Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thiềng Đức đã viết:
Thiềng Đức đã viết:
-Mình đã góp ý...

1-ĐẠO ĐỨC KINH
(Suy tư về thời cuộc theo báo đài)

Đạo đức là gì, hỡi thế nhân?!
Cái đầu nhân thế mãi tăng dần
Dại khôn theo tuổi là quy luật
Thành bại, giàu nghèo… rõ nghiệp căn…

Không thể có… công bằng xã hội
Mỗi người có cái đầu… chênh nhau
Chỉ là lí tưởng… luôn trừu tượng
Cái bụng cá nhân… lắm độ màu

Nhân chi sơ… bổn tánh hiền lành
Giáo dục nâng tầm từng chúng sinh
Cộng nghiệp gia đình và xã hội
Hình thành nhân cách với tâm linh…

Quân tử chỉ là ảo ảnh thôi
Trung thần đều chết bởi vua tồi
Chí công liêm chính không băng nhóm
Quân tử Khổng phu*… khó sống đời!…

Phúc đức mỗi nhà rõ thấp cao
Đời là giai cấp… luật hằng sâu
Luật nhân quả Phật… là muôn thuở
Xã hội loài người… mãi đớn đau!…

- 25/6/2011
* Trung Quốc thành lập 150 Viện Khổng Tử, trên nhiều nước, truyền bá văn hóa TQ ra khắp Thế giới, theo chiến lược "bất chiến tự nhiên thành".
-Tháng 12/2011 PCT - TCB qua thăm VN, cũng đề nghị thành lập một Viện Khổng Tử tại VN... Chưa thấy ý kiến của lãnh đạo VN...
Nghe thằng Tầu thì chết không có đất chôn.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam

Bài đăng trên Vietnam+ 21/06/2012 | 22:04:00

http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=149410&at=0&ts=300&lm=634759132919830000
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật biển Việt Nam. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)



Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa.”

Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới./.

(Vietnam+)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Học giả Trung Quốc bác bỏ 'đường lưỡi bò'

TP - "Đường 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra Đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật..."- học giả người Trung Quốc Lý Lệnh Hoa nói.

Ngày 14-6, hội thảo “Nam Hải tranh đoan, quốc gia chủ quyền dữ quốc tế quy tắc” (Tranh chấp Biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế) được Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức tại Viện NCKT Thiên Tắc.

Chủ trì hội thảo là ông Dương Tuấn Phong, giảng viên ĐH Công an TQ. Hai vị khách mời đăng đàn chính là Lý Lệnh Hoa, Nghiên cứu viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc và Thời Đoàn Hoằng, Giáo sư ĐH Nhân dân, Tham sự Quốc vụ viện (cố vấn của Chính phủ - người dịch).

Tham dự còn có nhiều giáo sư, học giả nổi tiếng ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí nghiên cứu. Tại hội thảo đã xảy ra tranh luận gay gắt giữa các quan điểm được báo chí Trung Quốc gọi là “phái bồ câu” và “phái diều hâu”.

Ngày 21 - 6, trên các trang báo điện tử, các diễn đàn mạng, các blog Hoa ngữ đã đăng tải các ý kiến phát biểu tại hội thảo.

Đáng chú ý là ý kiến của ông Lý Lệnh Hoa (sinh năm 1946, tác giả của hơn 90 bài báo về vấn đề biển và luật biển đăng trên các báo chí Trung Quốc), một trong những người được coi là có quan điểm “bồ câu”. TPCN xin trích dịch.

http://www.tienphong.vn/Cache/671/198671_400.jpg
Tàu Hải giám Trung Quốc.


“Tôi đã nghiên cứu biển hơn 20 năm tại Trung tâm thông tin Hải dương. Hôm nay rất vui mừng được thảo luận với mọi người về vấn đề Nam Hải (cách gọi của người Trung Quốc về Biển Đông - người dịch).

