Trang trong tổng số 9 trang (88 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chuyện hai người quét rác  



Vào sáng Chủ  nhật, có thể là do ngày nghỉ rảnh rỗi, một người đàn ông trung niên lúi húi quét dọn trước cửa nhà. Ông cầm chiếc chổi và đồ hốt rác quét sạch vỉa hè rồi quét dọc theo lề đường, cẩn thận gom tất cả đám cát, bao ny-lông, mẩu thuốc lá, ly giấy, lá khô và đủ thứ rác rưởi của xã hội văn minh vào thùng, đậy nắm cận thận, đặt ngay ngắn xuống lòng đường, để ngày mai xe rác của thành phố lấy đi.




Hình như ông là người duy nhất ở khu phố này cầm chổi quét lòng đường và vỉa hè. Thói thường đều cho rằng chuyện đường phố sạch dơ để thành phố lo. Hơi đâu “bao đồng” chuyện nhà nước? Thế nhưng cứ mỗi lần qua khu Japan Town, ông lại cảm phục người Nhật về tinh thần tự trọng và yêu mến thành phố của họ. Lúc nào ông cũng thấy những ông, bà Nhật lúi húi quét dọn vỉa hè và lòng đường. Chính vì thế mà cả khu Japan Town lúc nào cũng sạch trơn. Chỉ cần bước qua ranh giới của Japan Town là một hình ảnh thật tương phản. Sự sạch sẽ, khang trang chỉ cách nhau một sợi chỉ. Có lần ông dừng xe lại hỏi thăm thì được các ông bà Nhật nói: “Chúng tôi quan niệm rằng đường phố thuộc về người dân, không hoàn toàn thuộc về chính phủ. Do đó giữ gìn đường phố sạch sẽ cũng là trách nhiệm của người dân. Đồng ý là chúng tôi có đóng thuế để thành phố lo chuyện vệ sinh nhưng giờ đây thành phố có quá nhiều việc phải lo hoặc lo không xuể. Chúng tôi không ngồi đó than trời trách đất. Nếu muốn sở rác phục vụ tốt hơn thì chúng tôi lại phải đóng thêm thuế. Thôi thì chúng tôi chia xẻ trách nhiệm với nhà nước mà cũng là để giữ gìn đường phố của chính mình. Chẳng mất mát gì cả. Tới một thành phố khang trang sạch sẽ người ta cảm phục cả đất nước lẫn con người ở đó. Chúng tôi yêu khu phố của chúng tôi và cũng muốn khách vãng lai yêu mến nó.”

Chinh vì cảm phục người Nhật mà tuần nào ông cũng làm công việc này mà chẳng than phiền chi cả. Khi nhận thấy vỉa hè và lòng đường đã khá sạch, ông toan thu dọn để bước vào nhà thì một thanh niên từ xa bước tới, miệng phì phèo điếu thuốc. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc và đi đứng người ta có thể nhận ra đây là một chàng thanh niên ngang tàng. Khi tới chỗ ông đang đứng, người thanh niên rít hơi cuối cùng rồi coi như không có ai, thản nhiên quăng mẩu thuốc lá xuống đường. Nhìn mẩu thuốc là nằm tênh hênh trên mặt vỉa hè sạch trơn, dường như nó có vẻ “phá hoại” và trêu ngươi, cho nên người đàn ông tức giận, lớn tiếng gọi người thanh niên: “Này, yêu cầu quay lại nhặt tàn thuốc lá lên nghe!”

Người thanh niên đã đi cách xa ông khoảng năm, sáu bước, nghe gọi thế quay đầu lại nhìn với vẻ hết sức ngạc nhiên. Anh ta ngạc nhiên vì có thể cả trăm lần quăng mẩu thuốc lá như thế này mà chẳng ai phản ứng gì, nay có một “gã điên” làm chuyện không giống ai. Anh ta quay lại, sẵng giọng hỏi: “Ông nói gì?”

- Yêu cầu cậu nhặt mẩu thuốc lá lên!

Mặt chàng thanh niên đỏ gay: “Bộ đường phố này của ông hả?”

Người đàn ông trả lời ngay: “Không phải của tôi nhưng tôi tôi quét dọn sạch sẽ. Người tự trọng không bao giờ xả rác bừa bãi. Cậu hiểu điều đó không? Tôi yêu cầu cậu nhặt lên!”

Tự ái bị tổn thương, người thanh niên không cần phân biệt đúng-sai, nói như gây sự: “Không nhặt thì sao?”

Sự lớn tiếng qua lại giữa hai bên làm người trong nhà chạy ra, người qua lại trên hè phố tò mò đứng lại. Cuối cùng tất cả đều thấy đây không phải chuyện đại sự cho nên xúm vào can gián. Cuối cùng người thanh niên hậm hực bỏ đi còn người đàn ông đứng phân bua một hồi rồi bực bội bước vào nhà.

