Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [42] [43] [44] [45] [46] [47] [48] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tiến sĩ lúa mùa



SGTT.VN - Trên chuyến xe đò từ Cần Thơ về huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) hồi cuối tháng 2 năm nay, dọc đường, điện thoại của một người rặt vóc dáng nông dân không ngừng reo. Người gọi là những hộ dân đang trồng thí điểm một số giống lúa mùa, họ lo lắng khi độ mặn hiện giờ đã vượt 10%0. Dưới cái nắng giữa cuối mùa khô và độ mặn cứ tăng dần mỗi ngày, tôm cũng dễ chết nên lúa giống đang ủ liệu có nảy mầm, lúa đang trổ đòng liệu có ngậm sữa… Người nghe là phó giáo sư – tiến sĩ Võ Công Thành.

Lúa chịu mặn

Buổi làm việc với tiến sĩ Thành ở Hồng Dân hôm ấy, có mặt cả bí thư lẫn chủ tịch huyện. Số là, mấy năm trước, khi biết ông đang lai tạo một số giống lúa mùa chịu được mặn, huyện tìm đến ông và ký hợp đồng để phá hoang vùng ngập mặn hơn 24.000ha. Suốt mấy năm đeo đuổi, cải tạo, nhân giống, cách mà ông thường gọi là “phục tráng”, các giống lúa Một Bụi Đỏ, Một Bụi Hồng… đã bám rễ ở những vùng độ mặn 6 – 8%0 và trở thành gạo thương phẩm, vừa sạch vừa ngon, được đăng ký bảo hộ. Một bước dài, năm nay khoảng 16.000ha vùng mặn xen ngọt đã được giải quyết, nông dân làm được một vụ lúa, một vụ tôm – cá hoặc xen canh tôm – lúa.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=182892
Ts Võ Công Thành đứng trước giống lúa Sỏi ngắn ngày trong phòng thí nghiệm.



Cái cũ chưa xong, đầu năm ngoái, hai bên lại ký tiếp hợp đồng mới, yêu cầu của bên trả tiền: giải quyết nốt 5.000ha vùng quá mặn (trên dưới 10%0). Bên nhận tiền trưng ra một loại lúa mùa khác, tên “Sỏi”. Buổi làm việc căng như dây đàn dù toàn người thân quen. Hợp đồng cũ coi như xong, nhưng huyện đề nghị ông giảm bớt tỷ lệ bạc bụng trong gạo, hỗ trợ một phần đầu ra. Hợp đồng mới còn ngổn ngang, sau một năm, từ 4kg lúa Sỏi giống siêu nguyên chủng của phòng thí nghiệm, Hồng Dân thu được 20 tấn lúa giống. Lúa Sỏi xuống ruộng không phải dùng thuốc trừ sâu bệnh, chịu mặn, chịu nóng, năng suất 4 – 5 tấn/ha, cơm mềm, khoáng chất cao, chỉ cần rút ngắn thời gian sinh trưởng xuống 100 ngày là ổn. Mùa này, cả huyện xuống giống hơn 300ha, tới vụ thu hoạch ước chừng từ 1.200 – 1.500 tấn. Thôi thì trăm thứ để bàn, trồng theo phương án nào, 20 tấn giống xử lý ra sao, có bán ra ngoài tỉnh không. Đầu ra, huyện có dám bao tiêu hết…. Thế mới biết, lấy được một đồng chân chính từ ngân sách thật không dễ!

Trong chuyến về Hồng Dân hôm ấy, nhìn ông lúc làm việc với lãnh đạo huyện Hồng Dân, hay khi bì bõm lội ruộng thăm lúa, mái tóc bạc cháy nắng, da đen sạm, nụ cười chất phác trên khoé môi khô, đôi bàn tay chai sạn, người lạ sẽ nghĩ ngay ông là một nông dân chính hiệu chứ không phải một phó giáo sư – tiến sĩ, giảng viên của đại học Cần Thơ.

Tiến sĩ “biến đổi khí hậu”
Người ta gọi ông bằng nhiều cái tên: “tiến sĩ thơm phức” (ông lai tạo một giống lúa mùa có tên Thơm Phức) hay “tiến sĩ thần nông mặn” (tên khác của lúa Sỏi), nhưng tôi vẫn thích gọi ông bằng cái tên “tiến sĩ biến đổi khí hậu”. Có lẽ chính vì cái sự biến đổi khí hậu của thiên nhiên, nên những vốn quý của đồng bằng – các giống lúa mùa truyền thống – được ông sưu tập, bảo tồn từ nhiều năm trước nay phát huy tác dụng. Mặc dù, “vốn quý” này đã bị bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khai tử hơn chục năm trước vì năng suất kém, thời gian sinh trưởng dài và đặc biệt là tác nhân phát tán rầy. Ông thổ lộ: “Nếu không có biến đổi khí hậu, mấy giống lúa mùa chịu mặn, chịu hạn của tôi bị bỏ quên tới mục”.

Cái mốc đáng nhớ của ông là vào mùa khô năm 2007 – 2008, khi các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long bị hạn, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Tất cả đổ xô đi tìm giống lúa chịu mặn. Họ tìm ông và ngay sau đó “Thơm Phức” (ông gọi tắt là TP) được đưa xuống Trà Vinh thử nghiệm. Vào vụ gặt, TP vẫn trĩu hạt dù nước ruộng đã mặn từ lâu, trong khi các giống quen bông trổ thẳng đứng, lép kẹp. Cơm mềm, bay mùi thơm phức. Vụ đầu mỗi hecta được 4 – 5 tấn, mấy vụ sau lên 6 – 7 tấn. Công ty lương thực Trà Vinh làm thêm một bước: bao tiêu đầu ra. TP được cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu.

“Tiếng lành đồn xa”, nhiều địa phương, cả doanh nghiệp lẫn nhà quản lý tìm đến ông đặt hàng các giống lúa mùa thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng của mình. Họ đến từ vùng mặn ở Cà Mau, Kiên Giang… và cả từ vùng hạn ở Tri Tôn, Thoại Sơn (An Giang). Ông bận túi bụi khi phải phục tráng hàng loạt giống lúa mùa: Thần Nông, Tài Nguyên, Nàng Níu, Nàng Thơm… Đến nay, hơn chục giống lúa mùa, qua bàn tay ông và cộng sự, đã chịu được hạn, mặn, ngắn ngày, năng suất khá, thơm mềm.

Giấc mơ xanh trên 700.000ha ngập mặn
Cơ duyên đưa ông đến với những giống lúa mùa chịu hạn, chịu mặn bắt đầu từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, khi Nhật Bản chuyển giao cho trường đại học Cần Thơ một công nghệ có tên “Điện di protein SDS-PAGE”. Công nghệ này được phía Nhật ứng dụng trên cây đậu nành. Thấy có vẻ không hợp ở xứ mình, nên ông mạnh dạn đề nghị chuyển sang cây lúa. Nôm na, kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE có thể phát hiện gạo mềm, hoặc cứng cơm, tăng được nhiều hàm lượng quý như sắt, protein… trong gạo, nên có thể tuyển lấy nguồn giống tốt nhất. Đây là đề tài luận án tiến sĩ của ông vào năm 2003, tại đại học Công nông Tokyo.