Tôi có đem tới đây một số kết quả nghiên cứu mới nhất của giới học thuật về vấn đề phân định Nam Hải, như “Các sự kiện luật quốc tế Trung Quốc”, “Văn tập nghiên cứu quốc sách hải dương”, “Tranh chấp Nam Hải”, “Vấn đề hải dương”… Khi nói về vấn đề Nam Hải, tôi rất chú ý đến quan điểm của những người này.

Tôi có cảm giác, từ hơn 1 năm qua, đặc biệt từ tháng 4 năm nay sau khi xảy ra xung đột giữa ta với Philippinnes, vấn đề Nam Hải rất nóng.

(…) Hiện nay, nhiều học giả trong nước khẳng định về “Đường 9 đoạn” (tức Đường biên giới biển theo yêu sách của Trung Quốc được thể hiện bằng 9 đoạn, còn gọi là Đường Lưỡi bò, hay Đường hình chữ U - Người dịch); nhưng trên toàn thế giới từ xưa đến nay không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo.

http://www.tienphong.vn/Cache/670/198670_400.jpg
Ông Lý Lệnh Hoa, người chủ trương cần giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông theo “Công ước Biển Liên Hợp Quốc” và các quy tắc quốc tế.


Đường 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra Đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật.

Tháng trước, khi thuyết giảng cho các nghiên cứu sinh về Nghiên cứu hải dương và biển giới Trung Quốc tại Đại học Vũ Hán, tôi cũng đã nói: căn cứ pháp luật thực sự phải là “Công ước Biển Liên hợp quốc” năm 1982.

Huống hồ, nước ta là quốc gia đã ký và phê chuẩn “Công ước”. Đường 9 đoạn chiếm tới hơn 80% diện tích vùng nước Nam Hải.

Đường ranh giới của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam - Người dịch) được tạo nên bởi 28 điểm cơ bản, được các chuyên gia Cục Hải dương vẽ nên trước năm 1995.

Nó bao gồm nhiều mỏm đá, với diện tích biển rộng tới trên 12.000 dặm vuông. Sau khi công bố đã bị các chính phủ Việt Nam và Philippinnes phản đối và phê phán. Việc xác định 28 điểm cơ bản này vốn đã có rất nhiều chỗ không chuẩn xác, cũng không đạt cả về chỉ tiêu kỹ thuật.

http://www.tienphong.vn/Cache/672/198672_400.jpg
Bản đồ hình lưỡi bò phi lý do Trung Quốc đặt ra.


Hiện nay lại vẫn muốn làm kiểu hoạch định mơ hồ như thế ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam - Người dịch). Tài nguyên Nam Hải rất phong phú, nước ta có tranh chấp với 5 quốc gia như Việt Nam, Philippinnes…

Chúng ta cần chủ trương giải quyết tranh chấp bằng phương pháp đàm phán hoà bình theo tinh thần của Công ước, không được sử dụng vũ lực giải quyết.

Căn cứ xu thế phát triển của Luật biển quốc tế hiện nay và kinh nghiệm thực tiễn của quốc gia, các nước ven bờ Nam Hải trước hết cần hoạch định Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và biên giới Thềm lục địa…

Tương lai cần căn cứ Điều 74 và 83 về Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và Thềm lục địa để hoạch định lại biên giới biển của Nam Hải.

Philippinnes được bao nhiêu, Brunei được bao nhiêu, Việt Nam được bao nhiêu, Indonesia được bao nhiêu… chắc chắn không thể căn cứ hoàn toàn theo chủ trương hoạch định của từng quốc gia như hiện nay.

Các nước trong cuộc phải thống nhất về lý luận và phương pháp hoạch định, lấy cơ sở là các nguyên tắc thông dụng về hình dạng và độ dài bờ biển để tính ra tỷ lệ, thông qua đàm phán hoà bình, hữu nghị song phương hoặc đa phương để giải quyết vấn đề biên giới Nam Hải.

Thịnh Hồng (Viện trưởng Viện NCKT Thiên Tắc, Giáo sư ĐH Sơn Đông): Đường màu xanh là hoạch định 200 hải lý của các nước phải không?