Ba ngày sau, tại một khu phố khác cách đó khoảng năm, sáu con đường người ta thấy một vị sư đang quét rác tại cổng một ngôi chùa. Hôm nay là thứ Hai chùa vắng, Phật tử đi làm hết, sau hai ngày cuối tuần bận rộn với sinh hoạt và lễ lạc, rác đã thấy lai rai trên sân. Ngoài ra, còn lá trên cây rụng xuống cho nên thầy trụ trì ra công quét dọn, vừa vận động vừa làm sạch trong ngoài. Đối với người xuất gia, quét rác cũng là “công phu”. Sau khi cổng chùa đã sạch sẽ, sư toan đẩy thùng rác trở vào thì một chàng thanh niên tà tà bước tới. Đây chính là anh chàng đã gây sự với người đàn ông quét rác ba ngày trước. Khi đi tới cổng chùa, có thể do vô tình, do quán tính, cố tật, hoặc đãng trí, sau khi mở bao thuốc lá, chàng ta rút ra một điếu, châm lửa. Thấy bao thuốc đã hết, chàng ta quăng cả chiếc bao trống không dưới chân bức tường cạnh cổng chùa rồi thản nhiên bước đi. Thế nhưng khi bước đi khoảng năm, sáu thước, có thể do nhớ lại cuộc “đụng độ” với người đàn ông trước đây, chàng ta quay đầu lại xem sự thể như thế nào. Trái với phỏng đoán của mình, vị sư bình thản bước tới chân bức tường, cúi xuống nhặt bao thuốc lá lên, quay lại thùng rác, mở một bao rác nhỏ, bỏ bao thuốc lá trống vào bên trong, cột trở lại, bỏ vào thùng rác rồi lặng lẽ đẩy thùng rác vào bên trong sân chùa, không hề quay nhìn chàng thanh niên …đang ngạc nhiên đứng đó.

Ngày hôm sau, chàng thanh niên tới thăm vị sư. Sau khi giới thiệu mình chính là người xả rác trước cổng chùa. Chàng ta kể lại chuyện “đụng độ” với người đàn ông rồi hỏi: “Thưa thầy, tại sao cùng một chuyện mà thầy lại có lối cư xử nhẹ nhàng hơn người đàn ông kia?”

Sư hiền từ đáp: “Người đàn ông đó là một công dân tốt. Một công dân tốt do làm tròn bổn phận của mình cho nên thường thẳng thắn nói lên cái sai của người khác để cùng nhau sửa chữa trong tinh thần ôn hòa. Tuy nhiên cách hành xử giữa một người thường và một người xuất gia có khác nhau. Người xuất gia không nói về cái lỗi của kẻ khác mà kham nhẫn để kẻ phạm lỗi giác ngộ mà tu sửa. Hai lối hành xử đó không cái nào hơn cái nào, vạn pháp đều bình đẳng, chỉ tùy duyên ứng xử mà thôi. Một căn nhà, một ngôi chùa, một khu phố hoặc nơi làm việc cần phải sạch sẽ. Sự sạch sẽ làm trang nghiêm cuộc sống và thế giới. Ngay đầu óc chúng ta cũng cần sạch sẽ. Muốn sạch sẽ thì phải quét rác. Một chiếc máy điện tử muốn tốt cũng phải “đổ rác”. Đầu óc con người muốn thanh tịnh, sạch sẽ cũng phải “đổ rác”- đổ bớt rác rưởi của tâm hồn. Những ý nghĩ bất tịnh, tương tranh, thù hận, đố kỵ, tị hiềm, những tư tưởng loại trừ, kỳ thị, ghét bỏ đều là rác rưởi của tâm hồn. “Quét rác” và “đổ rác” là việc làm thường xuyên của người nào muốn tâm hồn thanh tịnh. Từ thanh tịnh mà có thanh thản. Vì thanh thản cho nên không động tâm. Vì tâm không động cho nên ít gây đổ vỡ.

Ba ngày sau, chàng thanh niên tìm tới nhà người đàn ông, nói lời xin lỗi. Chàng học được một bài học nơi sư: “ Thay vì xả rác xuống đường hoặc nơi công cộng thì nên xả bớt rác trong tâm hồn mình.”

