Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [31] [32] [33] [34] [35] [36] [37] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chính quyền địa phương đang ở đâu?

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 01.06.2012, 08:53 (GMT+7)

SGTT.VN - Phát hiện của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị về việc Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh (số báo 58 ra ngày 30.5.2012) đã khiến bạn đọc vô cùng bức xúc. Đa số phản hồi gửi về toà soạn trong hai ngày qua đều liên quan đến bài viết này, với nhận định: Chính quyền địa phương đang ở đâu? Xin được trích đăng:

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=175383
Phát hiện của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị về việc Người Trung Quốc nuôi cá
trên vịnh Cam Ranh đã khiến bạn đọc vô cùng bức xúc. Ảnh: Lê Anh



• Mất cảnh giác không thể tưởng tượng được! Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Khánh Hoà và các bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ Công Thương, bộ Công an và bộ Quốc phòng phải trả lời nhân dân cả nước về chuyện này!

(Trần Hùng, monghun...@gmail.com)

• Đề nghị chủ tịch UBND tỉnh thu hồi giấy phép (nếu có) và di dời ngay những bè cá này ra khỏi khu vực nhạy cảm trên. Cảm ơn quý báo đã thông tin việc này cho dân biết, mong quý báo trình việc này lên các cấp lãnh đạo ngay!

(Nguyễn Vĩnh Trung, nguyenvinhtrung@...com)

• Sao đất nước, lãnh thổ tự chủ hoà bình của ta lại có thể để xảy ra những chuyện trớ trêu như thế này. Chủ quyền của ta, trong nhà của ta mà họ làm như “sân vườn” của họ là điều khó hiểu! Các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp ở đâu?

(Cửu Long, newstran@...com)

• Buồn thay sự quản lý của những người có trách nhiệm, họ luôn gây khó cho chính dân mình còn trường hợp này thì... bó tay. Đề nghị quý báo “dũng cảm” cho đăng ý kiến của tôi. Cảm ơn.

(Nguyễn Văn Việt Nam, govap@...com)

• Một vị trí chiến lược quan trọng quốc phòng của hải quân Việt Nam mà có thương lái Trung Quốc neo, đậu, thu mua... hải sản của ngư dân???

(Trần Thanh Quốc, you_me...@yahoo.com)

• “Vịnh Cam Ranh có vị trí quan trọng đối với quốc phòng” mà dễ dàng để người Trung Quốc làm bè “cách cảng Cam Ranh vài trăm mét và có thể thấy rõ quân cảng Cam Ranh từ bên kia vịnh”, trên bè là những người Trung Quốc mà cơ quan hữu trách Việt Nam không biết có bao nhiêu người. Trên các bè các bảng thông báo, thẻ đánh số đều bằng tiếng Trung Quốc, tàu Trung Quốc ra vào thu mua thường xuyên. Nếu các cơ quan hữu quan, công an, biên phòng “lúng túng” sao không báo cáo cấp trên để giải quyết?

(Bui Thu, thubui@...com)

• Tại sao lại mất cảnh giác như vậy. Cam Ranh là quân cảng lớn nhất Việt Nam, mang tầm khu vực. Sẽ cung cấp dịch vụ cho tàu quân sự nhiều nước. Nếu để người nước ngoài làm ăn ở đây thì tất cả động thái của hải quân ta, nước ngoài sẽ nắm bắt gây bất lợi.

(Hoàng Lân, hoanglankh@...com.vn)

• Một câu trả lời vô trách nhiệm với nhân dân, với tổ quốc như vậy mà đã được ông phó chủ tịch phường thốt lên nghe suông tai quá! Thật buồn quá! Mong rằng các cơ quan chức năng sớm giải quyết việc này để người dân yên tâm. Cảm ơn quý báo đã đăng tin.

(phamthaomytho@...com)

• Dân Việt mình làm sai thì bị cưỡng chế, còn dân Trung Quốc ngang nhiên nuôi cá trong khu vực cảng có tính chất chiến lược quân sự của đất nước thì chẳng hề hấn gì. Tại sao, nhiều ngành, nhiều cấp mất cảnh giác như vậy (?) Lãnh đạo các cấp chính quyền của Khánh Hoà phải trả lời và thực hiện chức trách của mình ngay.

(Thích Thiền Đăng, thichthiendang01@...com.vn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuấn Khỉ đã viết:
Nói thật nhé: chủ động cõng rắn cũng còn được rắn nó phục vụ mình chút đỉnh, cũng còn gọi là khôn. Để rắn nó hồn nhiên ăn hết cả gà nhà mà vẫn "không biết tại sao" thì mới khổ, mới ngu, mới nhục ơi là nhục!
http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/Animals%20funny/Shydogburyheadunderpillow.jpg
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Người Trung Quốc nuôi cá ở Vũng Rô

Bài đăng trên Thanh Niên 02/06/2012 3:00

Tại Vũng Rô (Phú Yên), hàng chục người Trung Quốc (TQ) liên kết với một số công ty tư nhân VN để đầu tư nuôi trồng thủy sản nhưng lại hợp thức hóa dưới vỏ bọc chuyên gia kỹ thuật.

Vùng biển Vũng Rô thuộc xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa được quy hoạch làm cảng nên UBND tỉnh Phú Yên không quy hoạch vùng này nuôi trồng thủy sản. Thế nhưng, nhiều người trong, ngoài tỉnh đã đến đây chiếm mặt nước nuôi cá mú, tôm hùm... Trong đó, theo ông Đào Thái Cường, Trưởng thôn Vũng Rô, có nhiều tư thương TQ liên kết với người dân nuôi trồng thủy sản từ năm 2005.