- Đúng vậy! Đường màu xanh trên bản đồ là phân định Vùng đặc quyền kinh tế theo Luật Biển. Đảo Hoàng Nham nằm ở đây. Theo Khoản 3, Điều 121 của “Công ước Biển Liên hợp quốc”, Trung Quốc chúng ta chỉ có vùng biển lãnh hải 12 hải lý.

Thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippinnes ở đây, cho nên dù tàu cá hay tàu chiến của chúng ta khi đến Hoàng Nham đều đi vào Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của người ta.

“Công ước Biển Liên hợp quốc” đã là công ước thì bất cứ quốc gia nào cũng phải bị chế tài. Tất cả đều phải xử lý theo công ước.

Thịnh Hồng: Căn cứ của Đường 9 đoạn mà chúng ta vạch ra là gì?

- Chả có căn cứ gì! Đó chỉ là tuyên bố đơn phương năm 1947 mà thôi!

Thịnh Hồng: Không được các nước khác thừa nhận ư?

- Cũng có, nhưng đó chỉ là chuyện trong lịch sử. Hiện nay, đặc biệt là những năm gần đây, các nước xung quanh Nam Hải đều không để ý đến nữa.

Thời đại đang tiến lên, khi hoạch định ranh giới biển chúng ta cần phải làm theo tinh thần “Công ước Biển Liên hợp quốc” và quy tắc quốc tế, chứ không thể nói là căn cứ theo những cái gọi là nhân tố lịch sử, nước giàu hay nghèo, người đông hay ít, địa chất địa mạo đáy biển. Những thứ đó đều không phải là căn cứ để phân định biên giới.

Theo tôi, căn cứ vào Luật Biển mà làm thì nhân dân các nước ven bờ Nam Hải, nhân dân Trung Quốc đều có vùng biển 200 hải lý rộng rãi, có đủ không gian để phát triển nghề cá, khai thác tài nguyên đáy biển.

Trong tương lai, các nước láng giềng kinh tế phát triển thì chúng ta cũng được hưởng lợi. Nhìn vấn đề từ góc độ toàn nhân loại, chúng ta cần có quan điểm toàn cục, cần tiến cùng thời đại.

http://www.tienphong.vn/Cache/673/198673_400.jpg
Bãi đá Scarborough tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines. Khi triều lên chỉ có một mỏm đá màu vàng nhô lên


(…) Cách nói “Quần đảo Nam Sa và vùng biển phụ cận” của chính phủ ta thật quá mơ hồ. Phụ cận bao nhiêu hải lý đều không thể nói rõ được. Đó không phải là thứ ngôn ngữ pháp luật. Chúng ta cần phải tôn trọng các điều văn của “Công ước Biển Liên hợp quốc”.

Chỉ có các cách nói về 12, 24, 200 và 350 hải lý. Do các đảo Nam Sa diện tích nhỏ hẹp, cách xa Đại lục, không đủ điều kiện cho con người sinh sống, nên nước ta không thể xác định các điểm cơ sở lãnh hải ở đó.

Vì vậy, ta không thể có được Vùng nước đặc quyền kinh tế rộng lớn ở phía Nam của Nam Hải…

Chính phủ ta xưa nay chưa hề chính thức tuyên bố về Đường 9 đoạn. Nhưng nhiều sách giáo khoa và báo chí lại coi Đường 9 đoạn là biên giới biển chính thức của Trung Quốc, nên dẫn đến việc dân chúng coi Nam Hải thành vùng biển của Trung Quốc.