Đào Văn Bình
(California 20 Tháng 9, 2013)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/News%20media%20n%20Social%20networks/QuoctangnhieuniemvuiHTV1_zps42fe6a36.jpg


.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nước mắt rơi chung



SGTT.VN - Bạn nói có thể chị đàn bà đứng nức nở trên phố Hoàng Diệu ấy vừa đóng quầy may sẵn ở chợ Đồng Xuân, bạn đã bị chị mắng một lần vì “nói giọng miền Nam mà còn mặc cả”. Có thể người đàn ông mếu máo đặt mấy bông cúc vàng ở hàng rào ngôi nhà số 30 kia vừa chạy xong cuốc xe ôm, bạn đã từng bị anh chở đi đường vòng để lấy tiền cho ngọt. Nhưng những va quệt đã từng gặp phải trên đất Hà Nội đã trôi hết, xí xoá hết trong bạn vì những người đã đến khóc trước nhà vị tướng vừa qua đời, trong bản tin tối.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=207450
Ảnh: Đất Việt



Tivi trong quán ăn tiếng được tiếng mất, nhưng bọn tôi chừng như nghe được tiếng nước mắt chảy. Không chỉ từ những gương mặt lướt qua trên màn hình, mà còn từ những người không xuất hiện trên tivi như bạn, hay từ trong lòng những người giả bộ mình cứng cỏi, như tôi. Tự nhận là già rồi, nghi ngờ cả nước mắt, nhưng bạn nói lần này bỗng tin những người kia cảm động thật lòng. Mà ông tướng đó cũng không phải ruột thịt, hay họ hàng xa, hay láng giềng ở cạnh nhà. Ông giỏi thì khỏi nói, cái đó cả thế giới chịu rồi, “nhưng tụi mình đâu phải thương chỉ mỗi chuyện đó”, bạn quệt cùi tay chùi nước mắt, nói “nghĩ tới ông như là nghĩ tới ông nội mình, không hề có cảm giác xa xôi vĩ đại”. Bàn bên mấy anh đòi nợ mướn cũng thôi chửi thề một con nợ khó nhằn, một anh buột miệng “nhìn ổng hiền như con cọp ăn chay”. Màn hình đông chừng mười lăm giây nụ cười hồn hậu của ông tướng. Tự biết trong lòng người dân, hình ảnh ấy còn đọng lại rất lâu.

Bạn tôi tin hồi tại thế ông sống như mình có, không cố ý sống sao cho dân phải khóc khi lìa cõi tục. Tự nhiên từ khí chất. Thấy ông tưới phong lan, cũng lui cui như ông già kế bên nhà. Thấy nụ cười, biết rằng những oan khuất nhục vinh đã bị ông phẩy tay bỏ lại. Chỉ dân là ông không quên, khi thỉnh thoảng gửi báo những bài viết tâm huyết đóng góp cho chính sách dân sinh.

Mấy hôm trước càphê sáng với nhau bạn còn kêu xã hội nhìn đâu cũng rẽ chia xáo xác. Sẵn sàng cãi nhau vì một cuốn sách, ông xài điện thoại Mỹ tôi dùng điện thoại Hàn, vì em mê nhạc sến anh thích sang. Cảm giác loạn lạc từ chính trường cho tới từng mái ấm, từng cái tổ của mỗi người. Đi bên bờ vực ai không chịu được nấy rơi, tưởng không có gì ngăn lại được dòng người chèn lấn. Bỗng tất thảy họ dừng lại chỉ vì một hơi thở vừa dứt vô phương nối lại. Bạn rươm rướm nói, ông tặng cái chết của mình cho người dân như một cơn mưa phúc lành. Họ, cũng như bọn tôi, ẩn nỗi tiếc thương ông già rực rỡ đó, thấy tâm hồn mình bỗng dưng liền sẹo, bâng khuâng vì ý nghĩ mình cũng còn khả năng khóc cho một người dưng.

Cách khóc mỗi người mỗi khác, có người tận nhà ông già cúi đầu đặt bó hoa, người ở xa ngồi trước tivi lén kéo chéo áo lau đuôi mắt, người nuốt trộng vào lòng, người lại thở hắt ngậm ngùi “rồi ai cũng về, người ở đến gần một trăm lẻ ba năm chớ đâu ít ỏi gì, mà sao ai cũng tiếc, lại có người ở mới sáu mươi mà dân ngán ngẩm thôi rồi”. Chỗ này chỗ kia, tiếng khóc chưa bao giờ tạnh của những người trót sinh ra trên đời này, nhưng không mấy khi cả triệu người cùng chung một niềm mất mát.

Bạn nói có bốn trong mười phần nước mắt đã chảy ra, chúng ta khóc cho việc sau này chẳng còn ai đủ lớn để dân còn có thể thương chung, khóc cùng. Cúi đầu trước ông, cũng đồng nghĩa bày tỏ thái độ với những ông quan còn đang sống.

Nguyễn Ngọc Tư
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Tom cho rằng lễ tang Tướng Giáp rất đặc biệt và đây là lần đầu tiên ông được chứng kiến sự tiếc thương lớn lao đến vậy. "Bác Giáp giống như một người thầy, tôi vẫn nhớ lời dạy của bác rằng bạn có thể chiếm lấy toàn bộ thế giới, nhưng điều mà bạn sẽ đánh mất là hòa bình. Để châm ngòi cho một cuộc chiến thì là chuyện rất dễ dàng, nhưng bạn sẽ không bao giờ biết kết thúc sẽ thế nào, và chuyện gì sẽ xảy ra. Vì thế, tôi nghĩ trước khi làm bất kỳ điều gì, con người ta phải suy nghĩ thật kỹ những điều mình sẽ tuyên bố".