Cũng lúc này, tiến sĩ Võ Công Thành bắt đầu hành trình đi tìm, thu thập những giống lúa mùa của dân gian vùng đồng bằng từ xa xưa. Nhiều năm rong ruổi trên chiếc xe máy, từ Long An, Bến Tre đến Cà Mau, Kiên Giang… không vùng ngập mặn nào ông không đặt chân, ăn nằm với nông dân để tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng của từng giống. Lúc này, lúa mùa đã gần như bị loại khỏi cuộc chơi vì dài ngày, năng suất chỉ cỡ 1 tấn/ha. Đến 2004, ông kiếm được khoảng 150 giống lúa mùa. Trong số này, không ít giống có khả năng kháng mặn, kháng bệnh, ông chọn ra và nhân giống ở phòng thí nghiệm của trường. Đầu tiên là Một Bụi Đỏ và lúa Sỏi. Bước nữa, ông dùng kỹ thuật điện di protein lấy cái phần thơm ngon của lúa thơm lai tạo với giống chịu mặn.

Và TP ra đời với sức chịu mặn hơn 3 o/oo
Lúc này, ông công bố một đề tài nghiên cứu “Đánh giá khả năng chịu mặn và đa dạng di truyền protein dự trữ của các giống lúa trồng ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Mục đích nhằm khai thác vốn gen quý, phục vụ chọn tạo giống, đặc biệt trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Tiếc rằng, đề tài của ông lúc đó chưa được quan tâm, nó ngủ quên giống như bộ sưu tập lúa mùa (khoảng 100 loại giống bị hư hỏng vì không có điều kiện bảo quản) và chỉ thức giấc khi nước mặn xâm lấn sâu vào đồng bằng trong mùa khô 2007 – 2008.

***

Bước vào phòng thí nghiệm di truyền – chọn giống và ứng dụng công nghệ sinh học của đại học Cần Thơ, nơi đang ươm gần chục giống lúa để sẵn sàng cấp ngay giống nguyên chủng cho khách hàng, cũng nhỏ bé như cái chỗ ngồi của ông trưởng phòng – phó giáo sư, tiến sĩ Võ Công Thành. Chưa đầy chục con người, tất cả đều là học trò của ông vẫn miệt mài với từng hạt lúa. Từ lâu, cái phòng thí nghiệm nhỏ bé này phải xoay xở để tự trang trải chi phí, trả lương cho tám con người, mà đầu tàu là thầy Thành. Nhưng dường như, những cái khốn khó thường nhật đã tạm quên trong ánh mắt của vị tiến sĩ khi ông nói tới cái ngày 700.000ha đất ngập mặn của vùng đồng bằng đều trồng lúa.

bài và ảnh: Vĩnh Hoà
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ô nhiễm vùng trồng hoa Tây Tựu



SGTT.VN - “Có những người phụ nữ chẳng bao giờ hút thuốc cũng bị ung thư phổi, chúng tôi cho rằng đấy là do họ hít phải những chất độc dạng như: DDT, Endrin…”, đó là khẳng định của TS.BS Phạm Duệ, giám đốc trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).  

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=195126
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Tây Tựu hiện nay còn khá tràn lan và chưa hợp lý.




Nhiều năm qua, những chất độc đã bị cấm từ 20 năm trước như: DDT, BHC, Endrin… vẫn được người dân vùng trồng hoa Tây Tựu nổi tiếng của Hà Nội vô tư phun lên những luống hoa của mình. Họ phun bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật mà không cần sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Ngày mai mang hoa đi bán, hôm nay nhiều hộ vẫn cho phun thuốc lên hoa.

Phun thuốc độc lên hoa, gieo mầm bệnh tật
Theo quan sát của chúng tôi, trên nhiều ruộng hoa hồng ở Tây Tựu, các chất bảo vệ thực vật được phun nhiều đến nỗi đọng trắng trên các phiến lá, nhiều vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật nằm la liệt trên các thửa ruộng.

Năm 2011, công trình nghiên cứu khoa học đánh giá về sự tồn dư của chất bảo vệ thực vật trong môi trường vùng trồng hoa ở xã Tây Tựu do PGS.TS Lê Văn Thiện (chuyên gia về hoá nông nghiệp, khoa môi trường, đại học Khoa học tự nhiên, đại học Quốc gia Hà Nội) làm chủ nhiệm đã chỉ ra một hàm lượng đáng kể của các chất bảo vệ thực vật bị cấm như: DDT, Endrin, BHC, Diedrin... đã có trong các mẫu đất ở Tây Tựu. Đặc biệt, hàm lượng của các chất DDT, Endrin đã vượt ngưỡng quy chuẩn Việt Nam về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất. PGS.TS Lê Văn Thiện cho biết khả năng phân huỷ các hoạt chất clo như DDT, Endrin... trong môi trường xảy ra rất chậm, khoảng 3 – 5 năm, tuy nhiên, trên thực tế thời gian phân huỷ có thể còn dài hơn do phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố môi trường và nồng độ của chúng. Ngoài ra, các chất này trong quá trình phân huỷ có thể tạo ra các sản phẩm trung gian cũng rất độc với con người và sinh vật.

Công trình nghiên cứu khoa học trên cũng nêu rõ: thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Tây Tựu có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người qua ba con đường gồm: hô hấp, qua da, qua ăn uống. Ngoài ra, các chất này còn có thể gây bệnh ung thư, làm tổn thương bộ máy di truyền, gây vô sinh ở nam và nữ, làm giảm khả năng kháng thể, mắc bệnh thần kinh, giảm trí nhớ, bệnh tâm thần. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, có thể dẫn đến thiếu oxy trong máu, giảm trí thông minh, chậm biết đọc, biết viết.

Trao đổi với TS.BS Phạm Duệ, giám đốc trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, ông khẳng định: những mẫu hoá chất được người dân sử dụng, như: DDT, BHC, Endrin, Diedrin… đều là thuốc cực độc và bị cấm sử dụng tại nhiều quốc gia chứ không riêng ở Việt Nam. Các chất này có thể bám vào cây, lắng đọng trong nước và đất. Theo ông Duệ, ngay cả khi đã ngừng phun thuốc một thời gian thì tác hại của thuốc lên cây trồng vẫn còn vì cây hút chất dinh dưỡng từ đất bị ngấm thuốc lên. “Người bình thường khi ngửi phải không thể nhận biết được, nhưng các chất này đều có khả năng gây bệnh. Hít phải nhiều ngay lập tức sẽ gây kích thích đường hô hấp, gây nên viêm đường hô hấp, ho... Nguy hiểm hơn, các chất này có khả năng tích luỹ trong cơ thể, và khi tích luỹ lâu dài nó có thể gây nên các bệnh liên quan đến di truyền như: đột biến gen, gây ung thư...”, ông Duệ cho biết

Buông lỏng quản lý
Hiện nay, xã Tây Tựu có khoảng 2.600 hộ dân thì có gần 95% số hộ tham gia trồng hoa với diện tích trên 300ha. Người dân ở đây cho biết hoa mắc bệnh gì thì họ phun loại thuốc đó; thậm chí ngày mai bán hoa, hôm nay họ có thể vẫn phải phun, nếu đến định kỳ phun thuốc.

Ông Nguyễn Duy, người làng Đăm, xã Tây Tựu, cho biết một sào hoa cúc ông phun 50 lít thuốc (pha nước)/lần, với khoảng cách từ 5 – 7 ngày/lần. Như vậy, từ lúc trồng đến lúc thu hoạch trong vòng bốn tháng, nếu cứ phun định kỳ, thì ông phun khoảng 1.050 lít thuốc. Theo ông Duy, muốn tính chính xác nhất thì phải tính trên hoa hồng, vì đây là loại hoa ổn định nhất, tuy nhiên, nó cũng là hoa mắc nhiều bệnh nhất và được phun thuốc nhiều nhất: trung bình từ 3 – 5 ngày/lần. Nếu tính 5 ngày/lần, thì một năm phải phun khoảng 3.600 lít thuốc trên một sào hoa. Như vậy, trong mười năm qua, nếu cứ phun đều, thì một sào hoa hồng người trồng hoa sẽ phun khoảng 36.000 lít thuốc.

Công trình nghiên cứu nói trên của PGS.TS Thiện cũng đưa ra một con số thấy “khủng khiếp”: với diện tích khoảng 385ha, hoa ở Tây Tựu được phun 48.125 lít thuốc/năm. Tất cả số liệu trên đều vượt quy định của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tuy nhiên, ông Thiện cũng khẳng định, đây chỉ là con số lý thuyết, trên thực tế còn cao hơn rất nhiều! “Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Tây Tựu hiện nay tràn lan và không hợp lý, đặc biệt, người dân vẫn còn sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ và các loại thuốc đã bị hạn chế hoặc cấm sử dụng tại Việt Nam”, ông Thiện nói. Theo chủ cửa hàng thuốc sâu, ông Bùi Minh Tiến tại làng Đăm – Tây Tựu, cư dân địa phương xã Tây Tựu thường mua khoảng hơn 20 loại thuốc sâu khác nhau để phun thuốc cho hoa.

Được biết, năm 2006, TS khoa học Nguyễn Xuân Hải (đại học Quốc gia Hà Nội) cũng đã có công trình nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật tại vùng trồng hoa Tây Tựu, tuy nhiên, dư lượng của chất bảo vệ thực vật được công bố trong nghiên cứu này thấp hơn hẳn so với số liệu nghiên cứu năm 2011 của PGS.TS Lê Văn Thiện.

Mặc dù đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng sử dụng chất bảo vệ thực vật bừa bãi hiện nay trong các nghiên cứu của mình, tuy nhiên, đánh giá về việc thực hiện các giải pháp này, ông Thiện vẫn còn e ngại: “Giải pháp đề xuất các nghiên cứu của tôi thực ra chưa đi vào được cuộc sống của người sản xuất cũng như người tiêu dùng vì nhiều nguyên nhân khác nhau: ý thức, cách quản lý, lợi nhuận, kiến thức... Đối với các vấn đề này cần phải có biện pháp quản lý tổng hợp, kết hợp với các giải pháp tổng thể mới có thể giải quyết triệt để được”.

bài và ảnh:  Nguyễn Xuân Hoàng – Trần Minh Tuấn
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Người Trung Quốc mò tới Quảng Nam đào vàng



TTO - Việc bới núi đào vàng ở Quảng Nam diễn ra hàng chục năm nay ở các cánh rừng già. Tuy nhiên, hiện tượng người Trung Quốc đến đây thăm dò, khai thác, chế biến vàng ở tại xã Sông Trà (huyện Hiệp Đức) khiến nhiều người dân địa phương bức xúc.  

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/258/625258.jpg
Mười năm đi kiện vì đất bị thu hồi làm vàng, gia đình bà Năm bị lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Khu đất này trước kia là rừng trồng của bà Năm, nay đã tan hoang - Ảnh: Tấn Vũ



Cách trung tâm hành chính huyện Hiệp Đức khoảng 20km, nằm sát tuyến quốc lộ 14E, nhưng khu vực khai thác vàng của Công ty TNHH khoáng sản Phúc Thuận rất im ắng. Bao bọc bởi cánh rừng trồng che phủ và một ngọn đồi bát úp nên người đi đường không thể nhận thấy quy mô đồ sộ của việc khai thác chế biến vàng tại đây.

Nắng như nung. Mùi hóa chất khét nghẹt xộc tận óc. Máy ủi, máy đào, máy nổ, máy xay rầm rập cả cánh rừng. Từng tốp công nhân bên các bể chứa, trong các giàn khoan đang xử lý công việc. Cánh rừng bị cày nát, từng ngọn đồi bị san phẳng, đất đá ngổn ngang, những hố hầm sâu hoắm cắm vào lòng núi. Con khe Hố Chuối bên dưới nước đọng thành từng vũng đen ngòm, bốc mùi nồng nặc.

Anh Trần Hữu Hải, người từng có thời gian lái xe múc cho công ty này, tiết lộ: “Ở đây người Trung Quốc nhiều lắm! Họ ở mấy năm nay rồi”. Theo lời Hải thì người Trung Quốc đến đây khoảng từ năm 2008. Lúc đầu họ đến thăm dò địa chất, dân địa phương còn gọi là đi “tăm vàng”.

Khu vực đào đãi vàng của Công ty TNHH khoáng sản Phúc Thuận rộng hơn 12 ha, được UBND huyện Hiệp Đức thu hồi của bà Trần Thị Năm năm 2008, và giao cho công ty này thuê để hoạt động khoáng sản. Khai hoang trồng rừng quanh khu vực Hố Chuối từ năm 1990, bà Năm không hề biết phía dưới đất có nhiều vàng. Bà Năm mở gần 15 ha để trồng keo, xoan, đào ao nuôi cá. Năm 2008, chính quyền huyện Hiệp Đức thu hồi trang trại này của bà, nhưng theo bà Năm thì việc đền bù không thỏa đáng khiến tình trạng khiếu kiện, khiếu nại kéo dài hơn 10 năm qua. Chính vì theo kiện mà gia đình bà lâm vào cảnh khốn cùng.

Ngồi trước mảnh đất xưa là trang trại của bà, nay ngổn ngang hố hầm, máy móc, bà Năm nói như mếu: “Tôi bán 20 con bò, vay 150 triệu ở ngân hàng để đi kiện. Tuần trước cầm luôn cái nhà 300 triệu rồi. Đâu biết chữ đành thuê luật sư, chạy đôn đáo ra trung ương, về tỉnh, hầu tòa kêu oan hơn 10 năm qua. Đơn thư phải tính bằng ký nhưng chưa giải quyết xong”.