Lại có một số cơ quan truyền thông không làm rõ ngọn ngành về vấn đề này, động một tý là kêu phải đưa tàu chiến đi đánh. Tôi cho rằng cần phải sớm xác định rõ địa vị pháp luật của Đường 9 đoạn. Không làm rõ ràng thì tương lai rất dễ xảy chuyện (…)
Trương Thử Quang (Chủ tịch Hội đồng Học thuật Viện NCKT Thiên Tắc, Giáo sư Viện KHXH Trung Quốc):[/i] Ông nói Đường 9 đoạn là do nước ta vạch ra năm 1947. Vậy dựa vào đâu để vạch ra cái đó?[/i]

- Đường 9 đoạn không hề có chỗ dựa (căn cứ) về pháp luật! Trong nước có các nhà luật học, cả các đồng nghiệp ở Đài Loan cũng có chung nhận thức như thế. Hồi đó, các nước ven bờ có nước còn chưa độc lập, nó chỉ do Trung Quốc đơn phương tuyên bố mà thôi.

Tôi xin tổng kết một chút: tôi cho rằng vấn đề chủ yếu nhất trong nội hàm của “Công ước biển LHQ” là phân định và bố cục lại vùng biển, để mỗi quốc gia ven biển đều có thể có 200 hải lý (hoặc vùng biển tương đối rộng rãi), Thềm lục địa và Vùng biển kinh tế, thuận tiện cho các nước khai thác, sử dụng và quản lý biển, để toàn nhân loại đều hướng tới con đường cùng nhau giàu có.

Đó cần phải là căn cứ cơ bản để chúng ta và các nước xung quanh giải quyết tranh chấp Nam Hải. Nước ta là quốc gia đã ký “Công ước Biển Liên hợp quốc”, thì chúng ta cần phải xử lý mọi việc theo tinh thần “Công ước”, tỏ cho thiên hạ thấy sự thành tín của mình”.

Thu Thủy trích dịch
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Những học giả này nói đúng rồi. CP Tầu khựa không phải là không biết điều này. Vấn đề là ở chỗ nó cố tình muốn lấn chiếm của người, bất luận phải trái đúng sai. Còn nó có làm được hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố nữa.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Thiềng Đức đã viết:
Ngụ ngôn mới

Cái lưỡi không xương… ai cũng rõ
Lưỡi con bò đã rống lời gian
Xác to lấy thịt đè người nhỏ
Quân tử có không?… khỏi phải bàn

Khổng Tử đã răn… không được hiếp
Không tham vật chất… bỏ tình người
Láng giềng gần vẫn hơn hàng chợ
Đạo đức hỡi ôi! Biết hỏi ai ?!…
------------------------------
-Chắc phải nhờ Khổng Phu Tử trả lời giùm...

Chuyện cổ tích thời Trung cổ

Tội diệt chủng là tội bách ác (1)
Xử thằng con… bảo bố vô can
Ai làm nấy chịu là theo luật
Xúi giục trẻ con… thật dã man

Thằng con ngu dốt lại ranh ma
Nhắm mắt làm theo tợ điếc mù
Lồng lộng lưới trời không chạy thoát
Thằng cha lọt tội… hắn là cha…

(1) tội thập ác (theo Phật pháp)
-------------------------------
-Bọn Pol Pot là tay sai của TQ. Toà ánh Quốc tế chỉ xử tội PP?!!!
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bộ Ngoại giao trao công hàm phản đối Trung Quốc

Bài đăng trên Vietnam+ 27/06/2012 | 17:30:00

http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=150305&at=0&ts=300&lm=634764160078270000
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)



Ngày 27/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm phản đối việc Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 26/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị giao nhấn mạnh, Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp.

Ông Nghị yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Cũng trong ngày 27/6, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã họp báo về việc Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Petrovietnam khẳng định đây là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước Liên hợp quốc 1982 về Luật Biển và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế.

"Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông," Tổng Giám đốc Petrovietnam Đỗ Văn Hậu nhấn mạnh./.