Tom Claytor, người Mỹ đầu tiên đáp máy bay riêng đến Việt Nam sau chiến tranh, vào tháng 10/2001.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nhân văn hay… nhẫn tâm, thưa "ngài" EVN?

Bùi Hoàng Tám Thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2013 4:01 PM

“Tôi cho rằng đây là một việc làm nhân văn…”. Đó là lời giải thích của ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN trên báo Công an Nhân dân điện tử ngày 8/10 vừa qua liên quan đến khoản tiền 595 tỉ đồng xây biệt thự, bể bơi, sân tennis…
Trước hết, xin chúc mừng ông Vượng, một con người nhân văn, một trái tim nhân hậu, hết lòng hết sức lo cho thuộc cấp của mình.
Ông quả không hổ danh với truyền thống thương yêu nhân viên của người tiền nhiệm là Tổng GĐ Tập đoàn điện lực EVN Phạm Lê Thanh. Năm 2011, ông Thanh đã “não nề” kêu lên: “Với mức lương này (7,3 triệu đồng/tháng - NV), nếu ở Hà Nội, chắc chắn cán bộ, nhân viên ngành điện sẽ không đủ sống”.
Cách đây 2 năm, tức là khi đó giá cả chưa đắt đỏ như bây giờ mà lương 7,3 triệu đồng không đủ sống thì cái mức sống của cán bộ, nhân viên EVN cao, cao ngất ngưởng so với mặt bằng chung xã hội.
Thế mà hôm nay, không dừng ở đó, EVN còn xây biệt thự, bể bơi, sân tennis… cho cán bộ của mình thì bác quả là đại nhân văn chứ không chỉ là nhân văn nữa, thưa bác Vượng.
Tôi đồ rằng với mức sống như thế, với tấm lòng nhân hậu của lãnh đạo như thế, nếu EVN mở cửa, chắc 90% dân Việt sẽ tình nguyện đầu quân cho EVN.
Vâng. Nếu như chỉ dừng ở đây thì có lẽ bác Vượng xứng đáng được dựng tượng đồng, bia đá nếu như không có cái đoạn nói về kết luận của Thanh tra Chính phủ. Nó là như thế này, xin được trích nguyên văn trong bài báo trên:
“Theo kết luận thanh tra, tính đến hết năm 2011, EVN đã vi phạm quy định của Bộ Tài chính khi đầu tư vốn ra ngoài lên đến 121.000 tỉ đồng, vượt 45.000 tỷ đồng so với vốn điều lệ của công ty mẹ. Việc đầu tư này khiến EVN lỗ 2.195 tỉ đồng.
Cũng trong thời gian này, 7 đơn vị thành viên 100% vốn của EVN như các Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam; Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; Công ty Nhiệt điện Uông Bí, Cần Thơ đều lỗ với số tiền hơn 3.648 tỉ đồng.
Ngoài kinh doanh lỗ, việc triển khai các dự án chậm tiến độ của EVN cũng khiến tăng chi phí đầu tư lớn cho nhiều dự án.
Cụ thể, từ năm 2005 đến tháng 7/2012, EVN triển khai 20/42 dự án chậm tiến độ. Kết luận thanh tra cũng cho biết, EVN chi đến 595 tỷ đồng cho hạng mục “khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa” trong 6 dự án gồm nhiệt điện Ô Môn 1, nhiệt điện Phú Mỹ 1 và 4, nhiệt điện Nghi Sơn 1, nhiệt điện Hải Phòng 1, nhiệt điện Quảng Ninh 1; nhưng thực chất là 355.000m2 đất được xây dựng gồm nhà ở cho cán bộ với các loại biệt thự đơn lập, nhà song lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng, có cơ sở hạ tầng đi kèm như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis… Toàn bộ chi phí này nằm trong tổng mức đầu tư dự án nguồn điện, do đó sẽ được tính vào giá bán điện là không đúng quy định”.
Té ra là như vậy.
Là EVN đang thua lỗ trầm trọng. Thua lỗ cả đầu tư trong ngành lẫn ngoài ngành.
Là con số “khủng”, lên tới hàng ngàn tỉ đồng.
Té ra là tất cả chi phí xây biệt thự, bể bơi, sân tennis… được tính vào giá bán điện cho dân, khiến giá điện nay tăng, mai tăng và còn tiếp tục tăng. Nó là lời giải thích cụ thể nhất cho câu hỏi vì sao từ năm 2009 đến nay, EVN đã 7 lần tăng giá.  
Té ra là nói trắng ra, EVN đã móc túi tiền của gần 90 triệu đồng bào cả nước để làm cái việc gọi là “nhân văn” như lời bác Chủ tịch Vượng.
Đến đây thì xin nói thẳng, nếu như EVN là công ty tư nhân, nếu EVN không độc quyền, nếu như EVN bằng tài năng của những nhà lãnh đạo mà làm ra tiền bạc để phục vụ cho cán bộ (nói cán bộ là vì tôi đồ rằng sẽ chẳng có một cô nhân viên hay cậu công nhân lao động trực tiếp, những người đang bán mặt cho đất, bán lưng cho trời trên những tuyến đường dây của Tổ quốc được hưởng sự nhân văn “biệt thự, bể bơi, sân tennis… cả) của mình thì quả là đáng kính phục.
Còn nếu cái “nhân văn” ấy lại có từ sự móc túi của đồng bào cả nước qua việc tăng giá điện để xây biệt thự, bể bơi, sân tennis… cho cán bộ của mình liệu có đáng được gọi là “nhân văn” hay… nhẫn tâm, thưa bác Vượng!??
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