Bà Năm có 8 người con, gia cảnh khốn khó không ai học hết cấp II, khai hoang trồng rừng bà mong những đứa con bám rẫy, rừng mà sống. Khi chính quyền huyện thu hồi đất, tiền đền bù 600 triệu đồng nhưng bà không nhận. Bởi theo bà Năm việc đền bù này không thỏa đáng. “Rứa rồi họ cưỡng chế. Tôi đi kiện cứ kiện. Họ vẫn ngang nhiên chặt cây, cày núi, bạt đồi, ủi rừng của tôi để đào lấy vàng. Thấp cổ bé họng biết kêu ai. Nếu đất nớ không có vàng tôi đâu khổ như ri” – bà Năm than vãn.

Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức, ông Đào Bội Thuyên, không bình luận thêm về việc người Trung Quốc xuất hiện ở địa bàn. Ông Thuyên cho rằng người Trung Quốc này đến dưới dạng chuyên gia của công ty, và việc đúng sai trong vụ khiếu kiện của gia đình bà Năm đã có tòa án ở các cấp giải quyết.

Còn luật sư Nguyễn Sơn, chủ nhiệm Đoàn luật sư Quảng Nam, cho biết đất của người dân đang quản lý sử dụng ổn định và hợp pháp gồm đất sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản nếu muốn khai khoáng thì phải chuyển đổi mục đích sử dụng. Chính quyền địa phương không chuyển đổi mục đích mà đã giao cho doanh nghiệp khai thác khoảng sản là không hợp pháp. Cũng theo luật sư Sơn thì việc khai thác tận thu ưu tiên cho tổ chức, cá nhân tại địa phương nhưng lại giao cho người ngoài và tiếp tục chuyển nhượng cho người khác ngoài địa phương là trái với Nghị định 160/2005/ NĐ-CP của Chính phủ.  

TẤN VŨ


Giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Quảng Nam, ông Võ Duy Thông, cho biết theo danh sách đăng ký của Công ty TNHH khoáng sản Phúc Thuận, có 3 người Trung Quốc hoạt động tại đây. Phòng Lao động và việc làm của sở đã hướng dẫn cách thức đăng ký từ 2 tháng trước nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.

=D>

“Tôi vừa nghe thông tin là họ ở lại đã lâu. Chúng tôi sẽ cùng công an xuất nhập cảnh lập tức kiểm tra lại thông tin này” - ông Thông nói.

=D>

Trong khi đó, giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Nam Dương Chí Công cho biết vừa nhận được đơn nhiều người dân phản ảnh tình trạng có người nước ngoài vào khai thác vàng tại Hiệp Đức. “Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại việc này” - ông Công nói.


=D>
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thủy điện bức tử sông Đắk Bla



TT - Các nhà khoa học đang rất lo lắng khi thủy điện thượng Kon Tum tích nước và chuyển dòng xong thì hạ lưu sông Đắk Snghé cũng như sông Đắk Bla (tỉnh Kon Tum) chỉ còn là những vết tích của dĩ vãng...

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/26/625026.jpg

Sơ đồ đập trên sông Đắk Snghé sang sông Trà Khúc khiến sông Đắk Bla cạn kiệt - Đồ họa: Như Khanh



Thủy điện thượng Kon Tum do Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh làm chủ đầu tư đang thi công đập ngăn sông Đắk Snghé ở khu vực thượng nguồn. Đây là nhánh sông chính nằm trọn trong cao nguyên Kon Tum, chảy từ độ cao hơn 1.700m về phía hạ lưu, cung cấp nguồn nước cho huyện Kon Plong, Kon Rẫy và TP Kon Tum. Nhìn trên bản đồ, từ vị trí xây đập của thủy điện ngăn sông Đắk Snghé đến đoạn hợp lưu với sông Đắk Pone (thị trấn Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy) trải dài 35-40km. Hai nhánh sông này hợp thành sông Đắk Bla chảy qua TP Kon Tum. Hoạt động của thủy điện thượng Kon Tum đang có nguy cơ biến sông Đắk Bla trở thành một con sông chết.

Chuyển dòng
Đập ngăn sông Đắk Snghé phục vụ cho thủy điện thượng Kon Tum hoàn thành sẽ tạo thành một hồ chứa nước khổng lồ, có thể trữ đến 145 triệu m3 nước. Khi tích nước đạt đến mực nước dâng bình thường, diện tích mặt hồ trải rộng khoảng 7km2. Khác với nhiều thủy điện khác, thủy điện thượng Kon Tum được thiết kế theo kiểu không trả nước về chính con sông cung cấp nguồn cho nó (sông Đắk Snghé), toàn bộ lượng nước được đổ hết về lưu vực sông Trà Khúc thuộc Quảng Ngãi. Để làm điều này, dự án đang khoét núi xây một đường hầm dài khoảng 17km để dẫn nước đến nơi phát điện. Lòng hầm rộng mênh mông, những chiếc xe ben, xe ủi... chui ra chui vào thoải mái. Theo tính toán, cứ trong một giây sẽ có gần 30m3 nước chảy qua nhà máy (tức khoảng 108.000m3 trong một giờ) để chạy hai tổ máy phát điện công suất 220MW.

Việc không trả nước cho sông Đắk Snghé là điều gây lo ngại ngay khi thủy điện thượng Kon Tum còn đang trong giai đoạn xây dựng. Câu hỏi đặt ra là rồi đây khu vực đoạn hạ lưu sông Đắk Snghé sẽ ra sao? Sông Đắk Snghé là nơi cung cấp 60% lượng nước cho sông Đắk Bla, sông Đắk Snghé cạn kiệt đồng nghĩa với việc sông Đắk Bla cũng sẽ mất nhiều nước.

Nói về việc chuyển nước này, ông Nguyễn Thanh Cao - chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Kon Tum (nguyên bí thư tỉnh ủy) - cho biết lúc tiến hành xem xét dự án, có nêu ra phương án trả nước về hạ lưu sông Đắk Snghé sau khi phát điện, nhưng theo phương án này thì công suất phát điện sẽ thấp nên không được chọn. Thay vào đó, phương án xây hầm, chuyển nước về sông Trà Khúc mới có thể nâng công suất phát điện do chênh lệch độ cao giữa khu vực hồ chứa và khu vực xả nước sau nhà máy thủy điện thượng Kon Tum gần 1.000m.

Một nửa lượng nước bị mất
Khi phối hợp nghiên cứu bước đầu về tác động của thủy điện thượng Kon Tum, cả Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Kon Tum, Viện Tư vấn phát triển (CODE, một đơn vị nghiên cứu độc lập) đều đưa ra các đánh giá về những tác động bất lợi đối với khả năng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nước cho khu vực hạ lưu... Với thiết kế của nhà máy thủy điện thượng Kon Tum, lượng nước sử dụng phát điện xấp xỉ 30m3/giây, gần gấp đôi lượng nước trung bình năm và gần gấp ba lần lượng nước trung bình nhỏ nhất vào mùa kiệt ở sông Đắk Snghé, dẫn đến khúc sông dài 30-35km về phía hạ lưu của sông này sẽ bị cạn kiệt hoàn toàn.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khẳng định sau đập trên sông Đắk Snghé có một con suối nhỏ đổ vào sông, bổ sung nguồn nước cho sông nên vẫn đảm bảo đủ nước cho khu vực. Nhưng các nhà khoa học của CODE lại cho rằng thực tế con suối thường bị cạn kiệt vào mùa khô, nếu có nước cũng sẽ bị thẩm thấu và bốc hơi gần hết do không còn dòng chảy từ thượng nguồn. CODE vẫn khẳng định thủy điện thượng Kon Tum tích nước và chuyển dòng với quy mô như thiết kế thì khu vực hạ lưu sẽ đứng trước nguy cơ gây cạn kiệt dòng chảy vào mùa khô, tác động trực tiếp đến hai huyện Kon Plong, Kon Rẫy và TP Kon Tum.

Đáng lo nhất là đối với thành phố Kon Tum. Ông Nguyễn Thanh Cao cho biết qua các tính toán cho thấy khi thủy điện tích nước, lượng nước của sông Đắk Bla chảy qua thành phố sẽ mất khoảng 50-60%. Nguồn nước duy nhất cho TP Kon Tum là sông Đắk Bla, với dự báo lượng nước sẽ mất hơn một nửa khi hồ thủy điện tích nước thì sẽ khó lòng nâng công suất cấp nước cho TP. Ngay như bây giờ - thủy điện chưa tích nước, có lúc thành phố Kon Tum đã gặp khó khăn về nguồn nước cấp cho nhà máy nước sinh hoạt vào mùa khô.

Theo ông Lương Công Lũy - trưởng ban quản lý dự án thủy điện VSH (Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh) - thủy điện thượng Kon Tum được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt trả nước về sông Đắk Snghé sau khi đắp đập tích nước là 0,9m3/giây. Công ty thiết kế van xả 3m3/giây, nhưng xả bao nhiêu thì phải chờ các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum quyết định. Cho dù xả nước về sông Đắk Snghé với mức cao nhất là 3m3/giây, các nhà khoa học vẫn cho rằng mức này còn quá thấp so với vốn liếng của con sông này ở hiện tại.

QUỐC THANH - THÁI BÁ DŨNG  


20km sông Srêpôk sẽ chết

Giữa tháng 3-2013, đi dọc các xã Ea Huar, Ea Wer, Krông Na thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, một con sông nhân tạo rộng hàng chục mét và dài 16km đang được hình thành để dẫn nước về Nhà máy thủy điện Srêpôk 4A (Công ty CP Tư vấn điện 4 làm chủ đầu tư).

Nhà máy thủy điện Srêpôk 4A nằm dưới Nhà máy thủy điện Srêpôk 4, trên dòng sông Srêpôk lớn nhất khu vực miền Trung, Tây nguyên. Vậy tại sao Nhà máy thủy điện Srêpôk 4A không sử dụng luôn dòng nước dẫn trên sông Srêpôk mà thay vào đó phải xây thêm kênh nhân tạo để dẫn nước về? Lý giải cho thắc mắc, ông Khuất Văn Sơn, phó phòng kỹ thuật Nhà máy thủy điện Srêpôk 4A, giải thích: để tạo độ dốc nhằm tăng lưu lượng, tốc độ dòng nước chảy mạnh dẫn xuống khu vực tuôcbin phát điện nên “chúng tôi mới cho xây dựng con sông nhân tạo”.

Con sông nhân tạo như là một đường “ống” dẫn nước khổng lồ hứng nước ngay tại kênh xả của Nhà máy thủy điện Srêpôk 4 và dẫn thẳng về Nhà máy thủy điện Srêpôk 4A, sau đó dòng nước mới được trả lại dòng sông Srêpôk chính. Như vậy đoạn sông Srêpôk tự nhiên kéo dài hơn 20km từ kênh xả của Nhà máy thủy điện Srêpôk 4 xuống Srêpôk 4A sẽ bị ngắt dòng chảy, không có nước, cạn kiệt.

Điều đặc biệt là suốt đoạn sông sẽ bị ngắt dòng chảy nằm gần như trọn vẹn qua khu vực vườn quốc gia Yok Đôn.

Cảnh báo cho những tác hại sẽ xảy ra, PGS.TS Bảo Huy, trưởng khoa nông lâm nghiệp (Trường ĐH Tây nguyên), cho rằng thảm thực vật, các loài động vật, môi trường, môi sinh xung quanh khu vực sông Srêpôk bị chặn nước sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, dần chết đi. Người dân xung quanh lưu vực sẽ “tắc” nguồn sinh kế, thiếu nước canh tác, tưới tiêu. Những con suối Wer, Ea Tul, Ea Mot, Ea Ndraik, Đăk Hua, Jeng Lành và đặc biệt là dòng thác bảy nhánh hùng vĩ ngàn đời nước đổ ầm ào sẽ cạn khô.

ĐỨC TUYÊN - TRUNG TÂN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Triết lý cộng sinh của Phát “trồng rừng”



SGTT.VN - Những cánh rừng dày đặc gỗ quý, bên dưới có thảm dây leo chằng chịt sống cộng sinh đã hút hồn gã, mở lối để gã đi đến quyết định: biến đồi đá thành rừng.  

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=195398
Phát “khùng” với rừng cây “cộng sinh”.



Gã đưa tôi đi ngược lên đỉnh núi Vom – sơn trại của gã. Hai bên đường là những rừng cây dầu, xà cừ, keo lai xanh tốt. Gã bảo: “Cứ sớm sớm nắng lên xuyên lá cành đọng đầy sương và khi hoàng hôn xuống khói đá bốc lên khu đồi là thấy sướng mê người. Bù lại cho những ngày cực nhọc đào hố trồng cây”.

Giấc mơ rừng…
Nhà gã đông anh em (gồm hai anh em trai và sáu chị em gái). Những năm thời bao cấp nghèo khó nên khi học xong lớp 10 gã đành nghỉ học xin làm công nhân cho hợp tác xã chế biến gỗ La Hà rồi sau đó làm công nhân cho xí nghiệp mộc Quảng Ngãi. Thấy gã lanh lợi nên cấp trên xếp gã vào nhóm thu mua gỗ. Càng đi, gã càng mục kích những cánh rừng lim thân vài người ôm, dài trên vài chục mét xa hun hút tầm mắt ở vùng Ba Bích, Ba Nam (Quảng Ngãi), những cánh rừng cẩm lai, sến, táu ở Kon Tum, Dăk Lăk. Thời đó, lương thực khó khăn, nên những lâm trường được giao chỉ tiêu phá rừng để lấy đất trồng hoa màu. Đơn vị nào phá rừng nhiều được tuyên dương. Mặc dù chỉ là người thu gom gỗ cho xí nghiệp, nhưng gã hiểu để có những khu rừng giờ chặt phá là cả hàng trăm năm chứ đâu dễ dàng gì. Nhưng tiếc thì tiếc vậy, chứ gã chẳng dám bộc bạch cùng ai, bởi sợ người đời cho mình là gàn dở.

Năm 1994, công ty vật tư nông nghiệp Mộ Đức giải thể một xưởng gỗ ở xã Đức Chánh. Gã nghĩ cơ chế nhà nước đã thoáng rồi và đời công nhân cứ rày đây mai đó, tiền lương eo hẹp nên gã quyết định vay mượn được 10 cây vàng mua lại xưởng gỗ. Cuộc đời làm chủ xưởng gỗ không mấy khó khăn. Nhưng rồi một ngày kia, khi đi mua gỗ ở một cánh rừng Tây Nguyên, gã nhìn thấy cây gỗ hương sau khi bị đốn hạ, mủ chảy ra có màu đỏ như máu, gã mơ hồ nhận ra như cây cũng có linh hồn, và cứ đà chặt phá như thế thì đến hồi rừng cũng kiệt lấy đâu ra gỗ quý mà cưa. Ý định trồng rừng gỗ quý nhen nhóm để rồi năm 2003, gã quyết định sang lại 3,6ha đất dưới chân núi Vom để trực tiếp trồng rừng. Ai cũng bảo gã khùng!

Triết lý cộng sinh
Gã sôi nổi: “Trong bài hát Một đời người một rừng cây có câu: Có một cây là có rừng. Và rừng sẽ lên xanh”. Đó là ca từ của nhạc sĩ, còn với nông dân như mình hiểu, rừng nhiệt đới có những cây gỗ quý thân thẳng, vươn cao. Trên thân cây có vô số loài lan rừng đu bám. Dưới đất còn có vô số loài dây leo mọc dày. Đó là đời sống cộng sinh bền chặt. Nhờ có dây leo nên đất đai được che kín giữ ẩm cho loài danh mộc. Và ngược lại nhờ có những cây danh mộc nên dây leo tha hồ đu bám. Mình trồng rừng cũng phải theo hướng đó, nghĩa là, trồng những loài danh mộc để cây vươn thẳng, để có “ lợi ích trăm năm”. Nhưng dưới đất phải có những loài dây leo, những cây mọc tầm thấp vừa giữ cho đất im, vừa tạo nguồn lợi để nuôi sống mình. Đó là lấy ngắn nuôi dài ”.

Nói rồi, gã đưa tôi dạo quanh khu đồi thấp rộng trên 3ha với trên 1.500 cây xoài, 900 cây dầu, cây sao trồng đã 14 năm, thân vừa đủ một vòng ôm và phía dưới là những trụ tiêu đang mùa ra trái. Gã nói: “Để có mô hình kết hợp này là nhờ đọc sách báo, học lớp sơ cấp lâm nghiệp đó”.

Trước đây, khi mua lại khu đất thấp dưới chân núi Vom, gã tiến hành trồng chuối mốc cho có màu xanh. Sau đó, gã tiến hành trồng chanh mà từ năm 1999 – 2006, cứ mỗi năm gã bán chanh cũng kiếm vài trăm triệu đồng. Nhưng loại cây trồng ngắn ngày này không thoả mãn ý chí nên gã chuyển sang trồng cây sao, cây dầu. Chừng ba năm sau gã đã lên Tây Nguyên mua dây tiêu giống đem về phủ khắp. Rồi khu đồi thấp thuộc sườn đông của núi Vom từng bước tự nuôi mình. Còn những loài cây gỗ quý như dầu, sao cứ thế vươn cao. Năm ngoái có người từ ngoài Bắc vào ra giá mua 800 cây dầu của gã với giá 900 triệu đồng, nhưng gã đã lắc đầu.

Đi tìm nguồn nước
Trên núi Vom, trước mắt tôi là rừng cây muồng, keo và bờ bao là những hàng xà cừ xanh tốt. Trong số 11ha gã được Nhà nước giao 50 năm để trồng rừng có 7ha đã trồng xong. Còn 4ha nằm chính giữa đang là gò đống đá lởm chởm. Gã nói: “Trước đây, đất này quy hoạch trồng rừng 327, nhưng rồi đá ong tầng tầng lớp lớp nên không thể trồng cây được. Khi mình đề đạt xin cấp đất trồng rừng, nhiều người lắc đầu lè lưỡi. Nhưng mình biết, dưới tầng đá ong ấy là một tầng đất khác cây trồng có thể mọc được. Vấn đề là phải bỏ nhiều công sức”.

Nghe gã trình bày có lý, chính quyền địa phương chấp nhận (bởi không chấp nhận thì đồi đá ấy cũng chẳng thể làm gì). Thế là gã bắt đầu cuộc chinh phục mới đầy gian nan.

Cây rừng mọc trên đồi đá phong hoá, như hiểu được lòng gã nên nảy chồi xanh. Nhưng rồi, qua cái mùa khô ở miền Trung nắng chói chang. Khi mặt trời khuất dạng đã lâu, gã đưa tay sờ nền đất vẫn thấy nóng hầm hập. Gã nghĩ, nóng thế này làm sao cây chịu nổi nên quyết định đi tìm nguồn nước. Gã nhớ lại những ngày đi mua gỗ. Xe chở gỗ qua những con đường mà bên lề có cây dương xỉ mọc đầy thường bị sụp hoặc mắc lầy, bởi đoạn ấy có nền đất yếu vì có mạch nước. Nhớ lại điều này gã tỉnh hẳn người và hôm sau lang thang trên núi. Rồi gã cũng tìm được một vùng có cây dương xỉ mọc đầy nên trở về nhà thuê thợ lên khoan. Và khi mũi khoan đến độ sâu 48m thì nước phun lên trong suốt. Gã nằm ngả mình trên đồi đất cho mạch nước tưới lên người.

Gã hiểu trồng những cánh rừng cây gỗ quý khó có thể thu hoạch bán lấy tiền bởi đời cây dài lắm. “Nhưng, ngày xưa khi còn trẻ có bữa mình ăn hết 23 chén cơm, giờ chỉ ăn vài chén. Còn sáu đứa con, có đứa đang du học tại Úc, có đứa vừa mới tốt nghiệp ngành ngân hàng, có đứa đang học đại học, có đưa học trường chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM. Tính ra, chúng học hành hơn mẹ cha thì mai này cũng sẽ có con đường của riêng chúng. Mình trồng rừng cây là để có niềm vui của mình. Mai sau mình không còn hưởng thì để lại cho con, cho quê nhà có màu xanh trải rộng”.

Chuyện về gã thì nhiều lắm. Gã tên thật là Lê Tuấn Phát, năm nay gã 53 tuổi. Muốn gặp gã cứ đến vùng Quán Lát, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) hỏi Phát “khùng”, Phát “trồng rừng” thì ai cũng biết!

bài và ảnh: Cẩm Thư


Tấm lòng gã “khùng”

Gã yêu cánh rừng của mình và lâu rồi càng muốn bà con làm được như mình. Những hộ dân trong vùng muốn trồng tiêu đến gã mua tiêu giống với giá tiền chỉ 50% so với các trại giống, những người nghèo khó thì gã cho không. Gã bật mí với tôi: “Hiện nay, mình đang ươm giống cây gỗ cẩm lai. Sắp tới mình
sẽ trồng trên rừng và hỗ trợ cho bà con cùng trồng”.

Anh Nguyễn Đình Vinh, chủ cơ sở mộc ở xã Đức Nhuận: “Nhờ có anh Phát hỗ trợ, mình mới làm cơ sở mộc cho riêng mình được. Dân gian có câu: Thà cho ăn vàng, còn hơn dẫn đường đi buôn, nhưng anh Phát thì không như thế”.

Lão Tích, người thân của mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Đê có ba con hy sinh: “Nhờ có nó xây dựng cho cái nhà thờ phụng mẹ và các liệt sĩ, chứ mẹ chết đã lâu đâu có trong danh sách hỗ trợ làm nhà”.

Phó chủ tịch UBND huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) Vũ Nhân: “Anh Lê Tuấn Phát là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện. Ở anh chúng tôi nhìn thấy được sự đam mê về nghề trồng rừng hay sống vì cộng đồng. Nhiều năm rồi thông qua việc làm của anh, địa phương tích cực vận động bà con nông dân phát triển vườn đồi cải thiện cuộc sống”.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Cầu mong Lê Tuấn Phát không thành Đoàn Văn Vươn của Quảng Ngãi.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vodanhthi đã viết:

Người Trung Quốc mò tới Quảng Nam đào vàng



TTO - Việc bới núi đào vàng ở Quảng Nam diễn ra hàng chục năm nay ở các cánh rừng già. Tuy nhiên, hiện tượng người Trung Quốc đến đây thăm dò, khai thác, chế biến vàng ở tại xã Sông Trà (huyện Hiệp Đức) khiến nhiều người dân địa phương bức xúc.  

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/258/625258.jpg
Mười năm đi kiện vì đất bị thu hồi làm vàng, gia đình bà Năm bị lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Khu đất này trước kia là rừng trồng của bà Năm, nay đã tan hoang - Ảnh: Tấn Vũ



Cách trung tâm hành chính huyện Hiệp Đức khoảng 20km, nằm sát tuyến quốc lộ 14E, nhưng khu vực khai thác vàng của Công ty TNHH khoáng sản Phúc Thuận rất im ắng. Bao bọc bởi cánh rừng trồng che phủ và một ngọn đồi bát úp nên người đi đường không thể nhận thấy quy mô đồ sộ của việc khai thác chế biến vàng tại đây.

Nắng như nung. Mùi hóa chất khét nghẹt xộc tận óc. Máy ủi, máy đào, máy nổ, máy xay rầm rập cả cánh rừng. Từng tốp công nhân bên các bể chứa, trong các giàn khoan đang xử lý công việc. Cánh rừng bị cày nát, từng ngọn đồi bị san phẳng, đất đá ngổn ngang, những hố hầm sâu hoắm cắm vào lòng núi. Con khe Hố Chuối bên dưới nước đọng thành từng vũng đen ngòm, bốc mùi nồng nặc.

Anh Trần Hữu Hải, người từng có thời gian lái xe múc cho công ty này, tiết lộ: “Ở đây người Trung Quốc nhiều lắm! Họ ở mấy năm nay rồi”. Theo lời Hải thì người Trung Quốc đến đây khoảng từ năm 2008. Lúc đầu họ đến thăm dò địa chất, dân địa phương còn gọi là đi “tăm vàng”.

Khu vực đào đãi vàng của Công ty TNHH khoáng sản Phúc Thuận rộng hơn 12 ha, được UBND huyện Hiệp Đức thu hồi của bà Trần Thị Năm năm 2008, và giao cho công ty này thuê để hoạt động khoáng sản. Khai hoang trồng rừng quanh khu vực Hố Chuối từ năm 1990, bà Năm không hề biết phía dưới đất có nhiều vàng. Bà Năm mở gần 15 ha để trồng keo, xoan, đào ao nuôi cá. Năm 2008, chính quyền huyện Hiệp Đức thu hồi trang trại này của bà, nhưng theo bà Năm thì việc đền bù không thỏa đáng khiến tình trạng khiếu kiện, khiếu nại kéo dài hơn 10 năm qua. Chính vì theo kiện mà gia đình bà lâm vào cảnh khốn cùng.

Ngồi trước mảnh đất xưa là trang trại của bà, nay ngổn ngang hố hầm, máy móc, bà Năm nói như mếu: “Tôi bán 20 con bò, vay 150 triệu ở ngân hàng để đi kiện. Tuần trước cầm luôn cái nhà 300 triệu rồi. Đâu biết chữ đành thuê luật sư, chạy đôn đáo ra trung ương, về tỉnh, hầu tòa kêu oan hơn 10 năm qua. Đơn thư phải tính bằng ký nhưng chưa giải quyết xong”.

Bà Năm có 8 người con, gia cảnh khốn khó không ai học hết cấp II, khai hoang trồng rừng bà mong những đứa con bám rẫy, rừng mà sống. Khi chính quyền huyện thu hồi đất, tiền đền bù 600 triệu đồng nhưng bà không nhận. Bởi theo bà Năm việc đền bù này không thỏa đáng. “Rứa rồi họ cưỡng chế. Tôi đi kiện cứ kiện. Họ vẫn ngang nhiên chặt cây, cày núi, bạt đồi, ủi rừng của tôi để đào lấy vàng. Thấp cổ bé họng biết kêu ai. Nếu đất nớ không có vàng tôi đâu khổ như ri” – bà Năm than vãn.

Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức, ông Đào Bội Thuyên, không bình luận thêm về việc người Trung Quốc xuất hiện ở địa bàn. Ông Thuyên cho rằng người Trung Quốc này đến dưới dạng chuyên gia của công ty, và việc đúng sai trong vụ khiếu kiện của gia đình bà Năm đã có tòa án ở các cấp giải quyết.

Còn luật sư Nguyễn Sơn, chủ nhiệm Đoàn luật sư Quảng Nam, cho biết đất của người dân đang quản lý sử dụng ổn định và hợp pháp gồm đất sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản nếu muốn khai khoáng thì phải chuyển đổi mục đích sử dụng. Chính quyền địa phương không chuyển đổi mục đích mà đã giao cho doanh nghiệp khai thác khoảng sản là không hợp pháp. Cũng theo luật sư Sơn thì việc khai thác tận thu ưu tiên cho tổ chức, cá nhân tại địa phương nhưng lại giao cho người ngoài và tiếp tục chuyển nhượng cho người khác ngoài địa phương là trái với Nghị định 160/2005/ NĐ-CP của Chính phủ.  

TẤN VŨ


Giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Quảng Nam, ông Võ Duy Thông, cho biết theo danh sách đăng ký của Công ty TNHH khoáng sản Phúc Thuận, có 3 người Trung Quốc hoạt động tại đây. Phòng Lao động và việc làm của sở đã hướng dẫn cách thức đăng ký từ 2 tháng trước nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.

=D>

“Tôi vừa nghe thông tin là họ ở lại đã lâu. Chúng tôi sẽ cùng công an xuất nhập cảnh lập tức kiểm tra lại thông tin này” - ông Thông nói.

=D>

Trong khi đó, giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Nam Dương Chí Công cho biết vừa nhận được đơn nhiều người dân phản ảnh tình trạng có người nước ngoài vào khai thác vàng tại Hiệp Đức. “Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại việc này” - ông Công nói.