(TTXVN)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bản đồ chỉ rõ 9 lô dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam

Bài đăng trên Vienam+ 27/06/2012 | 17:51:00

Bản đồ chỉ rõ 9 lô dầu khí mà Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.

http://www.vietnamplus.vn/Uploaded_VNP/admin/20120627/Bando_PVN_full.jpg



(Vietnam+)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tuấn Khỉ đã viết:
Bản đồ chỉ rõ 9 lô dầu khí mà Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.

http://www.vietnamplus.vn/Uploaded_VNP/admin/20120627/Bando_PVN_full.jpg

Đối Địch Tàu

Nó đã ngang nhiên gọi đấu thầu
Nay mai nó sẽ tự khoan dầu.
Là mưu cắn thử bờ Phi trước,
Ấy kế ăn dần biển Việt sau.
Mồm chó lu loa không kể nghẹn,
Lưỡi bò liếm láp chẳng còn lâu.
Ta cần lựa chọn nhanh và quyết
Biện pháp căn cơ đối địch Tàu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam



BBC - Đã diễn ra các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở hai thành phố lớn tại Việt Nam hôm Chủ nhật.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Chinh%20tri%20va%20thoi%20su/Demoanti-china120107.jpg



Phóng viên hãng tin AP nói khoảng 200 người cầm cờ, hô khẩu hiệu phản đối Trung Quốc ở Hà Nội.

Trong khi đó, một blogger ở Sài Gòn nói trên 500 người đã xuống đường ở thành phố tại miền Nam.

Theo bản tin AP từ Hà Nội, chừng 200 người đã diễu hành về phía tòa đại sứ Trung Quốc.

"Công an đã ngừng giao thông và không chặn cuộc biểu tình, nhưng khu vực xung quanh tòa đại sứ bị phong tỏa," theo bản tin.

Tại Hà Nội, blogger Nguyễn Xuân Diện mô tả cuộc tuần hành bắt đầu từ 9h sáng.

Theo ông, "một số xe cảnh sát hướng dẫn bà con đi trên vỉa hè, và phân luồng giao thông để đảm bảo an toàn cho đoàn biểu tình."

Đến khoảng 10h36, blogger này nói đoàn biểu tình "tự giải tán tại khu vực Hồ Gươm".

Còn từ Sài Gòn, blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói trên 500 người xuống đường, và "công an, dân phòng và trật tự đô thị xuất hiện vô cùng đông, bao vây các bạn trẻ và bắt một số lên xe".

"Nhiều người xông vào dằng co, không cho xe bắt người chạy. Ngay lúc ấy, nhóm biểu tình xuất phát từ trước nhà thờ Đức Bà do các trí thức yêu nước dẫn đầu cũng vừa kéo đến."

"Lực lượng an ninh tăng cường mỗi lúc mỗi đông cuối cùng cũng đóng được cửa xe và cho xe chạy," theo cây bút này.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, cựu nhà báo của tờ Thanh Niên, mô tả đoàn người đi qua tòa lãnh sự mới của Trung Quốc, "nhưng bị lực lượng an ninh lập rào cản chặn lại cách đó 300 mét".

"Đoàn dừng lại đây hô vang các khẩu hiệu Việt Nam, Hoàng Sa, Trường Sa. Sau đó đoàn kéo ngược lại đường Pasteur về lại công viên 30. 4 trước dinh Thống Nhất."

"Đoàn biểu tình, giờ này, đã được bổ sung đông hơn, định kéo xuống đường Lê Lợi và sau đó tự giải tán nhưng lực lượng trật tự được kéo đến ngăn cản quyết liệt, không cho đi nữa, anh Lê Hiếu Đằng kêu gọi mọi người giải tán và ra về trong trật tự," theo blogger viết từ Sài Gòn.

Tính đến chiều giờ Việt Nam, các tờ báo lớn ở trong nước vẫn im lặng, không nói gì về cuộc biểu tình.

Một số trang blog và mạng xã hội như Facebook những ngày qua đăng tải những lời kêu gọi xuống đường để “ủng hộ Luật Biển Việt Nam” và “phản đối ý đồ xâm lược của Trung Quốc”.

Hình ảnh về các cuộc biểu tình ở Việt Nam mùa hè năm ngoái được đăng lại, trong khi các công dân mạng đồn đoán liệu chính quyền Việt Nam có ngăn chặn biểu tình hay không.

'Vận động không đi'
Trong khi đó, tổ chức nhân quyền đặt ở Mỹ, Human Rights Watch, cho rằng có đàn áp của công an ở cả Hà Nội và TP. HCM.