https://www.facebook.com/...pe=1&relevant_count=1
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Bắt gặp cái này trên Internet, không biết là có thật như vậy không, hở bà con?

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Chinh%20tri%20va%20thoi%20su/000_zps2cef56d1.jpg


.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thời của dối gian?



 Sự kiện thứ 1: Cuối cùng thì hôm 4.10 bộ Giáo dục – đào tạo đã giao vụ giáo dục đại học tiến hành thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế – phó viện trưởng viện Tài chính – Ngân hàng thuộc trường đại học Kinh tế quốc dân và kiến nghị hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước xem xét thu hồi quyết định công nhận chức danh phó giáo sư đối với ông Quế sau khi có kết luận luận án tiến sĩ của ông Quế bị tố cáo đạo văn là đúng.

Ông Hoàng Xuân Quế – tác giả luận án tiến sĩ được bảo vệ năm 2003 với đề tài “Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ Việt Nam” bị tố cáo đạo văn từ một luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2002 của ông Mai Thanh Quế ở học viện Ngân hàng. Hội đồng chức danh giáo sư ngành Kinh tế học đã thành lập hội đồng xác minh luận án và 100% thành viên hội đồng đã khẳng định luận án của ông Hoàng Xuân Quế sao chép tới 30% nội dung (52,5/159 trang) từ luận án của ông Mai Thanh Quế.
Các nội dung sao chép trong luận án của ông Hoàng Xuân Quế là không hợp pháp vì không có chú dẫn nguồn trích và việc sao chép không đúng quy định (không có dấu ngoặc kép cho phần sao chép nguyên văn). Vì vậy, luận án của ông Hoàng Xuân Quế “không được coi là một công trình khoa học hoàn chỉnh”.

Sự kiện thứ 2: “Thơ thiền núi thiêng Yên Tử lay động đại học Kỷ lục Thế giới”. Như một tiếng kèn ca khúc khải hoàn, dưới cái tít như trên, báo GD-TĐ đưa tin: ngày 22.9, tại thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (thành phố Uông Bí – Quảng Ninh), đại học Kỷ lục Thế giới trao tặng bằng Tôn vinh giá trị nội dung kỷ lục cho quyển sách độc bản “Thi vân Yên Tử” của nhà thơ, GS.TS Hoàng Quang Thuận cho Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.

Về “nhà thơ thần” – GS.TS Hoàng Quang Thuận – và giá trị thơ của ông, thi giới đã bàn nhiều, tưởng không cần nhắc lại. Nhưng cái đại học Kỷ lục Thế giới lạ hoắc thì xưa nay chắc chẳng ai biết, trừ phi có ai đó bỏ thì giờ vào trang web của nó để thấy nó tự xưng là một trường đại học tự quản, một tổ chức liên kết các cuốn sách kỷ lục châu Á và một số quốc gia như Việt Nam, Nepal, Ấn Độ… Nó cấp bằng tiến sĩ danh dự cho những người giữ kỷ lục của cộng đồng với điều kiện nộp cho “trường đại học” này 1.000 đôla Mỹ. Có người đã gọi cái đại học Kỷ lục Thế giới này là “đại học lừa”.
Vậy mà không biết bằng cách nào người nhận bằng của cái đại học đó đã “huy động” được sự tham dự buổi lễ trao bằng của một cựu ủy viên Bộ Chính trị, nguyên phó Chủ tịch Quốc hội; một cựu phó Thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ Ngoại giao cùng lãnh đạo các bộ, ngành, đơn vị trung ương; một phó chủ tịch UBND tỉnh và Thượng tọa, trưởng ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh; lãnh đạo thành phố Uông Bí, đại diện các sở, gành, đơn vị cùng hơn 2.000 tăng ni, phật tử trong tỉnh. Chẳng lẽ trong bao nhiêu vị ấy, không ai biết gì về thực chất của cái trường đại học ấy?
Một người bán hàng gian dối dù sao cũng chỉ hại một hoặc một số ít người, với một món hàng dỏm. Một, và không chỉ một, người được coi là trí thức mà gian dối thì ảnh hưởng chắc chắn không chỉ tới một mà nhiều người, nếu không nói là cả thế hệ trẻ. Nếu lấy bằng tiến sĩ bằng cách sao chép hoặc bằng cái bằng dỏm một cách dễ dàng thì ai còn chịu học thực? Phải nói đó là một tấm gương xấu cho thế hệ trẻ.
Một nghiên cứu gần đây cho biết học sinh càng học lên càng nói dối nhiều hơn lúc nhỏ. Chẳng biết, ngoài việc phải thường xuyên nói dối, viết dối theo các bài văn mẫu ở trường, các em có bị ảnh hưởng gì không của những đại trí thức, đại khoa bảng như hai vị trong hai sự kiện kể trên?