=D>
Trung Quốc là đồng chí tốt, bạn cực tốt của Việt Nam. Theo phương châm 16 chữ vàng mà họ đã vạch ra cho ta theo, họ đến Việt Nam giúp dân Việt làm giầu đấy mà.Các ông ở huyện, tỉnh kiểm tra làm gì cho vất vả, lại mất đi cái tình tả nghị. Hiệt liệt tào mừng các tồng chí Tung quốc!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thái Thanh Tâm đã viết:
Cầu mong Lê Tuấn Phát không thành Đoàn Văn Vươn của Quảng Ngãi.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Chinh%20tri%20va%20thoi%20su/Deception-Hookermaybe_zps19a64945.jpg


.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thái Thanh Tâm đã viết:
Vodanhthi đã viết:

Người Trung Quốc mò tới Quảng Nam đào vàng

Trung Quốc là đồng chí tốt, bạn cực tốt của Việt Nam. Theo phương châm 16 chữ vàng mà họ đã vạch ra cho ta theo,

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/Chinh%20tri%20-%20Celebs/Chinacommunistpig16chuvang_zps4f9282df.jpg


.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Trăm dâu đổ đầu… biến đổi khí hậu



SGTT.VN - Cách đây hơn một thập niên, cụm từ “biến đổi khí hậu” còn khá xa lạ với nhiều người. Theo tốc độ lan truyền của thông tin đại chúng, đi cùng nhiều dấu hiệu bất thường của thời tiết ngày càng xuất hiện với tần số và cường độ cao hơn, vấn đề “biến đổi khí hậu và nước biển dâng” dần trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, hiện tượng này đã bị lợi dụng như một tấm chắn để bao biện cho những thất bại trong quy hoạch, xây dựng và quản lý của chính con người.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=195087
Do con người hay do biến đổi khí hậu? Ảnh: Trung Dũng



Lo quá hoá hại
Rất nhiều văn bản, chính sách của chính phủ, các hội nghị, diễn đàn, tập huấn, chiến dịch truyền thông, dự án lớn nhỏ… liên tục nhắc đến cụm từ "biến đổi khí hậu" đã có những tác dụng nhất định đến sự chuyển biến nhận thức cho các nhà lãnh đạo chính quyền, cán bộ quản lý, giới khoa học, doanh nhân, các tổ chức xã hội dân sự và đến người dân. Hiện nay, khá nhiều kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương có lồng ghép các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là sự thay đổi tích cực giúp các địa phương và cộng đồng có những hoạt động ứng phó hữu hiệu nhằm hạn chế phần nào những đe doạ và thử thách tiềm ẩn trong tương lai và ở một mức độ nào đó, có thể tận dụng những lợi ích mà biến đổi khí hậu mang lại cho cuộc sống và sinh kế người dân. Song vừa qua, đã có một số báo cáo từ hội thảo, nội dung truyền thông hay bài báo vô tình lấy các thông tin cực đoan nhất từ các kịch bản phỏng đoán xấu nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tạo nên những hoang mang không cần thiết cho người dân hoặc tạo điều kiện cho những lời đồn thổi thiếu căn cứ về “ngày tận thế”. Những cảnh báo quá mức về nguy cơ từ biến đổi khí hậu còn dẫn đến ý tưởng hình thành những công trình vĩ đại, tốn kém kinh phí, nguồn lực và thời gian mà tính khả thi rất đáng ngờ.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=195088
Nhiều dòng sông bị bức tử vì nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chứ không vì hiện tượng biến đổi khí hậu. Ảnh: Trung Dũng



Để che sai lầm
Biến đổi khí hậu đã được một số người dùng như là nguyên cớ để đổ vấy cho những sai lầm trong dự án của mình, đặc biệt khi xảy ra những hư hỏng công trình hoặc xuất hiện những sự cố làm mục tiêu quy hoạch bị phá hỏng. Nhiều công trình cầu đường do thi công ẩu tả, sử dụng vật liệu không đúng cách nên bị biến dạng và hư hỏng nhanh chóng cũng bị đổ do “biến đổi khí hậu”. Chuyện nhiều nơi san lấp vùng trũng, vùng ngập nước, xâm lấn kênh rạch, làm thu hẹp dòng chảy tự nhiên, hay bêtông hoá các khu đất trống, bãi cỏ để xây dựng nhà cửa, cao ốc, đường sá khiến nước mưa, nước thải không thoát đi được làm ngập úng đô thị nặng nề và kéo dài hơn cũng được biện bạch do "biến đổi khí hậu". Nhiều dòng sông bị bức tử từ nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt bị chặn lại bởi các con đập cao hay những hồ chứa khổng lồ khiến dòng chảy xuống hạ lưu bị xáo trộn nghiêm trọng, nước mặn xâm lấn sâu hơn vào đất liền… cũng được cho là hậu quả của “biến đổi khí hậu và nước biển dâng”. Nhiều khu rừng bị tàn phá, khai thác tận kiệt cho mục đích lấy gỗ, làm thuỷ điện, khai khoáng, mở rộng diện tích cư trú, canh tác… khiến lũ lụt hung hãn hơn và khô hạn khắc nghiệt hơn cũng được đổ vấy cho “biến đổi khí hậu”.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=195089
Nhiều con đập cao hay những hồ chứa khổng lồ đã khiến dòng chảy xuống hạ lưu bị xáo trộn nghiệm trọng, nước mặn xâm lấn sâu hơn vào đất liền… Ảnh: Trung Dũng



Cần bình tâm nhìn lại
Thực ra, hiện tượng biến đổi khí hậu rất phức tạp, nó không chỉ đơn thuần minh chứng từ những số liệu thống kê trung bình nhiều năm đang có sự thay đổi hay từ những kết quả kịch bản phát thải khí nhà kính. Biến đổi khí hậu là hiện tượng thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu do các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người ngoài sự thay đổi khí hậu tự nhiên. Nó là hệ quả tổng hợp một chuỗi tương quan đa tác nhân, cả về lý do tự nhiên và lý do nhân tạo: sự thay đổi tự nhiên theo chu kỳ của vị trí trái đất, sự bùng nổ dân số, chính sách phát triển nhanh kinh tế, thúc đẩy sự phát triển “nóng” công nghiệp, cơ sở hạ tầng làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhu cầu ngày một tăng về tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Diễn biến các thông số biến đổi khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ, gió, mưa… thường xảy ra chậm và kéo dài nhiều năm, trong khi các hiện tượng thời tiết cực đoan hay thiên tai bất thường như bão tố, lũ lụt, hạn hán sóng thần… liên quan đến sự nóng lên toàn cầu sẽ xảy ra với cường độ mạnh hơn và tần suất xuất hiện lớn hơn như là một tác động kiểu cộng hưởng. Việc đánh giá các tác động của biến động khí hậu lên cơ sở hạ tầng, điều kiện thi công xây dựng, tình trạng ngập úng, ô nhiễm không thể võ đoán theo suy nghĩ chủ quan mà cần dựa vào các đo đạc chuẩn xác, các phân tích khoa học.

TS Lê Anh Tuấn (Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu – đại học Cần Thơ)
.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [42] [43] [44] [45] [46] [47] [48] ›Trang sau »Trang cuối