“Ban đầu là người VN mình đứng tên nuôi, sau đó thì cho người nước ngoài thuê lại dưới dạng liên kết ăn chia. Toàn bộ chi phí đầu tư nuôi thủy sản do tư thương TQ bỏ ra. Cá giống cũng nhập từ TQ. Công nhân làm việc trên bè đều do tư thương TQ trả tiền công”, ông Cường khẳng định.

Trưa 1.6, PV Thanh Niên thuê thuyền đi ra bè cá được cho là của ông Trần Xuân Sơn (Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Vũng Rô), thì được ông Nguyễn Văn Hạnh, người làm thuê trên bè cá, cho biết có 1 chuyên gia kỹ thuật người TQ hướng dẫn quy trình nuôi ở đây. Tuy nhiên, trao với PV Thanh Niên qua điện thoại, ông Sơn lại nói bè cá đó là của người bạn.

Họ nuôi theo quy trình khép kín vì con giống cũng từ TQ nhập về. Đến khi cá lớn, tàu của TQ vào tận bè cá mang đi

Ông Đào Thái Cường


Thất thu thuế

Những bè cá của các DNTN và những cá nhân có “máu mặt” ở Vũng Rô đều rất lớn, rộng hàng chục ngàn mét vuông, mỗi bè có 100-150 lồng. Nhưng các ngành chức năng tỉnh Phú Yên lại không biết được nguồn cá này xuất bán đi đâu.

Ông Đào Thái Cường bức xúc: “Họ nuôi theo quy trình khép kín vì con giống cũng từ TQ nhập về. Đến khi cá lớn, tàu của TQ vào tận bè cá mang đi (!?) Toàn bộ việc mua bán, vận chuyển đều qua đường biển cả. Ngư dân mình mà lái tàu đến gần thì họ yêu cầu tránh xa, trong khi mặt nước vùng này là của mình quản lý. Xe chuyên chở thức ăn của họ gây ô nhiễm môi trường chỉ có người dân ở đây lãnh đủ”.

Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết: “Tàu TQ thu mua cá ở Vũng Rô là do DN ở Nha Trang (Khánh Hòa) thuê lại, được Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN-PTNT) cho phép thu mua hải sản. Tàu này mỗi khi vào thu mua ở Vũng Rô đều trình báo. Cá thu mua ở Vũng Rô xuất sang TQ. Do thuế thủy sản 0% nên họ cứ thu mua thoải mái. Họ nói là họ lỗ nên nhà nước mình chẳng được đồng thuế nào”.

PV Thanh Niên đã liên hệ với các cơ quan chức năng từ tỉnh đến huyện, xã nhưng các cơ quan này đều không xác định sản lượng cá đã xuất sang TQ là bao nhiêu. Ông Trần Văn Ngãi, Chủ tịch UBND xã Hòa Xuân Nam, cho biết: “Cá nuôi dạng liên kết ở Vũng Rô chủ yếu xuất sang TQ, còn số lượng bao nhiêu thì tôi không rõ. Vì khi cá lớn, tàu TQ đến tận bè mua, rồi chuyển về nước họ”.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20126/LUAN/tu-thuong.jpg
Một trong những bè cá rộng hơn một sân vận động ở Vũng Rô - Ảnh: Đức Huy



Thả nổi quản lý

Theo ông Trần Văn Ngãi, hiện có khoảng 300 bè nuôi thủy sản ở Vũng Rô là tự phát, không có giấy phép, không được cơ quan có thẩm quyền cho thuê mặt nước.

Bà Bùi Thị Bích Ly, Giám đốc Công ty TNHH Thuận Hoàng nói rằng công ty bà mỗi năm trả tiền thuê mặt nước cho tỉnh vài chục triệu (bà Ly không nói rõ là bao nhiêu - PV). Tuy nhiên, khi chúng tôi liên hệ với ông Phạm Minh Chu, Chủ tịch UBND H.Đông Hòa, thì ông này khẳng định là không có chuyện cho thuê mặt nước ở Vũng Rô cho cá nhân nào nuôi trồng thủy sản.

Trong khi đó, ông Hồ Văn Tiến, Chánh văn phòng UBND tỉnh Phú Yên, thông tin: UBND tỉnh Phú Yên chỉ cho thuê mặt nước ở Vũng Rô cho Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (Khánh Hòa). Nhưng điều khá lạ là trong các thông báo của UBND tỉnh, lại cho phép người nước ngoài làm việc tại đây. Như năm 2008, cho phép ông Cheng Tsao Chiang (quốc tịch TQ) làm việc tại DNTN Vĩnh Tín với công việc hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá mú, tôm hùm ở Vũng Rô. Hay như năm 2010, cấp phép cho 3 ông: Sun Kun Tien, Chen Po-Jui và Luu Cheng-Han (đều quốc tịch TQ) làm việc tại Công ty TNHH Thuận Hoàng với công việc hướng dẫn kỹ thuật ươm cá giống ở Vũng Rô...

Đã vậy, việc quản lý những người TQ này khá lỏng lẻo. Ông Nguyễn Tấn Thành, Trưởng công an xã Hòa Xuân Nam, cho biết: “Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng chưa có đợt kiểm tra nào vì phải có sự phối hợp với các cơ quan chức năng, do họ là người nước ngoài”. Đại tá Huyền nói thêm: “Các người gọi là chuyên gia đều có giấy phép của UBND tỉnh Phú Yên”.

Đức Huy

Ở Côn Đảo cũng có

Ngày 1.6, ông Võ Văn Mùi - Chủ tịch UBND xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) - cho biết hiện nay trên sông Chà Và có 5 chủ là người Đài Loan (TQ) làm bè nuôi cá, với diện tích khoảng 6 ha. Trong đó, có một chủ bè lấy vợ là người Long Sơn. Trước đây, có trên dưới 20 bè cá trên sông do người Đài Loan làm chủ, nhưng sau đó cơn bão số 9 tàn phá nên một số chủ Đài Loan không tiếp tục nuôi nữa.

Cũng theo ông Mùi, những người Đài Loan này nuôi cá trên sông Chà Và từ 10 năm nay, tất cả được cơ quan chức năng cấp phép nuôi. Trong khi đó, theo phản ảnh của người dân cảng Bến Đầm, H.Côn Đảo, nơi đây có 3 người TQ thu mua cá rồi nuôi trong bè. Trước đây, thường xuyên có tàu nước ngoài cập cảng Bến Đầm để lấy cá nhưng 1 năm nay thì không thấy xuất hiện nữa. Hiện nay, những người TQ vẫn còn thu mua cá, nuôi trong bè cho lớn nhưng vận chuyển và bán cho ai thì người dân không biết.

Nguyễn Long
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Cam Ranh

Bài đăng trên Người Lao Động Chủ Nhật, 03/06/2012 11:34

(NLĐO) – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta vừa đặt chân đến vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) ngày 3-6 trong chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Ông Panetta là quan chức Mỹ cao cấp nhất từng đến vịnh Cam Ranh kể từ khi chiến tranh Việt nam kết thúc. Theo kế hoạch, ông Panetta sẽ ghé thăm USNS Richard E. Byrd, tàu vận tải thuộc Bộ Tư lệnh Hải vận quân sự Mỹ đang được sửa chữa tại xưởng đóng tàu Cam Ranh.

http://nld.vcmedia.vn/NWKkJHaCdfglUTyfc5G6bOtiwF4Tj/Image/2012/06/0306/my3_18873.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam ngày 3-6. Ảnh: AP


 
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng hy vọng chuyến thăm Việt Nam của ông sẽ góp phần thúc đẩy những nỗ lực tìm kiếm và nhận dạng hài cốt của binh sĩ Mỹ tử trận trong chiến tranh Việt Nam. Hiện 6 đội tìm kiếm và hai nhóm chuyên gia điều tra của Mỹ đang tìm kiếm hài cốt binh lính Mỹ tại Việt Nam.

"Mỹ cam kết lâu dài trong việc đẩy mạnh quan hệ quốc phòng song phương với Việt Nam, dựa trên sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Chuyến thăm của bộ trưởng sẽ giúp chúng tôi có cơ hội tiếp tục hợp tác trong mối quan hệ trọng yếu này" - phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ nói trước chuyến thăm của ông Panetta tới Việt Nam.

Hôm 2-6, ông Panetta tham dự Đối thoại Shangri-La tại Singapore và tuyên bố sẽ điều 60% tàu hải quân Mỹ đến Thái Bình Dương trong vòng 10 năm tới.

Bằng Vy (Theo AP)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Người Trung Quốc nuôi cá ở Vũng Rô

Bài đăng trên Thanh Niên 02/06/2012 3:00

Tại Vũng Rô (Phú Yên), hàng chục người Trung Quốc (TQ) liên kết với một số công ty tư nhân VN để đầu tư nuôi trồng thủy sản nhưng lại hợp thức hóa dưới vỏ bọc chuyên gia kỹ thuật.

Vùng biển Vũng Rô thuộc xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa được quy hoạch làm cảng nên UBND tỉnh Phú Yên không quy hoạch vùng này nuôi trồng thủy sản. Thế nhưng, nhiều người trong, ngoài tỉnh đã đến đây chiếm mặt nước nuôi cá mú, tôm hùm... Trong đó, theo ông Đào Thái Cường, Trưởng thôn Vũng Rô, có nhiều tư thương TQ liên kết với người dân nuôi trồng thủy sản từ năm 2005.

“Ban đầu là người VN mình đứng tên nuôi, sau đó thì cho người nước ngoài thuê lại dưới dạng liên kết ăn chia. Toàn bộ chi phí đầu tư nuôi thủy sản do tư thương TQ bỏ ra. Cá giống cũng nhập từ TQ. Công nhân làm việc trên bè đều do tư thương TQ trả tiền công”, ông Cường khẳng định.

Trưa 1.6, PV Thanh Niên thuê thuyền đi ra bè cá được cho là của ông Trần Xuân Sơn (Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Vũng Rô), thì được ông Nguyễn Văn Hạnh, người làm thuê trên bè cá, cho biết có 1 chuyên gia kỹ thuật người TQ hướng dẫn quy trình nuôi ở đây. Tuy nhiên, trao với PV Thanh Niên qua điện thoại, ông Sơn lại nói bè cá đó là của người bạn.

Họ nuôi theo quy trình khép kín vì con giống cũng từ TQ nhập về. Đến khi cá lớn, tàu của TQ vào tận bè cá mang đi

Ông Đào Thái Cường


Thất thu thuế

Những bè cá của các DNTN và những cá nhân có “máu mặt” ở Vũng Rô đều rất lớn, rộng hàng chục ngàn mét vuông, mỗi bè có 100-150 lồng. Nhưng các ngành chức năng tỉnh Phú Yên lại không biết được nguồn cá này xuất bán đi đâu.

Ông Đào Thái Cường bức xúc: “Họ nuôi theo quy trình khép kín vì con giống cũng từ TQ nhập về. Đến khi cá lớn, tàu của TQ vào tận bè cá mang đi (!?) Toàn bộ việc mua bán, vận chuyển đều qua đường biển cả. Ngư dân mình mà lái tàu đến gần thì họ yêu cầu tránh xa, trong khi mặt nước vùng này là của mình quản lý. Xe chuyên chở thức ăn của họ gây ô nhiễm môi trường chỉ có người dân ở đây lãnh đủ”.

Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết: “Tàu TQ thu mua cá ở Vũng Rô là do DN ở Nha Trang (Khánh Hòa) thuê lại, được Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN-PTNT) cho phép thu mua hải sản. Tàu này mỗi khi vào thu mua ở Vũng Rô đều trình báo. Cá thu mua ở Vũng Rô xuất sang TQ. Do thuế thủy sản 0% nên họ cứ thu mua thoải mái. Họ nói là họ lỗ nên nhà nước mình chẳng được đồng thuế nào”.

PV Thanh Niên đã liên hệ với các cơ quan chức năng từ tỉnh đến huyện, xã nhưng các cơ quan này đều không xác định sản lượng cá đã xuất sang TQ là bao nhiêu. Ông Trần Văn Ngãi, Chủ tịch UBND xã Hòa Xuân Nam, cho biết: “Cá nuôi dạng liên kết ở Vũng Rô chủ yếu xuất sang TQ, còn số lượng bao nhiêu thì tôi không rõ. Vì khi cá lớn, tàu TQ đến tận bè mua, rồi chuyển về nước họ”.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20126/LUAN/tu-thuong.jpg
Một trong những bè cá rộng hơn một sân vận động ở Vũng Rô - Ảnh: Đức Huy



Thả nổi quản lý

Theo ông Trần Văn Ngãi, hiện có khoảng 300 bè nuôi thủy sản ở Vũng Rô là tự phát, không có giấy phép, không được cơ quan có thẩm quyền cho thuê mặt nước.

Bà Bùi Thị Bích Ly, Giám đốc Công ty TNHH Thuận Hoàng nói rằng công ty bà mỗi năm trả tiền thuê mặt nước cho tỉnh vài chục triệu (bà Ly không nói rõ là bao nhiêu - PV). Tuy nhiên, khi chúng tôi liên hệ với ông Phạm Minh Chu, Chủ tịch UBND H.Đông Hòa, thì ông này khẳng định là không có chuyện cho thuê mặt nước ở Vũng Rô cho cá nhân nào nuôi trồng thủy sản.

Trong khi đó, ông Hồ Văn Tiến, Chánh văn phòng UBND tỉnh Phú Yên, thông tin: UBND tỉnh Phú Yên chỉ cho thuê mặt nước ở Vũng Rô cho Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (Khánh Hòa). Nhưng điều khá lạ là trong các thông báo của UBND tỉnh, lại cho phép người nước ngoài làm việc tại đây. Như năm 2008, cho phép ông Cheng Tsao Chiang (quốc tịch TQ) làm việc tại DNTN Vĩnh Tín với công việc hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá mú, tôm hùm ở Vũng Rô. Hay như năm 2010, cấp phép cho 3 ông: Sun Kun Tien, Chen Po-Jui và Luu Cheng-Han (đều quốc tịch TQ) làm việc tại Công ty TNHH Thuận Hoàng với công việc hướng dẫn kỹ thuật ươm cá giống ở Vũng Rô...

Đã vậy, việc quản lý những người TQ này khá lỏng lẻo. Ông Nguyễn Tấn Thành, Trưởng công an xã Hòa Xuân Nam, cho biết: “Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng chưa có đợt kiểm tra nào vì phải có sự phối hợp với các cơ quan chức năng, do họ là người nước ngoài”. Đại tá Huyền nói thêm: “Các người gọi là chuyên gia đều có giấy phép của UBND tỉnh Phú Yên”.

Đức Huy

Ở Côn Đảo cũng có

Ngày 1.6, ông Võ Văn Mùi - Chủ tịch UBND xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) - cho biết hiện nay trên sông Chà Và có 5 chủ là người Đài Loan (TQ) làm bè nuôi cá, với diện tích khoảng 6 ha. Trong đó, có một chủ bè lấy vợ là người Long Sơn. Trước đây, có trên dưới 20 bè cá trên sông do người Đài Loan làm chủ, nhưng sau đó cơn bão số 9 tàn phá nên một số chủ Đài Loan không tiếp tục nuôi nữa.

Cũng theo ông Mùi, những người Đài Loan này nuôi cá trên sông Chà Và từ 10 năm nay, tất cả được cơ quan chức năng cấp phép nuôi. Trong khi đó, theo phản ảnh của người dân cảng Bến Đầm, H.Côn Đảo, nơi đây có 3 người TQ thu mua cá rồi nuôi trong bè. Trước đây, thường xuyên có tàu nước ngoài cập cảng Bến Đầm để lấy cá nhưng 1 năm nay thì không thấy xuất hiện nữa. Hiện nay, những người TQ vẫn còn thu mua cá, nuôi trong bè cho lớn nhưng vận chuyển và bán cho ai thì người dân không biết.

Nguyễn Long
Chỗ nào cũng có mặt người Tầu
Xứ sở này giữ được bao lâu
Hám lợi nhỏ to giao hắn cả
Mai này con cháu biết chạy đâu ???

TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm cảng Cam Ranh

Bài đăng trên VietNamNet 3/6/2012 12:00

- Trong lịch trình hoạt động đầu tiên trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, hôm nay 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến thăm cảng Cam Ranh, Khánh Hòa.

Ông Panetta là quan chức quân sự cao cấp nhất của Mỹ kể từ sau chiến tranh thăm lại nơi đã từng là căn cứ quân sự hải quân - không quân của Mỹ.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/06/03/12/20120603121556_My%20cut.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta



Ông sẽ ghé thăm USNS Richard E. Byrd - tàu thuộc Bộ Tư lệnh Hải vận Quân sự Mỹ, đang được sửa chữa tại xưởng đóng tàu Cam Ranh. Đây là tàu vận chuyển hàng hóa tới các lực lượng quân sự Mỹ trên khắp thế giới.

Trưa nay, ngay tại cảng Cam Ranh, Bộ trưởng Panetta có cuộc họp báo với báo chí.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sau khi thăm cảng Cam Ranh sẽ đến Hà Nội và có cuộc hội đàm với người đồng cấp Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh. Ông cũng sẽ có các cuộc gặp với lãnh đạo Chính phủ Việt Nam.

Phát ngôn viên quốc phòng Mỹ cho hay Mỹ cam kết lâu dài trong việc đẩy mạnh quan hệ quốc phòng song phương với Việt Nam, dựa trên sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Chuyến thăm của Bộ trưởng Panetta sẽ giúp Mỹ có cơ hội được tiếp tục hợp tác dựa trên mối quan hệ trọng yếu này.

Trao đổi với VietNamNet về chuyến thăm, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho hay ông và người đồng cấp Mỹ sẽ thảo luận về hợp tác quốc phòng song phương vốn đang trên đà có những bước phát triển tích cực.

Dự kiến, tại cuộc hội đàm với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, hai bên sẽ đề cập đến 5 lĩnh vực hợp tác chủ chốt hiện nay: thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và Bộ Quốc phòng Việt Nam, an ninh biển, tìm kiếm cứu nạn, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Và các hoạt động về hợp tác đào tạo quân y.

Một trong những lĩnh vực Mỹ chú trọng đó là tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh (MIA), cũng sẽ được trao đổi trong cuộc hội đàm chung giữa hai Bộ trưởng.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hy vọng thúc đẩy những nỗ lực hợp tác về MIA. Hiện Mỹ có 6 đội tìm kiếm và hai nhóm chuyên gia đang làm việc cùng phía Việt Nam.

Hoạt động trao đổi thăm song phương giữa lãnh đạo Bộ quốc phòng hai nước diễn ra ngay sau khi Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Leon Panetta vừa dự Đối thoại Shangri La tại Singapore.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói với VietNamNet rằng dự kiến không có thỏa thuận nào được ký kết trong chuyến thăm mà trọng tâm hai bên rà soát triển khai các lĩnh vực hợp tác như đã thỏa thuận.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Panetta mang nhiều ý nghĩa biểu tượng cho thấy quan hệ quốc phòng giữa hai nước từng là cựu thù đang có những bước tiến tích cực.

Vài hình ảnh của Bộ trưởng Panetta sáng nay ở cảng Cam Ranh:


http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/06/03/14/20120603143755_PSN1.jpg

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/06/03/14/20120603143755_PSN2.jpg

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/06/03/14/20120603143755_PSN3.jpg

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/06/03/14/20120603142457_My-1.jpg

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/06/03/14/20120603142457_My-2.jpg

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/06/03/14/20120603142457_My-3.jpg

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/06/03/14/20120603142515_My-5.jpg

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/06/03/14/20120603142515_My-6.jpg



Linh Thư
Ảnh: Phan Sông Ngân - Vic Chic
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Can dự và ngăn chặn: Hai mặt của một chính sách

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 03.06.2012, 18:10 (GMT+7)

SGTT.VN - Chính sách mới đẻ ra khái niệm mới! Congagement là ghép phần đầu vào phần cuối của hai từ ngăn chặn (containment) và can dự (engagement). Sau Diễn đàn Shangri-La có thể hình thành một cách tiếp cận hỗn hợp: vừa dẫn dụ, vừa đắp đê đối với Trung Quốc trên Biển Đông?

Ngay ngày đầu Hội nghị, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nêu bật bốn nguyên tắc làm nền tảng trong chiến lược can dự mới của Mỹ. Đó là hướng tới việc thiết kế trật tự khu vực trên căn bản của luật pháp; xây dựng các quan hệ đối tác khu vực mạnh mẽ hơn, kể cả với Trung Quốc; tăng cường sự có mặt về quân sự và triển khai sức mạnh hải quân của Mỹ trong khu vực.

Mỹ sẵn sàng với bất cứ thách thức nào

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=175456
Tàu USNS Richard E. Byrd.
Hiện tàu này đang neo đậu tại Cam Ranh (Khánh Hòa)
Ảnh: Navsource.org



Bộ trưởng Quốc phòng Panetta thông báo Mỹ sẽ chuyển một số lớn tàu chiến đến châu Á – Thái Bình Dương trong khuôn khổ “tái cân bằng lực lượng” để bảo đảm sự hiện diện liên tục và mạnh mẽ của Mỹ ở khu vực. Ông Panetta nói, Mỹ sẽ chuyển 60% hạm đội đến châu Á-TBD từ nay đến 2020. Hiện thời Mỹ triển khai 285 tuần dương hạm, khu trục hạm, chiến hạm cận duyên và tiềm thủy đĩnh, theo tỷ lệ 50-50 cho Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Nhưng đến 2020, tương quan này sẽ là 60-40, nghiêng về Thái Bình Dương. Mỹ sẽ đặt ở Thái Bình Dương sáu hàng không mẫu hạm, đa số khu trục hạm và tuần dương hạm, các tàu thân cạn và tàu ngầm. Trong khuôn khổ chiến lược mới, Mỹ sẽ đưa vào khu vực các chiến đấu cơ đời mới có khả năng tránh radar, các máy bay ném bom tầm xa và tên lửa phòng thủ. Mỹ cũng sẽ tăng cường tập trận, thăm hải cảng và mạng lưới đối tác trong khu vực.

Những triển khai cụ thể của chiến lược mới sẽ được thực tiễn kiểm nghiệm. Nhưng tầm quan trọng của sự chuyển hướng nói trên trong đường lối quốc phòng có thể sánh ngang với tuyên bố “nảy lửa” của Ngoại trưởng Hilary Clinton vào mùa Hè 2010 tại Hà Nội khi bà nói về sự chuyển hướng trong đường lối “ngoại giao tiên phong” của Mỹ (forward-deployed diplomacy).

TNS McCain, thành viên trong phái đoàn cũng khẳng định, những việc Mỹ làm không phải là sự can thiệp vào tình hình Biển Đông. Mỹ làm những điều đó nhằm củng cố quan hệ với các quốc gia trong khu vực. Theo TNS Lieberman, Mỹ không có ý định ngăn chặn Trung Quốc, nhưng Mỹ cũng không chấp nhận bất kỳ điều gì Trung Quốc đòi hỏi. Nguyên tắc nền tảng trong chính sách của Mỹ là bảo vệ tự do và an ninh hàng hải. Mỹ không thể đồng ý với việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Điều đó là không công bằng!

Trung Quốc hạ cấp độ tham gia đối thoại

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=175452
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta cùng người đồng cấp phía Úc là Stephen Smith
tại Đối thoại Shangri-la. Ảnh: Reuters
[/img]



Đối thoại Shangri-La lần thứ 11 này là Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á, thu hút sự tham dự của đại diện tới từ 28 quốc gia châu Á-TBD cùng với Anh, Pháp, Nga và Mỹ. Trung Quốc có một chính sách khá “dích dắc” đối với Diễn đàn này. Từ 2007, trong bốn năm liên tục tham gia, năm nào Bắc Kinh cũng cử một Phó Tổng tham mưu trưởng làm trưởng đoàn đến Singapore.

Năm thứ năm, 2011, Bắc Kinh đột ngột “nâng cấp” trưởng đoàn, đích thân bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt dẫn đầu đoàn Trung Quốc dự đối thoại Shangri-La. Rồi cũng khá bất ngờ như vậy, năm nay, Trung Quốc “hạ cấp” trưởng đoàn, chỉ cử Trung tướng Nhiệm Hải Tuyền, phó giám đốc học viện Khoa học quân sự dẫn đầu đoàn Trung Quốc tại đối thoại Shangri-La lần này.

Theo giới phân tích tình hình, Trung Quốc hạ cấp tham gia Đối thoại Shangri-La không phải vì coi nhẹ, ngược lại nước này rất lo ngại diễn đàn này trực tiếp đe dọa chiến lược độc chiếm Biển Đông và tham vọng bá quyền của Bắc Kinh. Để đối trọng vớiShangri-La, Trung Quốc gia tăng hoạt động tại các diễn đàn khác mà Trung Quốc có thể thao túng, như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), hay Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN).

Bộ trưởng Leon Panetta thăm Việt Nam

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=175455
Ông Panetta (giữa) thăm bên trong tàu Richard E. Byrd
đang ở vịnh Cam Ranh. Ảnh: Reuters



Bộ trưởng Panetta bắt đầu chuyến công du đầu tiên tới Việt Nam bằng cuộc thăm viếng kéo dài gần bốn tiếng đồng hồ ở cảng Cam Ranh. Các nguồn tin xác nhận, ông Panetta hạ cánh xuống Cam Ranh vào sáng chủ nhật 3.6, ngay sau khi rời diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Ông là Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đầu tiên đặt chân tới địa điểm quân đội Mỹ đã từng sử dụng trước 1975.

Chính vì như vậy, chuyến thăm dự tính kéo dài ba giờ 50 phút của ông Panetta được cho là mang tính biểu tượng cao, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ giữa hai cựu thù. Tại Cam Ranh, ông Panetta sẽ đến thị sát tàu USNS Richard E Byrd, một tàu tiếp vận của hải quân Mỹ đang được bảo trì tại đây. Ba hôm trước, truyền thông Việt Nam đưa tin bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân vừa khởi công xây dựng nhà máy X52, nhà máy sửa chữa tàu biển lớn nhất từ trước tới nay của Việt Nam.

Khi được hỏi về chuyến thăm Singapore, Việt Nam và Ấn Độ của ông Panetta, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân buộc phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi ông bày tỏ Bắc Kinh hy vọng Mỹ “sẽ đóng vai trò tích cực và xây dựng trong khu vực”. Phát biểu trên đường tới tham gia “Đối thoại Shangri-La”, Bộ trưởng Panetta cho biết, chuyến công du của ông là một bước đi “thận trọng” của Mỹ trong việc đối mặt với xu thế lớn mạnh của quân đội Trung Quốc.

Trung Quốc cũng đã nhanh chóng phản ứng đối với việc triển khai hải quân Mỹ trong vùng. Tuy nhiên, ông Panetta đã đánh tan ý niệm cho rằng công cuộc tái cân bằng lực lượng là một cách để thách thức quyền lực ngày càng tăng của Trung Quốc. Ông Panetta khẳng định: “Tôi hoàn toàn bác bỏ quan niệm đó. Nỗ lực của chúng tôi gia tăng hành động tái can dự vào Á châu hoàn toàn cân xứng với sự phát triển và lớn mạnh của Trung Quốc”.

Hoàng Dũng Nhân
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chủ quyền quốc gia là tối thượng

Bài đăng trên Sài Gòn Giải Phóng Thứ hai, 04/06/2012, 03:17 (GMT+7)

Thông tin về những người Trung Quốc liên tục nhiều năm nuôi, thu mua hải sản ở vịnh Cam Ranh, Vân Phong (Khánh Hòa), Vũng Rô (Phú Yên) được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong những ngày qua đã khiến dư luận sửng sốt, lo lắng. Không sửng sốt sao được bởi đó đều là những vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng. Không lạ sao được khi chúng ta có bộ máy quản lý nhà nước hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương, ngoài ra còn có các ban, ngành, đoàn thể… nhưng rất nhiều người nước ngoài đã đến, làm ăn bất chấp qui định phép tắc rồi ra đi một cách dễ dàng.

Cách đây không lâu, một công ty nước ngoài với khẩu hiệu “trồng cây gây rừng” đã dễ dàng lọt qua nhiều vòng kiểm soát, thuê dài hạn hàng ngàn hécta đất rừng ở ngay những khu vực nhạy cảm, trong đó có không ít nơi là phên dậu của đất nước.

Với sự lên tiếng mạnh mẽ của công luận và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chúng ta đã sửa sai kịp thời. Nhưng dường như những bài học rút ra từ vụ việc đáng tiếc đó vẫn chưa được nhiều cán bộ quản lý ở một số địa phương hiểu một cách sâu sắc và thực thi nhiệm vụ một cách triệt để, tận tâm.

Không chỉ trên rừng mà cả dưới biển; không chỉ những tài nguyên ở khu vực địa đầu đất nước mà còn những mỏ kim loại quý ở Tây Nguyên hay những loại nông - thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long… ngày càng hiện rõ bóng dáng xâm nhập của những người nước ngoài với nhiều chiêu thức làm ăn không bình thường. Trong thế giới toàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay, việc đi lại, mua bán, kinh doanh giữa các quốc gia là điều dễ hiểu. Nhưng điều bình thường đó sẽ trở thành bất thường nếu mục đích của các thương lái ấy có ý đồ không trong sáng. Thực chất mục đích của họ là gì? Đó là việc dư luận đang quan tâm và mong mỏi các cơ quan chức năng tập trung làm rõ.

Trong suốt thời gian qua, rất nhiều nông dân và cả thương lái ở nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng vì bị thương lái nước ngoài quỵt nợ, ép giá. Điều khác thường là nhiều cán bộ quản lý ở địa phương không kiểm soát được những người nước ngoài đến cư ngụ và hoạt động hàng tháng trời trên địa bàn do chính mình quản lý. Trong khi đó, thực tế cho thấy, mỗi khi trên địa bàn có “chuyện vui” thì không ai lại không biết! Ở một số địa phương, chỉ khi sự việc được công luận lên tiếng, các cơ quan quản lý mới tập trung giải quyết. Thậm chí có nơi các cơ quan chức năng còn… đổ lỗi cho nhau. Chuyện “con voi chui lọt lỗ kim” xưa nay không hiếm, nhưng việc để nhiều người nước ngoài ngang nhiên đi lại, cư trú, mua bán, thậm chí lừa đảo, quỵt nợ… ngay trên lãnh thổ của quốc gia mình là điều không thể chấp nhận. Dư luận có quyền đặt câu hỏi, đây là sự lơ là, mất cảnh giác hay có yếu tố tiêu cực? Thiển nghĩ, câu hỏi này cũng nên được làm sáng tỏ trong thời gian tới.

Ngoài vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong, Vũng Rô, liệu còn nơi nào khác trên khắp bờ biển dài 3.260km của đất nước ta còn tình trạng này? Dư luận cho rằng, các cơ quan chức năng nên nhanh chóng rà soát, kiểm tra và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Không chỉ đối với các trường hợp đóng bè nuôi cá mà cả những trường hợp vi phạm pháp luật ở đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên… cũng phải được xử lý triệt để. Những cơ quan chức năng và cá nhân nào để xảy ra vụ việc nghiêm trọng này cũng phải được xử lý nghiêm khắc.

Trong lịch sử hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm, chúng ta đã có không ít bài học về sự lơ là, mất cảnh giác của chính mình và sự nham hiểm, “nghệ thuật ẩn mình” của đối phương. Ông chủ một cửa hàng chạp phô hiền hòa, một chú bán hàng dạo dễ mến bỗng một ngày trở thành kẻ dẫn đường cho đối phương giết chóc người già, em bé; tàn phá kho tàng, bến bãi... Câu chuyện chiếc nỏ thần với cuộc hôn nhân Mỵ Châu - Trọng Thủy vẫn còn giá trị mãi với tháng năm.

Thế giới càng rộng mở, biên giới các quốc gia càng xích lại gần nhau. Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc phải tăng cường cảnh giác, nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền. Chúng ta rộng mở với bạn bè quốc tế để cùng nhau phát triển chứ nhất định không chấp nhận ai đó đến với ta vì những mục đích lừa lọc, không trong sáng. Chủ quyền quốc gia là tối thượng!

TÔ NGUYỄN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vịnh Cam Ranh: Chuyện thật như bịa!

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 4/6/2012 10:09

Xuống địa phương thấy lúc nào cán bộ cũng bận họp, bận đi cơ sở. Vậy đi cơ sở làm gì khi mà những chuyện "tầy đình" xẩy ra lại không hay biết?

Mấy tuần gần đây, liên tiếp có nhiều chuyện "nóng" khiến dư luận bàn tán. Mới đây nhất, lại chuyện các thương lái Trung Quốc vào làm ăn buôn bán ở khắp đất nước ta cứ như chỗ... không người.

Chuyện "lắc và gật"

Làm ăn, buôn bán, chuyện sang tận "xứ người" đầu tư thời hội nhập cũng là "chuyện thường ngày ở huyện" nên không thể "bế quan tỏa cảng".

Chúng ta cũng sang tận bên kia đại dương, cách nửa vòng trái đất đầu tư khai thác còn gì.

Hội nhập mở cửa thì mọi thứ đều phải chấp nhận, vấn đề là sức đề kháng của cơ thể. Và thứ nữa là phải biết "gật' và biết "lắc" đúng lúc đúng việc.

Có quá nhiều bài học cho sự "lắc và gật".

Nhiều nhà máy đường, rồi nhà máy xi măng lò đứng có dạo ồ ạt tràn sang. Có đại biểu Quốc hội đăng đàn cảnh báo và nói rõ nếu chúng ta cứ "gật" như vậy sớm muộn đất nước ta sẽ trở thành bãi rác.

Chuyện "lắc và gật" dư luận còn lên tiếng trong nhiều dự án cụ thể: Cho thuê rừng đầu nguồn, nơi biên giới. Sân golf ở mũi Sa Vĩ địa bàn quan trọng địa đầu tổ quốc. Các dự án ở những vị trí chiến lược thời gian qua...cũng đã "nóng" tại Hội trường Quốc hội.

Người viết bài này đã từng đến dự án sân golf ở Móng Cái ngay sát cửa khẩu sông Bắc Luân.

Bên kia là đất láng giềng, nơi có dự án nhà máy điện hạt nhân, còn bên này là dự án sân golf.

Địa phương cho biết dự án này phải báo cáo lên trên. Trên đã thẩm định chu đáo nên mới "gật". Nhưng nhiều người đến đây vẫn thấy tiếc cho một bãi biển non nước hữu tình sát biên giới- bãi biển Trà Cổ- không được đầu tư lại mọc lên một dự án khác. Và quan trọng đây là một vị trí chiến lược như nhiều người đã từng lên tiếng.

Và chuyện không "lắc" không "gật"

Nhưng có những chuyện không "lắc", cũng không "gật" nhưng vẫn xẩy ra. Chuyện mua cua ở Cà Mau, mua dứa, mua khoai ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khi hỏi thì chính quyền sở tại không biết, cũng chả ai "gật".

Mới đây nhất, việc thương lái Trung Quốc vào tận quân cảng Cam Ranh nuôi cá. Khi báo chí lên tiếng thì địa phương mới giật mình chỉ đạo cơ sở báo cáo.

Lạ nhỉ, đất nước ta có tiếng là trật tự, kỷ cương, quản lý chặt chẽ từ trên xuống dưới cơ mà.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/06/04/10/20120604100520_15.jpg
Lồng bè do những người Trung Quốc điều hành tại Cam Ranh



Việc gì ở đâu đều không thể thoát được sự quản lý. Ví như các vụ tội phạm. Nhiều vụ việc những tên tội phạm gây án không hề để lại dấu vết mà chúng ta đã nhanh chóng truy nã và phát hiện được chỉ trong ít thời gian...

Thế mà ở đây thương lái Trung Quốc không những vào thu mua cá mà còn tổ chức nuôi lồng bè cá chỉ cách quân cảng Cam Ranh có 300m.

Lại còn chuyện những người này đã kịp thời... lấy vợ "tại trận" như cái anh A Giót. Ông thương lái này lấy được một chị vợ ở ngay Cam Ranh mà địa phương cũng không biết mới là chuyện thật như bịa.

Cam Ranh là quân cảng và giá trị của nó như thế nào,  người Việt Nam chắc ai cũng đều hiểu.

Việc bất chấp tất cả làm ngơ cho người nước ngoài vào đây làm những việc "bình thường mà không bình thường" nên chăng cần làm rõ.


Khi nhiều thông tin đăng tải trên báo, Thành ủy Cam Ranh liền chỉ đạo UBND Cam Ranh báo cáo. Ngay sau đó UBND Khánh Hòa có văn bản khẩn yêu cầu TP Cam Ranh vào cuộc và phải báo cáo sớm.

Thật là một sự chỉ đạo khẩn trương. Tuy muộn!

Thôi thì các vụ khác họ có thu mua như cua, dứa, đỉa, hay như móng trâu, râu ngô non rồi "chuồn" thì còn có lý do, đằng này lại tổ chức cả 4 cơ sở thu mua cá và 1 cơ sở nuôi với rất nhiều lồng bè vào cỡ nhất nhì cơ mà.

Tài thật, tài không thể hiểu nổi.

Mà sao bây giờ hệ thống chính quyền ta chỗ nào cũng được Nhà nước trả lương lại làm ăn thế nhỉ? Không biết họ làm gì?

Đọc báo chí, nghe tin tức mà thấy giật mình. Đành rằng ở tận Trung ương không nắm được phải chỉ đạo báo cáo để nắm. Đằng này ngay việc của địa phương cũng không nắm được lại phải dưới báo cáo.

Thế những cuộc hội họp giao ban hàng ngày hàng tuần đều có, sao không có ai phản ảnh? Xuống địa phương thấy lúc nào cán bộ cũng bận họp, bận đi cơ sở. Vậy đi cơ sở làm gì khi mà những chuyện "tầy đình" xẩy ra lại không hay biết?

Không biết là điều đáng trách nhưng biết mà không báo cáo mới là chuyện đáng đặt dấu hỏi? Phải chăng là bao che hay còn gì nữa không?

Cam Ranh là quân cảng và giá trị của nó như thế nào,  người Việt Nam chắc ai cũng đều hiểu.

Việc bất chấp tất cả làm ngơ cho người nước ngoài vào đây làm những việc "bình thường mà không bình thường" nên chăng cần làm rõ.

Đăng Tấn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [31] [32] [33] [34] [35] [36] [37] ... ›Trang sau »Trang cuối