ĐOÀN KHẮC XUYÊN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

http://www.historynet.com/wp-content/uploads/image/2009/Vietnam/Dec%202009%20Vietnam/OSS/oss-group.jpg

Kí ức người lính Mỹ từng dạy Đại tướng ném lựu đạn
(Soha.vn) - Prunier không thể tưởng tượng được rằng, con người nhỏ nhắn tên Văn, thường mặc bộ đồ vải lanh trắng, đi giày đen, đội mũ phớt, chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Henry A.Prunier, người Mỹ đã dạy Đại tướng Võ Nguyên Giáp cách ném lựu đạn, sử dụng vũ khí hiện đại, đã kể lại những kí ức của mình với Đại tướng.
Tháng 7/1945, ông Prunier cùng 6 người Mỹ khác đã nhảy dù xuống một ngôi làng cách Hà Nội khoảng 120 cây số về phía Tây Bắc để thực hiện một nhiệm vụ bí mật: dạy 200 du kích Việt Minh cách sử dụng vũ khí hiện đại của Mỹ.
Nhóm của ông Prunier có tên là Deer Team, được chỉ định ở lại Việt Nam trong vòng 2 tháng. Tất cả họ đều là thành viên của Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ OSS trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Ban đầu, nhóm này dự định sẽ đi bộ hơn 480 cây số từ Trung Quốc tới căn cứ Việt Minh trong rừng, song khi được cảnh báo về sự phục kích của quân đội Nhật, họ đã quyết định nhảy dù vào tận căn cứ. May mắn là trong lần nhảy dù đầu tiên của đời mình, ông Prunier đã đáp xuống một cánh đồng lúa. Nhưng một vài đồng đội của ông bị mắc trên cây.
Nhờ khả năng ngoại ngữ của mình, ông Prunier, khi đó 23 tuổi, được tuyển dụng làm phiên dịch viên. Nhiệm vụ đầu tiên của ông là hướng dẫn cho một người Việt Nam tên là Văn cách sử dụng súng trường, súng máy, súng bazooka và các loại vũ khí khác của Mỹ.
Khi đó, ông Prunier không thể tưởng tượng được rằng, con người nhỏ nhắn, khiêm nhường tên Văn, thường mặc bộ đồ vải lanh trắng, đi giày đen, đội mũ phớt, chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người 9 năm sau đó lãnh đạo quân đội miền Bắc Việt Nam đánh bại quân đội Pháp trong trận Điện Biên Phủ và sau đó là đánh bại quân đội Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Worcester Telegram & Gazette năm 2011, ông Prunier cho biết: "Ông Giáp muốn biết vì sao chúng tôi lại tung bổng quả lựu đạn lên và cái gì đã kích hoạt súng cối.... Có lần, ông ấy đã cúi đầu nhìn hẳn vào thùng đạn súng cối... Lúc đó, tôi vô cùng bất ngờ vì sự dũng cảm của ông ấy".
Prunier kể lại rằng, khi nhóm của ông đến vùng kháng chiến, Việt Minh mới chỉ có một số súng trường và vài khẩu súng thu được của Pháp. OSS được thả dù 1 thùng súng trường M-1, bazooka, đạn cối 60mm, và súng máy hạng nhẹ đủ trang bị cho 80 người. Những người lính Việt Minh rất háo hức với các vũ khí mới. Họ học thành thạo cách tháo lắp một khẩu M-1 chỉ sau vài giờ.
Sau khi Nhật Bản đầu hàng Việt Minh, Hồ Chủ tịch đã nhờ những người lính Mỹ chuyển tới Tổng thống khi đó là Harry S.Truman một bức thư, bày tỏ mong muốn họ sẽ ủng hộ Việt Minh chống Pháp. Tuy nhiên, ông Truman đã không bao giờ đáp lại bức thư đó - Mỹ đã ủng hộ Pháp.
Một số nhà sử học cho rằng, khi từ chối đề nghị của Hồ Chủ tịch, Mỹ bỏ qua cơ hội thiết lập quan hệ tốt đẹp với miền Bắc Việt Nam mà đáng ra nhờ đó có thể tránh được cuộc chiến xảy ra hai thập kỉ sau.

Năm 1995, khi ông Prunier trở lại Hà Nội và gặp gỡ với những người lính Việt Minh năm xưa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn nhận ra ông. Đại tướng đã cầm lên một quả cam, làm lại đúng cách cầm lựu đạn mà ông Prunier đã dạy mình và nhắc lại cả câu nói: "Như thế, như thế, như thế!" của người bạn Mỹ.
Nhiệm vụ của Deer Team ở Việt Nam được đánh giá như khoảnh khắc vàng trong sự hợp tác giữa Việt Nam với Mỹ. Bộ quân phục của ông Prunier hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở Hà Nội. Ông Prunier qua đời tháng 3/2013 ở tuổi 91. Ông là người cuối cùng trong nhóm công tác của OSS ở Đông Dương hồi đó ra đi.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

'Lãnh đạo VN bị ý thức hệ kìm hãm'

Hạnh Nguyên


Ông Lý Quang Diệu từng thăm Việt Nam.
Hồi tháng Tám vừa qua, cựu thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu cho ra mắt cuốn sách hơn 400 trang, bày tỏ quan điểm về tương lai, triển vọng của các quốc gia lớn đáng chú ý trên thế giới và trong vùng Đông Nam Á.
Cuốn 'One man’s View of the World' có cả phần nhận định của tác giả về hiện tại và tương lai của Việt Nam.
Theo ông Lý, tăng trưởng kinh tế và thay đổi lớn trong đời sống xã hội Việt Nam sau đổi mới 1986 là không thể phủ nhận.

Nhiều nhà phân tích trong cũng như ngoài nước cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng, theo mô hình cải cách kiểu Trung Quốc.

Thực sự thì Đổi mới ở Việt Nam khác xa những gì diễn ra ở Trung Quốc.

Mấy năm gần đây, ông Lý hoàn toàn chán nản về những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Ông thất vọng bởi nạn tham nhũng tràn lan, tư duy cổ hủ của giới lãnh đạo.

Theo ông, Việt Nam chưa hề và sẽ chưa thể có một lãnh đạo ngang tầm Đặng Tiểu Bình trong một tương lai gần. Ông đã sử dụng một cụm từ mô tả chung cho toàn bộ giới lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam: 'Bị kìm hãm trong tư duy xã hội chủ nghĩa'.

Theo lời ông Lý, ở Việt Nam, những vị lãnh đạo bảo thủ đang tiếp tục làm cho Việt Nam trở nên trì trệ. Chỉ khi những vị này nghỉ hưu thì Việt Nam mới có thể có đột phá theo hướng hiện đại hóa.

Chỉ hắng giọng, ậm ừ


Singapore là tấm gương thu hút đầu tư nhờ hệ thống nhà nước hiệu quả
Ông có đưa ra một ví dụ mà tận mắt ông chứng kiến khi tham gia một cuộc họp với các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự Việt Nam.

Ông thuật lại chi tiết về những vấn đề mà một công ty Singapore đang vướng phải khi triển khai một dự án xây dựng khách sạn ở khu vực Hồ Tây, Hà Nội.

Khi công ty này bắt đầu đóng cọc, hàng nghìn người dân đến yêu cầu bồi thường cho tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Để tránh việc phải gánh thêm các khoản chi phí phụ trợ, công ty quyết định thay đổi phương pháp xây móng, từ việc đóng cọc sang bắt đinh ốc vì phương pháp này ít gây ồn ào hơn.

Lần này, chính vị quan chức đã phê duyệt dự án đến công ty và nói: “Tôi chưa bao giờ cho phép các anh làm vậy”. Rõ ràng, vị quan chức này đã thông đồng với những người dân bất mãn.

Ông Lý Quang Diệu giải thích với những nhà lãnh đạo Việt Nam trong cuộc họp rằng hành động như vậy là phản tác dụng và khuyên họ nếu muốn mở cửa thì hãy thực sự nghiêm túc về vấn đề đó.

Giới chức Hà Nội chỉ đáp lại bằng vài tiếng hắng giọng hay ậm ừ thể hiện rõ họ không thiết tha mấy với cuộc cải cách này. Họ không hề hiểu rằng một nhà đầu tư hài lòng sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư hơn nữa.
"Khi những thế hệ lão thành cách mạng nghỉ hưu, sẽ có những thế hệ trẻ hơn làm nên đổi thay"
Theo ông Lý, lãnh đạo Việt Nam cho rằng khi đã có một nhà đầu tư rồi thì cứ thế mà vắt kiệt sức để kiếm chác.

Sự thật thì ở Việt Nam, nhiều cựu quân nhân tham gia cuộc chiến (được đa số người Việt gọi là kháng chiến chống Mỹ) đang tham gia giữ các cương vị quan trọng trong Đảng và bộ máy chính quyền.

Thật không may, họ được thăng cấp không phải bởi vì họ giỏi quản lý và điều hành kinh tế hiệu quả, mà là vì họ đã rất giỏi “đánh nhau”.

Cựu thủ tướng quốc đảo sư tử nhìn nhận, điểm tương đồng nổi bật giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ mở cửa chính là tham nhũng. Đội ngũ cán bộ Đảng bỗng chốc nhận thấy những người ngoài Đảng đang giàu lên nhanh chóng.

Họ vỡ mộng và dần trở nên tham tiền, hám của. Ví dụ như những quan chức hải quan cao cấp nhập khẩu xe hơi bất hợp pháp để được chia phần lợi nhuận.

Khác Trung Quốc, Việt Nam không có một nhân vật giống như ông Đặng Tiểu Bình, một người vừa có được vị trí không thể phủ nhận trong đội ngũ cán bộ vừa có niềm tin vững vàng rằng tiến hành cải cách triệt để là con đường duy nhất vươn ra thế giới.

Có thể nói, chiến tranh chính là lý do tại sao đất nước lại thiếu đi một con người như vậy.

Tiếp tục bế tắc


Trong cuốn sách mới ra, ông L.Q. Diệu chỉ còn tin vào thế hệ trẻ VN
Trong khi những lãnh đạo cộng sản Trung Quốc có hàng thập kỷ thu lượm kinh nghiệm quản lý trong thời bình, chọn lựa những lời khuyên thực tế về việc gì cần làm, tiếp tục củng cố niềm tin và hệ tư tưởng, thì các nhà cộng sản Việt Nam vẫn bế tắc trong một cuộc chiến tranh du kích khốc liệt với người Mỹ, không hề học hỏi được bất kỳ điều gì về cách quản lý, vận hành đất nước.

Hơn thế nữa, hầu hết những doanh nhân thành đạt ở miền Nam Việt Nam, những người đã quen thuộc với cách làm việc của chủ nghĩa tư bản thì lại bỏ trốn ra hải ngoại vào những năm 70.

Điều đáng nói hơn cả là cách nhìn nhận rất khách quan và tích cực về con người Việt Nam của ông Lý Quang Diệu. Ông cho rằng người Việt là một trong những dân tộc năng động và thông minh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Sinh viên Việt Nam thường xuyên giành được những điểm số cao nhất trong cách kỳ thi tầm cỡ quốc tế.

Với những con người thông minh như vậy, với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, bờ biển dài và đẹp, đáng lẽ Việt Nam phải giàu mạnh từ rất lâu rồi.

Theo ông Lý, thật đáng tiếc là Việt Nam không thể khai thác hết được tiềm năng của mình. Ông đặt niềm tin rằng khi những thế hệ lão thành cách mạng nghỉ hưu, sẽ có những thế hệ trẻ hơn làm nên đổi thay.

Những con người ấy sẽ nhìn nhận được Thái Lan đã thành công đến như thế nào, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế thị trường.

Về vấn đề biển Đông, theo ông Lý thì Việt Nam đang gặp phải những khó khăn lớn.

Trung Quốc là một đối thủ lớn, khó chơi, đầy mưu mô và kinh nghiệm. Trung Quốc sẽ tiếp tục chiêu bài chia cắt nội bộ ASEAN, cô lập các bên để giành thế thượng phong trong đàm phán song phương. Nước có hàng mấy ngàn năm lịch sử chiến tranh lân bang này sẽ kiên quyết từ chối đàm phán đa phương dưới mọi hình thức.


TQ là một đối thủ lớn, khó chơi, đầy mưu mô và kinh nghiệm
Về quan hệ Việt – Mỹ, ông Lý cho rằng không sớm thì muộn, Mỹ sẽ được chính quyền Việt Nam đồng ý cho trở lại Cam Ranh đóng quân. Hơn thế nữa, việc Mỹ đồng ý bán vũ khí cho Việt Nam cũng sẽ xảy ra trong tương lai gần.

Tuy nhiên, những động thái đó chẳng mang lại nhiều ý nghĩa trong tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Theo ông Lý, Việt Nam hầu như không thể trông mong vào tiếng nói và hành động của Hoa Kỳ. Ngoài những bất đồng trong chính trị và nhân quyền với giới lãnh đạo Việt Nam, Mỹ không hề muốn đối đầu với một nước lớn và đầy tiềm lực như Trung Quốc.

Ông Lý Quang Diệu, trong phần nói về Việt Nam, tuy không bộc lộ rõ nhưng người đọc có thể nhận ra ông không mấy tin tưởng vào sự can thiệp của ASEAN trong việc lên tiếng giúp Việt Nam đạt được thắng lợi dù nhỏ trong đàm phán biển Đông với Trung Quốc.

Điều này có nghĩa là tương lai vấn đề Biển Đông của Việt Nam, trong suy nghĩ của cựu thủ tướng Singapore, là hoàn toàn bế tắc.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 9 trang (88 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối