ngạc nhiên, với nhiều nhà xuất bản lớn, nhà minh hoạ và nhà văn tên tuổi, với số sách bán ra thường lên đến 10.000 bản, một con số “khủng” cách đây 300 năm. Giáo dục thời Tokugawa bùng nổ, với hệ thống trường học phục vụ nhiều đối tượng và đẳng cấp khác nhau: trường Mạc phủ trung ương, trường bang của các đại danh, trường dành cho thường dân nghèo (terakoya), trường tư thục (privat academy) cho samurai lẫn thường dân (shijuku), một loại trường phi đẳng cấp (sẽ được thực hiện rộng rãi vào thời Minh Trị, giống như mô hình trường trung học cải cách của Humboldt đầu thế kỷ 19 tại Đức).

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=173533
...và nay. Ảnh: TL



Giáo dục – dịch thuật bùng nổ
Khi Nhật Bản bắt đầu cuộc duy tân, cả nước đã có 17.000 trường học đủ mọi loại! Hàng triệu người đã được học hành. Đó là những con số khủng tiếp tục của giáo dục của Nhật Bản. “Việc đầu tiên cần thiết cho sự trị vì một nhà nước là năng lực con người. Mà năng lực con người thì đến từ sự học” như học giả Khống giáo nổi tiếng Dazai Jun (1686- 1747) viết.

Vì sao có những con số khủng về giáo dục và văn hoá đọc của một dân tộc vốn là võ sĩ?

Năm 1615 tướng quân Tokugawa Ieyasu, sau khi bình định gần ba trăm bang (han), đã truyền lệnh cho tất cả các đại danh đứng đầu các bang (daimyō), và cho các võ sĩ rằng (Điều 1): “Bun bên tay trái, Bu bên tay phải”. Bun là văn, còn bu là võ, từ đó bushi là võ sĩ, bushido là võ sĩ đạo. Tức “quyển sách bên tay trái, thanh gươm bên tay phải”. Và văn đi trước võ để có sự trị nước lâu bền. Võ sĩ là giai cấp cầm quyền ở Nhật Bản, trở thành giai cấp có học, và rất thấm nhuần văn hoá khổng giáo.

Mệnh lệnh trên có tác dụng của một “big bang” của văn hoá học và văn hoá đọc sách. Nó được tiếp tục giương cao và nhắc nhở bởi các đời tướng quân tiếp nối. Các đại danh phải học văn hoá, khoa học và nghệ thuật quản lý đất nước. Một đại danh có học phải đọc sách hằng ngày. Để học, họ lập ra các thư viện khắp các bang. Tokugawa là chế độ tự ‘toả quốc’ (sakoku) suốt 260 năm, sau khi họ đuổi hết người truyền giáo phương Tây 1640 (Việt Nam 1630), chỉ chừa một cảng nhỏ Dejima ở Nagasaki để thông thương với Hà Lan là một quốc gia nhỏ phát triển ở châu Âu mà họ biết không thể làm tổn hại độc lập của họ được. Họ kiểm soát nghiêm ngặt việc nhập khẩu sách báo, để tránh sự thâm nhập của Kitô giáo. Nhưng cũng chính trong hai thế kỷ đóng kín đó, qua ngõ Hà Lan, giới trí thức Nhật Bản đã làm được một cuộc dịch thuật vĩ đại, gọi là ‘Lan học’ (Rangaku), để biết rõ sự phát triển khoa học, công nghệ trong cao trào cách mạng công nghiệp đang diễn ra ở châu Âu. Đó là bình minh của nhận thức, giúp cho Minh Trị nhanh chóng thành công.

Một sự lặp lại kỳ thú của lịch sử: châu Âu đã từng có cuộc dịch thuật vĩ đại thế kỷ 11 và 12 làm nền tảng phát triển khoa học cho các đại học châu Âu vừa ra đời, thì tương tự ở phương Đông, Nhật Bản cũng đã có cuộc dịch thuật vĩ đại của mình trong hai thế kỷ đóng cửa, giúp chuyển hệ hình tư duy kiểu phong kiến Trung Hoa sang hệ hình khoa học hiện đại phương Tây. Cuộc dịch thuật là khó nhọc và không kém phần nguy hiểm, nhiều nhà Lan học đã phải tự sát trước sự truy bức của chính quyền cảnh sát Mạc phủ, nhưng trí thức Nhật Bản đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao cả của mình đối với quốc gia, rằng họ không thể yêu nước trong sự vô minh, như bác sĩ nổi tiếng Sugita Gempaku (1733-1817) tự biện, người tạo cú hích mạnh mẽ cho Lan học mà sau này nhà khai sáng Fukuzawa đánh giá rất cao.

Tương tự, các nhà lãnh đạo trong chính quyền Minh Trị cũng không thể trị vì đất nước trong sự vô minh. Năm 1882, tức 14 năm sau Phục hồi Minh Trị, thống kê cho thấy có tất cả 2.170 quyển sách tiếng nước ngoài Anh, Pháp, Đức tại các văn phòng chính phủ. Các quan chức lãnh đạo của chính quyền Minh Trị đều là những người có học, trước Khổng học sau Tây học và đọc được tiếng nước ngoài, có người từng du học ở phương Tây. Mạc Phủ cũng đã sớm thành lập văn phòng dịch thuật, cái mà lúc đầu họ gọi là Viện nghiên cứu sách của người man di, có nhiều sách vở nhất, nhiều trí thức đã trưởng thành qua đó, nhanh chóng thay đổi được hệ hình tư duy của mình.

Có một cái ‘khủng’ đáng được nhắc ở đây: tính xã hội cao độ của người Nhật được thể hiện qua sự hy sinh vô cùng lớn của xã hội giúp thanh niên vượt khó trong việc học. Không những người thầy hy sinh cho học trò, mà hầu như cả xã hội đều ra tay giúp đỡ vô vị lợi. Hoàng gia Nhật dành phần lớn thu nhập cá nhân cho giáo dục công đã đành; các đại danh, những người chủ đất giàu có tranh đua với nhau hỗ trợ giáo dục đã đành, mà xuyên suốt mọi tầng lớp xã hội, các thương gia, nhà ngân hàng, nhà sản xuất - tất cả những người giàu có của các giới thương mại và công nghiệp - đều hỗ trợ việc giáo dục sinh viên; các sĩ quan quân đội, công chức, bác sĩ, luật sư, các giới nghề nghiệp, nói tóm lại tất cả đều làm như thế. Đặc biệt các giảng viên, giáo sư đại học tuy với đồng lương khiêm tốn nhưng đã biết “nhường cơm xẻ áo” với sinh viên. Hầu như tất cả các công trình giáo dục bậc đại học được thực hiện ở Nhật Bản, dù có sự giúp đỡ của chính phủ, đều là những kết quả của sự hy sinh cá nhân (Lafcadio Hearn).

Mang lửa Prometheus về châu Á
Sự chuyển đổi xã hội Nhật Bản từ phong kiến sang xã hội công nghiệp là công trình trí tuệ của giới trí thức Nhật Bản, hạt nhân của xã hội mới. Họ là những người “khai mông” (keimō). Thứ nhất, họ khêu dậy tinh thần “văn minh và khai hoá” (bummei-kaika). Việc này được thực hiện bởi nhóm “Minh lục xã” (Meirokusha) xung quanh các nhà khai sáng lớn Fukuzawa, Mori, Nishi, Katō, Tsuda, Nakamura, Kanda và Nishimura.

Thứ hai, để tạo sự đồng thuận xã hội, giới trí thức phải bắc được chiếc cầu sống chung giữa Khổng giáo và chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực chứng khoa học phương Tây, và với thương mại, như loại hình kinh doanh đã được cường quốc Anh đại diện là sức mạnh tổng hợp của cách mạng công nghiệp và thể chế chính trị dân chủ. Thương mại, vốn đứng hàng cuối cùng trong bậc thang sĩ, nông, công, thương của xã hội khổng giáo phương Đông, nay được bốc lên vị trí hàng đầu như một đức hạnh cao quý. Thương mại là công cụ cần thiết của nghệ thuật lãnh đạo nhà nước để thực hiện trách nhiệm đạo đức khổng giáo của mình đối với nhân dân. Tri thức phương Tây và đạo đức khổng giáo phương Đông có thể sống chung và bổ túc cho nhau.

Một sự kiện có ảnh hưởng lớn lên các nhà lãnh đạo Nhật Bản liên quan đến ý thức về cuộc đấu tranh sinh tồn đang diễn ra gay gắt, khi Đoàn Iwakura là đoàn có sứ mệnh đi tìm khai sáng cho Nhật Bản tại Hoa Kỳ và châu Âu 1871- 73 dừng chân thăm nước Đức. Trong buổi chiêu đãi đoàn ngày 15 tháng 3 năm 1873 tại Berlin, Thủ tướng Bismarck của Đức đã có những lời phát biểu sau đây: Giờ đây các quốc gia trên thế giới tất cả đều tỏ ra thân thiện và lễ phép khi họ giao tiếp nhau, nhưng đó chỉ là bề ngoài. Thực tế đằng sau là ngấm ngầm sự mưu hại lẫn nhau và cuộc đấu tranh giành ưu thế…

Bismarck cho rằng, nước mạnh chỉ tìm cách ức hiếp và bắt nạt nước yếu. Theo ông, một dân tộc chỉ chăm sóc tình yêu quê hương thôi chưa đủ. Nếu không xây dựng được sức mạnh thì đất nước sẽ không giành được sự tôn trọng trên chính trường quốc tế, độc lập chỉ là niềm hy vọng hảo thôi. Những lời nói của Bismarck rót đúng vào trái tim đang khao khát tìm đường khai sáng và quyết tâm sắt đá của các nhà lãnh đạo samurai.

Mori Arinori (1847-1889), Bộ trưởng giáo dục đầu tiên của Nhật Bản Minh Trị, người có công lớn như Wilhelm von Humboldt của Đức, đã thấy trước cuộc đấu tranh sinh tồn của thuyết tiến hoá xã hội đang diễn ra trên thế giới, đang đe doạ chính bản thân dân tộc mình, đã diễn tả sâu sắc ý nghĩa của công việc giáo dục như sau: “Chiến tranh (sensō) không phải chỉ là đánh nhau bằng súng đạn và giết nhau, mà tất cả mọi người Nhật phải được tham gia ngay bây giờ vào cuộc chiến tranh của kỹ năng, kỹ năng của cuộc sống, của công nghiệp, thương mại, tri thức. Và đào tạo thầy giáo phải dựa trên sự chuẩn bị cuộc chiến tranh này. Thua cuộc chiến tranh này là sẽ thua cuộc chiến tranh bằng súng đạn. Đất nước chúng ta phải chuyển dịch từ vị trí hạng ba lên vị trí hạng hai, rồi hạng hai lên hạng nhất; và sau cùng lên đến vị trí hàng đầu trong cộng đồng các quốc gia thế giới. Con đường tốt nhất để thực hiện điều này là đặt nền móng cho giáo dục cơ bản”. Đó là sự tiến hoá xã hội đi lên của Nhật Bản mà các nhà lãnh đạo Minh Trị đã hình dung và kỳ vọng với tất cả quyết tâm.

Biết được văn hoá đọc và giáo dục của Nhật Bản phát triển từ 300 năm trước, chúng ta chắc không còn quá ngỡ ngàng trước sự trỗi dậy mạnh mẽ và đột ngột của Nhật Bản, nhưng vẫn phải cực kỳ ngạc nhiên và ngã mũ nhiều lần trước dân tộc văn hoá này. Darwin nói ở đâu đó, rằng Nhật Bản là một kỳ quan thế giới. Đối với người Nhật, đọc sách là để khai minh, vươn lên bằng thiên hạ. Đọc sách là thuộc tính của một dân tộc văn hoá có ý thức để không ngừng phát triển và hoàn thiện mình. Một ngàn năm trước họ đã học Trung Hoa. Một ngàn năm sau họ học phương Tây. Họ không sợ học của kẻ thù, mà chỉ sợ vô minh vì không học. “Hãy biết kẻ thù” (Tôn Tử). Họ học sớm và học nhiều hơn Trung Hoa là quốc gia đã tiếp xúc với phương Tây cả trăm năm trước họ mà vẫn không học được gì. Họ học mà vẫn giữ được bản sắc, “tổng hợp được văn hoá Đông Tây”, trong khi Trung Hoa chính là nước vứt bỏ truyền thống của mình sau những cuộc cách mạng phiêu lưu. Nhật Bản đã mang lửa văn minh của thần Prometheus về châu Á để thắp sáng cả vùng. Họ đã thành công rực rỡ như một tấm gương sáng chói, và được cả thế giới nể phục.

Ngày nay bài học Nhật Bản không phải đã mất đi giá trị vì nó đã hơn một trăm năm qua. Không. Dân tộc nào biết cầu thị và khiêm tốn sẽ tìm thấy ở tấm gương vĩ đại này những viên thuốc hồi sinh, cũng như chính dân tộc Nhật Bản đã từng tìm được những viên thuốc hồi sinh cho mình ở việc học hỏi Trung Hoa và phương Tây một cách không sĩ diện đễ tiến lên hàng đầu trong cộng đồng các dân tộc tiên tiến.

TS Nguyễn Xuân Xanh
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chín công nhân chết ở Hải Phòng: Tai nạn đã được báo trước

Bài đăng trên Người Lao Động Thứ Tư, 23/05/2012 07:30

Vài chục người khai thác đá ở xã Lai Xuân, huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng đã thiệt mạng do tai nạn. UBND TP Hải Phòng đã yêu cầu phải khai thác đá theo quy trình công nghiệp, không được nổ mìn thủ công nhưng không mấy doanh nghiệp thực hiện

Ngày 22-5, UBND TP Hải Phòng đã có văn bản yêu cầu Công an TP khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động làm 9 công nhân khai thác đá tử vong ở xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên. Như Báo Người Lao Động số ra cùng ngày đã thông tin, trong ngày 21-5, sau khi sét đánh gây nổ mìn làm 6 công nhân thiệt mạng và 4 người bị thương tại khu vực núi Trượt - xã Lại Xuân thì tại khu vực núi Thung - cũng ở xã Lại Xuân - một vụ tai nạn khác lại khiến 3 công nhân của Công ty CP Thương mại Tân Hoàng An chết tại chỗ.

Theo ông Nguyễn Trần Lanh, Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên, vụ tai nạn ở núi Thung là do một tảng đá khoảng 30 m3, nặng trên 100 tấn trên đỉnh núi bất ngờ trượt xuống đè 3 công nhân. Ngay trong chiều 21-5, gia đình đã có mặt nhận thi thể 3 nạn nhân (đều là anh em họ) đưa về quê ở tỉnh Hòa Bình mai táng. Mỗi nạn nhân được công ty hỗ trợ 130 triệu đồng.

http://nld.vcmedia.vn/11Vm3dQyuiqysIiZWeSwpVTNFWdewB/Image/2012/05/23/10haiphong_aadd0.jpg
Nơi đá trượt làm nhiều công nhân Công ty CP Thương mại Tân Hoàng An thiệt mạng



Ông Trần Xuân Thủy, Giám đốc điều hành Công ty CP Thương mại Tân Hoàng An, cho biết khi vụ nổ mìn làm sạt đá khiến 6 người chết ở núi Trượt xảy ra, công ty đã cho toàn bộ công nhân nghỉ làm. Tuy nhiên, do dụng cụ khai thác đá chưa mang về hết nên 3 công nhân đã quay lại lấy. Khi họ vừa đến chân núi, một trong những tảng đá trên cao đã bất ngờ trượt xuống...

Điều đáng nói là vào tháng 4-2011, tại khai trường mỏ đá của Công ty CP Thương mại Tân Hoàng An cũng đã xảy ra vụ sạt đá làm 4 người thiệt mạng. Ngay sau đó, UBND TP Hải Phòng đã yêu cầu các công ty phải thực hiện việc khai thác đá theo quy trình công nghiệp, cắt ngọn từng lớp; đồng thời không được khai thác bằng cách nổ mìn thủ công, không theo tầng.

Theo ông Nguyễn Xuân Trường, Chủ tịch UBND xã Lại Xuân, trên địa bàn xã đã có vài chục người thiệt mạng vì tai nạn khi khai thác đá. Ông Nguyễn Trần Lanh cho rằng các công ty ở xã Lại Xuân không tuân thủ quy trình khai thác đá cắt ngọn theo tầng nên đã để xảy ra tai nạn. Theo ông Lanh, việc không khai thác đá theo tầng, không cắt ngọn thì hậu quả xảy ra là đã được dự báo trước.

Cạnh tranh không lành mạnh

Ông Nguyễn Trần Lanh cho biết huyện chỉ quản lý các doanh nghiệp về mặt hành chính, còn kiểm tra việc thực hiện các quy trình khai thác đá là do đoàn liên ngành của TP.

Ông Lanh búc xúc: “Tại địa phương đã xuất hiện tình trạng các chủ máng khai thác đá cạnh tranh không lành mạnh, gây lộn xộn trong khu vực. Một số doanh nghiệp lớn cũng không chấp hành đầy đủ quy định, như Công ty Phúc Sơn đã để 3 công nhân tử vong”.

Bài và ảnh: MAI PHƯƠNG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [41] [42] [43] [44] [45] [46] [47] ... ›Trang sau »Trang cuối