Thông cáo của tổ chức này nói: "Hành động của công an chống lại biểu tình hôm nay ở Hà Nội và TP. HCM một lần nữa chứng tỏ phản ứng quen thuộc của giới chức nhằm quấy rối và chặn mọi hình thức biểu tình ôn hòa."

Trước đó một ngày, từ Hà Nội, blogger Phương Bích mô tả: “Có người không đi, cũng không ủng hộ thì dọa: đi biểu tình là bị bắt đấy! Hoặc nguy cơ bị đàn áp là cao!”

“Bắt đầu lẻ tẻ có người lên tiếng than phiền bị các loại đối tượng ‘quấy nhiễu’,” theo cây viết này.

Một người khác, blogger Nguyễn Tường Thụy, cho hay được chính quyền địa phương đến vận động không đi biểu tình.

“Nếu tôi vi phạm pháp luật thì tôi chịu trách nhiệm cá nhân. Tôi phản đối chính quyền và công an chà đạp lên pháp luật,” blogger này viết.

Mặc dù những người ra lời kêu gọi thận trọng nhấn mạnh đây là sự kiện ủng hộ Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, cũng xuất hiện tiếng nói từ một số nhân vật chống Đảng Cộng sản.

Hòa thượng Thích Quảng Độ, từ Sài Gòn, kêu gọi “toàn thể đồng bào Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo, già trẻ, nam nữ, dân tộc, đảng phái, trong và ngoài nước…hãy cùng nhau xuống đường biểu tình vào ngày Chủ nhật để chống ngoại xâm, cứu nguy đất nước”.

Giới Phật tử ở bang Texas, Hoa Kỳ, cũng tuyên bố sẽ biểu tình trước Tòa Lãnh sự quán Trung Quốc.

Việc báo chí chính thống tại Việt Nam tự do đăng bài chỉ trích Trung Quốc những ngày qua đã làm rộ tin đồn rằng chính quyền sẽ “làm ngơ” cho biểu tình xảy ra.

Nhưng blogger Phương Bích lưu ý: “Nhiều người vẫn hiểu rằng thực ra chính quyền chả sợ gì biểu tình chống Trung Quốc đâu, mà chỉ lo nó biến tướng thành biểu tình lật đổ chính quyền thôi.”

Dường như đây là một nguyên do khiến chính quyền dập tắt đợt biểu tình mùa hè năm ngoái.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

          Tổng thống Philippines:

“Trung Quốc mới là bên khiêu khích”

TP - Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc trong số ra ngày 6-7 đăng bài Tổng thống Philippines: Những lời lẽ khiêu khích xuất phát từ Trung Quốc, mong người Trung Quốc hãy nói sự thật.
 


http://www.tienphong.vn/Cache/865/203865_400.jpg
Tổng thống Philippines Aquino: Rất nhiều lời lẽ khiêu khích xuất phát từ phía Trung Quốc.


Bài báo cho biết: Hôm 5-7, Tổng thống Philippines Aquino phát biểu những lời lẽ chỉ trích gay gắt Trung Quốc và phủ nhận việc Philippines đề nghị Mỹ cho máy bay trinh sát tuần tra Biển Đông.

Ông Aquino cũng hy vọng nhà cầm quyền Trung Quốc hãy “nói những lời chân thật”. Cùng ngày, chính phủ Philippines tuyên bố đã chính thức gửi công hàm ngoại giao phản đối việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” ở “khu vực tranh chấp trên Biển Đông”.

Hãng tin Pháp AFP ngày 5-7 đưa tin, cùng ngày, Tổng thống Philippines Aquino phủ nhận thông tin đưa trên các báo về việc Philippines đề nghị Mỹ cho máy bay trinh sát tuần tra Biển Đông.

Ông nói: “Nước chúng tôi có máy bay và tàu của mình để giám sát bãi Scarbourough”. Ông nhấn mạnh, điều ông đề cập trong khi gặp gỡ phóng viên chỉ là: Khi cần thiết, Philippines sẽ có thể yêu cầu Mỹ giúp đỡ.

Một hãng tin phương Tây cho rằng, tin tức nói Tổng thống Philippines đề nghị Mỹ cho máy trinh sát tuần tra Biển Đông đã dẫn đến việc Trung Quốc cảnh cáo Philippines không nên có những biện pháp khiêu khích.

Tuy nhiên, ông Aquino cũng tuyên bố: Việc đề nghị Mỹ giúp đỡ giám sát lãnh thổ, bao gồm khu vực có tranh chấp với Trung Quốc, là quyền của Philippines.

Ông nói: “Mỹ là nước đồng minh đã ký hiệp ước với Philippines. Thứ mà chúng tôi thiếu thì người Mỹ có. Tôi cho rằng, khi mà lực của chúng tôi chưa đáp ứng được kịp thời, chúng tôi có thể yêu cầu Mỹ giúp đỡ để nâng cao năng lực trinh sát Biển Đông”.

Cùng với việc làm rõ yêu cầu Mỹ bảo vệ Philippines, ông Aquino không quên chỉ trích Trung Quốc gay gắt. Bản điện tử của báo Philippines Daily Inquirer hôm 5-7 dẫn lời ông Aquino nói: “Đối với tôi, những lời lẽ khiêu khích không phải do các quan chức Philippines nói. Rất nhiều lời lẽ khiêu khích đều xuất phát từ phía bên kia (Trung Quốc). Họ chí ít cũng nên đọc kỹ những lời tôi nói. Có lẽ họ cần phải nói những lời sự thật”.

Báo này viết: “Đây là những ngôn từ gay gắt nhất mà Tổng thống Aquino phát biểu kể từ khi vụ tranh chấp bãi Scarbourough dịu đi. Mấy hôm trước, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đã đăng bình luận chỉ trích Philippines làm gia tăng tình hình căng thẳng ở Biển Đông”.

Thời báo Hoàn cầu viết, có lẽ ông Aquino đã cố ý bỏ qua việc nhiều quan chức cấp cao của chính phủ, quốc hội và quân đội Philippines đã lên tiếng ủng hộ việc máy bay Mỹ tuần tra Biển Đông.

Tờ The Philippines Star hôm 4-7 đã dẫn lời của cựuTổng Tham mưu trưởng quân đội Philippines, tướng Biyasung: “Trung Quốc tức giận thì đã làm sao?”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Hernandes hôm 5-7 cũng nói với báo chí: Việc Trung Quốc thành lập “thành phố Tam Sa” đã xâm phạm chủ quyền của Philippines trên Biển Đông, chính phủ Philippines đã phản kháng về mặt ngoại giao với Trung Quốc.

Được biết, cái gọi là “thành phố cấp địa khu Tam Sa” mà Trung Quốc tuyên bố thành lập hôm 21-6 vừa qua bao gồm 3 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và bãi ngầm Macclesfield của Philippines mà Trung Quốc gọi là “Trung Sa”.

Tờ Kinh Hoa thời báo xuất bản ở Bắc Kinh số ra ngày 6-7 đưa tin về hành động khiêu khích, xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở khu vực quần đảo Trường Sa.

http://www.tienphong.vn/Cache/867/203867_400.jpg


Báo này đăng kèm bài một nhóm ảnh chụp các đảo Đá Tây, An Bang của Việt Nam và cảnh các lính hải giám Trung Quốc đứng trên boong tàu quay phim, chụp ảnh (ảnh) giàn khoan của Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Bài báo viết, vào ngày 5-7, biên đội tàu hải giám Trung Quốc gồm 4 chiếc số hiệu 83, 84, 66, 71 vào gần một số đảo ở cụm giữa (cụm đảo Sinh Tồn) quần đảo Trường Sa để quan sát. Theo báo này, trước đó, vào ngày 3-7, các tàu này áp sát các đảo ở cụm phía Nam để quan sát, phát loa.

(Tác giả)

Thu Thủy

 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối