Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Dòng chảy bolero trong tâm thức người Việt

Bài cuối: Bolero là cách kể chuyện đời



SGTT.VN - Không đâu như ở miền Nam, những cuộc trò chuyện chè chén thân mật thường dẫn về chuyện hát đôi ba bài nhạc “sến”, hoà giọng cùng nhau – và không cần ai bày tỏ nhiều lời với ai – âm nhạc đã dẫn lối để mọi cánh cửa lòng được rộng mở – y như cái cách người dân miền Tây phanh ngực áo, ngó ra sông, hát ong ỏng nỗi niềm không cần khán giả.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=172136
Tuấn Vũ và Giao Linh góp mặt trong liveshow nhạc bolero của Quang Lê tại TP.HCM. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng



“Tôi ca không hay, tôi đàn nghe cũng dở” – thật lòng với đại đa số khán giả của bolero đều ở cùng một “đẳng cấp” như vậy. Và chính vì tính chất bình dân đó, mà bolero bình đẳng, dung dị chở hết mọi cảm xúc của con người theo nhịp điệu. Từ đó tạo nên một dòng nhạc bất hủ, sản sinh từ miền Nam Việt Nam: không chỉ thưởng thức và còn thúc giục người nghe hoà điệu vào bất cứ lúc nào. Biết hát là hay, và biết cầm nhịp cho trọn một bài đã là không dở. Có loại âm nhạc nào dễ mến và độ lượng như bolero vậy đâu?

Hương vị của quê nhà với nhịp điệu bolero không thể lẫn vào đâu được. Khi thì ở bến tàu, gầm cầu, trên sông hay vỉa hè... tiếng đàn chập chùng thô sơ của người hát, kèm theo tiếng gõ bàn, gõ đũa... trở thành một cảm giác rất miền Nam, rất Sài Gòn, không ở đâu có thể sánh bằng. Đó cũng có thể là lý do mà hàng triệu người Việt xa quê, làm gì thì làm, vẫn chuộng âm điệu và lời hát bolero để thưởng thức, dù bên cạnh mình có không biết bao nhiêu điều kiện thuận lợi để đến với rock, với pop...

Mượn lời ca tiếng đàn để hát, để mơ hồ lạc vào một thế giới khác hân hoan hơn, đó là cách bolero đến từng người, từng nhà. Có một thứ công thức “ma tuý” tổng hợp, lành và đáng yêu, đó là chút chất cay, cây đàn và bolero, mà con người có thể trải lòng về quá khứ hay lãng quên trần thế. Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ, sống ở nước ngoài, có lần kể rằng thi thoảng ông nghe ai đó hát bolero mộc mạc, lại dội lên cảm giác nhớ quê nhà, nhớ đến mức muốn trào nước mắt.

Trong nghệ thuật phân tích tâm lý âm nhạc của người Nga, mọi thể loại cần có ba trụ cột: đó là người sáng tác, người biểu diễn và khán giả. Ba trụ cột đó luân chuyển theo vòng tròn. Người sáng tác phải đủ tài để tạo cảm hứng cho người biểu diễn,và cả hai thứ đó phải đủ mạnh để chuyển một niềm ngẫu hứng đến cho khán giả. Và từ đó tác động ngược lại đến người sáng tác cho công trình tiếp theo.

Rất vô tình và độc đáo, bolero có đủ cả những yếu tố truyền kỳ đó. Người chơi nhạc thuộc lòng các bài hát và khán giả thì luôn hứng khởi chỉ chực hát theo giai điệu hay câu chuyện đang được trình bày. Âm nhạc lúc đó chỉ còn là những câu chuyện kể, mà khán giả, người nhạc sĩ, người nghệ sĩ không chỉ hát kể chuyện cho người nghe, mà còn như là kể chuyện đời cho chính mình, trong sự kết nối miên man khó tả.

Tuấn Khanh
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Cố đấm ăn xôi

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (17/04/2012)

Việc đăng cai tổ chức Asiad 2019 của ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch đang làm dư luận nóng lên từng ngày, có nhiều người dân còn bức xúc và quả thật đã tốn nhiều giấy mực song xem ra, người ta vẫn quyết đăng kí, để làm gì thì rất khó tìm ra câu trả lời cho đúng.

Nhưng, Bác Hồ đã từng nói "Nói một lần mà người ta chưa nghe thì phải nói hai lần, nói hai lần mà người ta chưa nghe thì phải nói ba lần...” ấy là khi Bác dạy người làm công tác báo chí, truyền thông.


http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/108/2012_108_T12_anh.jpg
Công trình phục vụ cho Olympic ở Athen (Hy Lạp) năm 2004. Ảnh: T.L



Ai cũng biết, một sự kiện thể thao tầm cỡ như Asiad tất là sẽ khác biệt so với bất kỳ sự kiện văn hóa – thể thao nào khác. Trong hơn 60 năm lịch sử, chỉ mới có 9 quốc gia châu Á "dám” đăng cai. Cả Tây Á giàu có cũng chỉ mới 2 lần (Tehran 1974, Qatar 2006). Từ đó thấy rằng việc tổ chức Asiad 2019 sẽ cần phải được xây dựng trên cơ sở chiến lược hẳn hoi. Trước đây từng có đề xuất về việc TPHCM đăng cai SEA Games 2017 và sau đó đã rơi vào quên lãng và bây giờ lại là việc đăng cai Asiad 2019. Điều này cho thấy ngành thể thao chưa hề có kế hoạch rõ ràng trong việc xin đăng cai tổ chức một sự kiện tầm cỡ.

Trong lịch sử Asiad, Thái Lan đã 3 lần tổ chức vào các năm 1966, 1970 và 1998, đều là thời điểm phát triển kinh tế tốt nhất của quốc gia này. Cũng trong khoảng thời gian đó, Thủ đô Bangkok cũng xen kẽ tổ chức đến 4 kỳ SEA Games. Qua đây rất dễ để thấy là Thái Lan đã tận dụng tốt thế nào về tính thời điểm cũng như việc khai thác hiệu quả cơ sở vật chất. Còn đối với Việt Nam, đăng cai tổ chức Asiad chắc chắn là một sự kiện thể thao khổng lồ mà chúng ta phải có một chiến lược mang tầm quốc gia. Vậy mà trong 10 năm qua, sau SEA Games 2003, chưa thấy các nhà quản lý thể thao nói gì đến kỳ SEA Games lần thứ 2 ở Việt Nam mà đã vội vàng đốt cháy giai đoạn để nghĩ ngay đến việc đăng cai Asiad!

Tuy thế, cuối cùng thì thành tích thi đấu của VĐV nước chủ nhà vẫn là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá thành bại của công việc. Trong khi đó từ SEA Games 22 đến nay chúng ta chưa thấy có sự nhảy vọt nào của thể thao chuyên nghiệp tại Việt Nam! Nói thêm là hiện nay, Thể thao Việt Nam hầu như chỉ tổ chức được các giải vô địch quốc gia và không đủ khả năng duy trì và phát triển hệ thống giải đấu mang tính chuyên nghiệp. Con người không có, năng lực tổ chức đang thụt lùi, làm sao tổ chức Asiad 2019?

Trả lời báo chí, TS Lê Đăng Doanh băn khoăn: "Nợ công quá lớn. Lãi suất ngân hàng cao. Hạ tầng kém. Trình độ chuyên môn thấp. Thể thao ta chưa ra đến đường băng. Trong khi đó còn rất nhiều việc có ý nghĩa hơn đang cần đến vốn và ngay trong khu vực tư nhân, vốn cũng đang rơi vào khó khăn. Nếu cứ làm, không ai biết sẽ đội vốn lên cao đến đâu.” Vị chuyên gia kinh tế hàng đầu nói tiếp " Ta đã có một Vinashin rồi. Không nên mạo hiểm và cũng không thể đâm lao theo lao. Người ta làm với số vốn đầu tư là "không đau đớn” còn ta là khác hẳn. Những bài học như Mexico, Quảng Châu và nhất là Hy Lạp rất đáng suy nghĩ.” Ai cũng biết, Hy Lạp là quốc gia châu Âu đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ khiến cả châu Âu phải giải cứu. Một trong những nguyên nhân là đã đầu tư quá nhiều cho Olympic Athen 2004.

Băn khoăn ấy cũng là của nhiều người. Xin hãy dừng lại trước một sự mạo hiểm vô ích này!

Nguyễn Lưu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhợn với phim hài Việt



SGTT.VN - Trên du thuyền xuôi theo sông nước miền Tây, trong vai anh chàng giả gái để được gần người đẹp (Ngọc Diệp) mà anh yêu đơn phương, Thái Hoà rút miếng băng vệ sinh từ trong bọc ra để mời cô ăn… bánh.

Trong một cận cảnh khác, anh chàng giả gái ấy lại rơi vào cảnh huống phải “ngồi tiểu” ngoài thiên nhiên khi một người đẹp khác bất ngờ đòi “đi chung cho vui”. Những dòng nước bắn lên từng chặp làm cô gái tròn mắt ngạc nhiên… Riêng khán giả thì điếng người!

Phần đông người xem không thể cười nổi với những tình huống phản cảm và quá lố như vậy trong bộ phim mới nhất của đạo diễn Charlie Nguyễn – Cưới ngay kẻo lỡ, vừa ra mắt báo chí tối 11.4. Có vẻ như những câu chuyện xoay quanh chân dài – đại gia, những chàng đồng tính buông tuồng, nhà quê ra tỉnh… không còn đủ sức mua lấy tiếng cười của khán giả, đẩy người làm phim vượt giới hạn của sự nhảm nhí bằng việc khai thác cả chuyện vệ sinh của một anh chàng giả gái.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=172199
Ngọc Diệp và Thái Hoà trong phim Cưới ngay kẻo lỡ.



Dẫu biết rằng người ta có thể (và có quyền) hài hước ngay cả trong những chuyện riêng tư, thầm kín nhất, nhưng cách diễn đạt chúng nói lên rất nhiều về chiều sâu văn hoá của người kể chuyện. Với 90 phút phim không khác gì một chuỗi tấu hài, không thể nói Cưới ngay kẻo lỡ là một phim có trách nhiệm đối với công chúng, dù có thể nó sẽ hoàn thành trách nhiệm doanh thu đối với nhà sản xuất. Tiếng cười có thể sẽ vang lên trong một bộ phận công chúng dễ dãi đến với điện ảnh để mua vui, nhưng dư âm đọng lại, có chăng chỉ là sự tiếc nuối về một thế hệ đạo diễn được công chúng nhìn nhận tài năng ngay từ tác phẩm đầu tay, nhưng cứ trượt dài trước áp lực cơm áo, danh tiếng trong môi trường làm phim chụp giựt hiện nay.

Kiến Minh
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đổi tên để... tiến lên?

Tác giả: Đinh Việt Bình

Bài đã được xuất bản trên Tuần VietNamNet

Các giáo sư quốc tế đến thỉnh giảng tại ĐHQG không sao hiểu nổi. Họ bảo - VN rất dễ thương nhưng nhiều cái lạ quá, chẳng giống ai.

Tại sao cứ phải thay "giấy khai sinh"?


Thay đổi, hay đổi mới đều để phát triển. Nhưng thay đổi tên gọi một địa phương, một con phố, một cơ quan, một trường học có nhiều chục năm, thậm chí nhiều trăm năm tuổi liệu có phải là động lực để phát triển, hay chỉ là ý thích hồn nhiên của một số người?

Gần đây nhất là đề xuất đổi tên ĐH Quốc gia tại phiên họp Thường vụ Quốc hội là một ví dụ. Rất may, ngay lập tức, Phó CT QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã nói "không". Dư luận rất hoan nghênh.

Tại sao chúng ta cứ thường xuyên phải chứng kiến nhiều vụ thay... "giấy khai sinh" như thế? Chuyện tách- nhập, nhập- tách kéo theo hàng loạt sự thay đổi, từ con dấu, biển hiệu, đến nhân sự... Biết bao nhiêu khê, bao tốn kém... Chẳng nhẽ cứ phải thế mới phát triển được? Thế mới hội nhập sâu?

ĐHQGHN được thành lập cách đây gần 20 năm (tháng 12 năm 1993) sau một quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sát nhập ba trường ĐH có thâm niên - ĐH Tổng hợp HN, ĐH Sư phạm Ngoại Ngữ HN và ĐH Sư phạm HN I, để thực hiện mong muốn "sánh vai cùng khu vực và quốc tế".

Sau gần 20 năm chẵn, ĐHQGHN đã có thể sánh vai đến nấc nào với năm châu, hẳn những ai quan tâm đều rõ. Ngay cả so sánh với nhiều trường ĐH khác trong nước không có chữ "quốc gia", liệu hai ĐHQG ở hai thành phố lớn nhất nước đã thuyết phục được họ chưa? Đã là "đầu tàu phát triển của hệ thống giáo dục Việt Nam" chưa, hay vẫn chỉ là khẩu hiệu? Hai ĐHQG đã là địa chỉ hấp dẫn với xã hội chưa?

Con đường đi tới vị thế và khái niệm "đầu tàu", "đào tạo chất lượng cao", "tinh hoa", "địa chỉ hấp dẫn" hóa ra còn rất xa.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/DHQG_1334732782.jpg
Trụ sở điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội



Chẳng giống ai

ĐH Tổng hợp HN, ĐH Sư phạm Ngoại Ngữ HN và ĐH Sư phạm HN I, mất tên khi vào ĐHQG (chỉ mất tên, mọi thứ khác nguyên xi). Vì không muốn tên mới, không muốn truyền thống bị đứt quãng, và nhất là không thể để mất thương hiệu, "nên sau một thời gian ngắn, một trường thành viên của ĐHQG là ĐH Sư phạm HN I đã "xin chào các bác, em ngược".

ĐH Sư Phạm Ngoại ngữ cũng đã tấp tểnh đòi "xin chào", nhưng đến nay vẫn...nguyên xi là trường thành viên. Và luôn mong mỏi được "trả lại tên cho em".

Thiên hạ lâu nay đã rất quen với các tên: ĐH A, ĐH B, ĐH C... Bỗng đồng loạt có chữ "học viện" thay chữ "đại học", để thành Học viện A, Học viện B, Học viện C...

Hỏi một số vị lãnh đạo, tại sao phải đổi tên thì được trả lời: Để tương xứng với tầm, để hội nhập....., và chữ "học viện" nghe sang trọng hơn, oai hơn "đại học". Chao ôi là cái mác!

Tại các quốc gia phát triển, mà VN đang muốn học tập họ, thì trong một trường ĐH (university) gồm nhiều khoa (department), nhiều viện (institute). Như vậy, việc đổi tên của một số trường trên vô hình trung lại tự hạ mình xuống ít nhất một bậc (xét trên hình thức ngôn ngữ).

Xin nói thêm, chữ "academic" mà các trường trên dùng để đối ngoại, đảm bảo các bạn Âu - Mỹ không hiểu.

Tương tự, ở một góc khác, ĐHQG, tên giao dịch "National University", các trường thành viên cũng dùng chữ "University". Các giáo sư quốc tế đến thỉnh giảng tại ĐHQG không sao hiểu nổi. Họ bảo - VN rất dễ thương nhưng nhiều cái lạ quá, chẳng giống ai.

Hay đó mới được gọi là bản sắc?

Bình mới, rượu có ngon?

Các cụ ngày xưa chữ ít nhưng rất biết, làm cái gì phải cố làm cho thật tốt để giữ nghề, giữ chữ tín... Các cụ rất ghét thói "treo đầu dê bán thịt chó" hoặc "bình mới rượu cũ", tệ hơn nữa là rượu "đểu", hoặc thùng rỗng kêu to...

Trường ĐH Sorbonne, ĐH Sư Phạm Paris (nơi Ngô Bảo Châu học), ĐH Harvard, ĐH Cambridge, ĐH Oxford, ĐH Tokyo, ĐH Osaka...cũng như các hãng Peugeot, Mercedes, Ford, Sony, Huyndai..., từ khi xuất hiện đến nay chưa một lần đổi tên. Không bao giờ đổi tên.

Ngược lại, họ miệt mài xây dựng thương hiệu, tự hào, kiêu hãnh và giữ gìn cái tên mà các bậc tiền nhiệm đã chọn (chủ yếu lấy tên địa danh, một số ít lấy tên người sáng lập, hoặc người tài trợ).

Tên của một địa phương, một công ty, một trường học như tên người, tên đất nước, như mọi tên khác để gọi, để phân biệt, vì thế không thể tùy hứng là thay. Quá nhiều hệ lụy cho việc này. Nhiều khi...cười ra nước mắt.

Nếu các ngôi trường ĐH biết nói, nó sẽ nói sao?

Xin các thầy tập trung làm những việc thật sự có ích. Nếu  tên em là Tí, ĐH... Nông Thị Tí, các bác cứ gọi em là Tí, dù em có đẹp như... hoa hậu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Công nhận rồi sẽ ra sao?



SGTT.VN - Trung tuần tháng 3 này, bộ Văn hoá – thể thao và du lịch đã ra quyết định đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào danh sách di sản lập hồ sơ trình UNESCO. Bộ cũng đang đề nghị Thủ tướng cho phép lập hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể trình UNESCO giai đoạn 2012 – 2016. Một số chuyên gia cho rằng tranh Đông Hồ có cơ hội thành công lớn bởi vẫn còn nghệ nhân và nhiều tư liệu gốc về dòng tranh này tồn tại tới nay. Nhưng chính chủ thể di sản, những nghệ nhân và người dân xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh lại chưa an tâm…

Nói đến tranh Đông Hồ không thể không nhắc tới hai lão nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và Nguyễn Đăng Chế. Nếu không có họ và những nỗ lực gìn giữ nghề làm tranh lâu năm của làng Đông Hồ, chắc rằng giống như nhiều làng tranh dân gian khác trên cả nước, tranh Đông Hồ có thể đã tuyệt tích. Nhưng thực tế là nỗ lực của hai vị nghệ nhân này cũng chẳng khiến cho tranh Đông Hồ tránh khỏi sự mai một. “Tất cả những gì còn lại của nghề làm tranh của cha ông ở đây, tôi giữ hết và sẵn sàng chia sẻ để tranh Đông Hồ được công nhận. Nhưng công nhận rồi sẽ ra sao? Chẳng ai trả lời được câu hỏi đó”, ông Chế nói.

Làng Đông Hồ hơn mười năm nay sống chính bằng nghề làm vàng mã chứ chẳng phải làm tranh. “Cụ Chế biết khai thác giá trị của nghề truyền thống để phát triển du lịch. Nhưng quy mô cũng chỉ giải quyết được khoảng 20 lao động. Trong khi nếu theo nghề làm vàng mã, người dân làng có thể có thu nhập tốt và khá ổn định”, ông Lê Xuân Bắc, trưởng phòng văn hoá – thông tin huyện Thuận Thành, Bắc Ninh giải thích. Và thế là dân Đông Hồ chẳng ai làm tranh mà “chuyên tâm” làm vàng mã. Nhớ lần gặp đầu tiên cách đây vài năm, vừa chỉ vào những bản khắc gỗ còn nguyên vết cháy xám, ông Chế vừa kể rằng ông từng rơi nước mắt khi nhặt những bản khắc gỗ, cái hồn cốt của bức tranh Đông Hồ, trong xó nhà hay góc bếp những gia đình trong làng.

“Chúng ta chỉ còn trong tay khoảng 400 bản khắc gỗ mà cụ Chế lưu giữ. So với số lượng bản khắc đã mất, chừng đó chỉ chiếm khoảng một phần ba”, ông Bắc cho biết. Mặt khác, công tác kiểm kê cho thấy xuất hiện những sản phẩm dán mác tranh Đông Hồ nhưng lại được in bằng hình thức in lưới, dùng bột màu thay chất liệu thiên nhiên, mẫu mã xấu... đang tồn tại trên thị trường và đến tay không ít khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài.

“Danh hiệu sẽ vô nghĩa nếu di sản không sống được ở chính nơi nó sinh ra. Vì thế nếu có được công nhận là di sản nhân loại, chúng ta cần phải có một lộ trình hiệu quả để tranh Đông Hồ được thực sự hồi sinh ở cái nôi mà nó đã ra đời”, giáo sư Tô Ngọc Thanh, chủ tịch hội Văn hoá văn nghệ dân gian Việt Nam, nói.

Dung P.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:

Công nhận rồi sẽ ra sao?



SGTT.VN - Trung tuần tháng 3 này, bộ Văn hoá – thể thao và du lịch đã ra quyết định đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào danh sách di sản lập hồ sơ trình UNESCO.
Công Nhận Nhận Công

Công nhận chẳng qua để nhận công
Việc này có sức của bà, ông...
Mai sau phát triển hay tàn phế
Mặc kệ nhân dân chịu gánh gồng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Cố đấm ăn xôi

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (17/04/2012)

Việc đăng cai tổ chức Asiad 2019 của ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch đang làm dư luận nóng lên từng ngày, có nhiều người dân còn bức xúc và quả thật đã tốn nhiều giấy mực song xem ra, người ta vẫn quyết đăng kí, để làm gì thì rất khó tìm ra câu trả lời cho đúng.

Nhưng, Bác Hồ đã từng nói "Nói một lần mà người ta chưa nghe thì phải nói hai lần, nói hai lần mà người ta chưa nghe thì phải nói ba lần...” ấy là khi Bác dạy người làm công tác báo chí, truyền thông.


http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/108/2012_108_T12_anh.jpg
Công trình phục vụ cho Olympic ở Athen (Hy Lạp) năm 2004. Ảnh: T.L



Ai cũng biết, một sự kiện thể thao tầm cỡ như Asiad tất là sẽ khác biệt so với bất kỳ sự kiện văn hóa – thể thao nào khác. Trong hơn 60 năm lịch sử, chỉ mới có 9 quốc gia châu Á "dám” đăng cai. Cả Tây Á giàu có cũng chỉ mới 2 lần (Tehran 1974, Qatar 2006). Từ đó thấy rằng việc tổ chức Asiad 2019 sẽ cần phải được xây dựng trên cơ sở chiến lược hẳn hoi. Trước đây từng có đề xuất về việc TPHCM đăng cai SEA Games 2017 và sau đó đã rơi vào quên lãng và bây giờ lại là việc đăng cai Asiad 2019. Điều này cho thấy ngành thể thao chưa hề có kế hoạch rõ ràng trong việc xin đăng cai tổ chức một sự kiện tầm cỡ.

Trong lịch sử Asiad, Thái Lan đã 3 lần tổ chức vào các năm 1966, 1970 và 1998, đều là thời điểm phát triển kinh tế tốt nhất của quốc gia này. Cũng trong khoảng thời gian đó, Thủ đô Bangkok cũng xen kẽ tổ chức đến 4 kỳ SEA Games. Qua đây rất dễ để thấy là Thái Lan đã tận dụng tốt thế nào về tính thời điểm cũng như việc khai thác hiệu quả cơ sở vật chất. Còn đối với Việt Nam, đăng cai tổ chức Asiad chắc chắn là một sự kiện thể thao khổng lồ mà chúng ta phải có một chiến lược mang tầm quốc gia. Vậy mà trong 10 năm qua, sau SEA Games 2003, chưa thấy các nhà quản lý thể thao nói gì đến kỳ SEA Games lần thứ 2 ở Việt Nam mà đã vội vàng đốt cháy giai đoạn để nghĩ ngay đến việc đăng cai Asiad!

Tuy thế, cuối cùng thì thành tích thi đấu của VĐV nước chủ nhà vẫn là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá thành bại của công việc. Trong khi đó từ SEA Games 22 đến nay chúng ta chưa thấy có sự nhảy vọt nào của thể thao chuyên nghiệp tại Việt Nam! Nói thêm là hiện nay, Thể thao Việt Nam hầu như chỉ tổ chức được các giải vô địch quốc gia và không đủ khả năng duy trì và phát triển hệ thống giải đấu mang tính chuyên nghiệp. Con người không có, năng lực tổ chức đang thụt lùi, làm sao tổ chức Asiad 2019?

Trả lời báo chí, TS Lê Đăng Doanh băn khoăn: "Nợ công quá lớn. Lãi suất ngân hàng cao. Hạ tầng kém. Trình độ chuyên môn thấp. Thể thao ta chưa ra đến đường băng. Trong khi đó còn rất nhiều việc có ý nghĩa hơn đang cần đến vốn và ngay trong khu vực tư nhân, vốn cũng đang rơi vào khó khăn. Nếu cứ làm, không ai biết sẽ đội vốn lên cao đến đâu.” Vị chuyên gia kinh tế hàng đầu nói tiếp " Ta đã có một Vinashin rồi. Không nên mạo hiểm và cũng không thể đâm lao theo lao. Người ta làm với số vốn đầu tư là "không đau đớn” còn ta là khác hẳn. Những bài học như Mexico, Quảng Châu và nhất là Hy Lạp rất đáng suy nghĩ.” Ai cũng biết, Hy Lạp là quốc gia châu Âu đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ khiến cả châu Âu phải giải cứu. Một trong những nguyên nhân là đã đầu tư quá nhiều cho Olympic Athen 2004.

Băn khoăn ấy cũng là của nhiều người. Xin hãy dừng lại trước một sự mạo hiểm vô ích này!

Nguyễn Lưu
Tên bài nói quá chuẩn rồi
Không cố xin đấm véo xôi vào đầu ?

TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Vodanhthi đã viết:

Công nhận rồi sẽ ra sao?



SGTT.VN - Trung tuần tháng 3 này, bộ Văn hoá – thể thao và du lịch đã ra quyết định đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào danh sách di sản lập hồ sơ trình UNESCO.
Công Nhận Nhận Công

Công nhận chẳng qua để nhận công
Việc này có sức của bà, ông...
Mai sau phát triển hay tàn phế
Mặc kệ nhân dân chịu gánh gồng.
Tuấn Khỉ nói đúng quá ta
Không cần bàn nữa kẻo mà mất công.

TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Điếc tai khi xem kịch



TT - Có lần, chị đồng nghiệp kể chuyện anh bạn ở xa về lần đầu tiên đi xem kịch ở Sài Gòn. Sau khi xem xong, anh bạn kết luận một câu xanh rờn: “Tôi đã... bị điếc vĩnh viễn!”.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=560154
Một cảnh ca hát nhảy múa rộn ràng, ồn ã nhưng không ăn nhập nhiều đến nội dung vở Tình yêu nổi loạn - Ảnh: H.O.



Nghe có vẻ thậm xưng thật, nhưng cũng không phải là chuyện quá kỳ lạ nếu nhìn lại cách dựng và diễn của sân khấu hiện nay.

Mấy năm gần đây khi kịch ma, kịch kinh dị trở thành một trào lưu thời thượng và ăn khách, chuyện khán giả liên tục bị giật mình bởi những âm thanh khuếch đại, những tiếng la hét chói tai khi ngồi trong khán phòng đã là chuyện thường ở huyện.

Không phủ nhận đó là một trong những chiêu thức bắt buộc của thể loại kịch này nhằm làm tăng mức độ rùng rợn, đáng sợ để hù khán giả đến nơi đến chốn. Những chiêu này từng được “đặt để” một cách hiệu quả và đắc địa trong một số vở như Người vợ ma, Quả tim máu (sân khấu Hồng Vân), Lầu hoang (Nhà hát Thế giới trẻ)... Nhưng càng lúc chúng càng bị lạm dụng một cách quá đà và không cần thiết. Chẳng hạn trong những vở kịch kinh dị mới như: Thứ sáu ngày 13, Ma sói (sân khấu Superbowl), Ngôi trường số 13 (sân khấu Trần Cao Vân) có quá nhiều đoạn âm thanh cứ giội ầm ầm hết cỡ làm khán giả giật bắn mình, nhưng hóa ra tình tiết chẳng có gì. Hay những vở như Áo cho người chết, Biệt thự ma (sân khấu kịch Sài Gòn) thì khán giả liên tục bị “dập” bởi âm thanh máy, tiếng thét thất thanh của các nhân vật một cách quá lố.

Không chỉ có kịch ma mới thế, đi xem một vở tâm lý xã hội cũng sẽ có nguy cơ nhức tai như thường nếu không quen. Trong vở Lẩu trăn (kịch Idecaf), không ít khán giả đã sững sờ khi nghe nhân vật ca sĩ Mộng Như Mơ bất ngờ gào lên một câu chửi dài đến khản cổ. Cũng như vậy, khán giả bội thực với những màn chửi nhau xối xả trong vở Ai sợ ai? (sân khấu Nụ Cười Mới). Hay trong vở Cuộc chiến sui gia (sân khấu Trần Cao Vân), những cảnh tụ tập đá gà, sui gia nạnh họe nhau, đám cưới rình rang đều gần như trở thành những cảnh hỗn loạn trên sân khấu với quá nhiều diễn viên, âm thanh, tiếng nói khiến người xem bị rối, không nghe kịp câu thoại nào của nhân vật nào, có ý nghĩa gì.

Chuyện như thế cũng diễn ra trong vở Tình yêu nổi loạn (Nhà hát Thế giới trẻ) với những đại cảnh ồn ào không cần thiết. Rồi cảnh tán tỉnh rộn ràng trong vở Sống thử (sân khấu 5B) tuy mang lại tiếng cười cho người xem, nhưng lặp lại với cùng kiểu diễn của các chàng trai và kiểu la của các cô gái, phần nào làm giảm độ hấp dẫn.

Còn trong những vở kịch dành cho thiếu nhi của sân khấu Idecaf, các nhân vật bước ra từ trong cổ tích và thần thoại nhưng cứ la ó và đuổi nhau chạy vòng vòng khắp sân khấu, kèm theo đó là tiếng nhạc phụ họa với công suất lớn, khiến khán giả nhí nhiều phen hết hồn. Ðó là còn chưa kể đến chuyện nếu đi xem tấu hài ở các sân khấu, tụ điểm thì cường độ và mật độ của những kiểu diễn giao đãi ồn ào còn nặng đô hơn, “nội công” làm náo loạn sân khấu của diễn viên cũng thâm hậu hơn.

Vẫn biết đặc trưng cơ bản của một nghệ sĩ khi diễn trên sân khấu, so với phim ảnh là phải cường điệu hơn một chút. Từng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói hay động tác hình thể trên sân khấu cũng đòi hỏi phải rõ ràng, sắc nét để đảm bảo khán giả dù ngồi ở vị trí nào trong khán phòng cũng có thể nắm bắt được những gì họ thể hiện. Nhưng dù sân khấu có quyền khoa trương hay cách điệu thì cũng không nên biến nó thành một nơi náo động không cần thiết, bởi chưa biết điều đó có làm cho khán giả hiểu rõ, nghe rõ hơn không, mà quả thật nhiều người đã bắt đầu ngại đến rạp hát vì sợ bị “điếc vĩnh viễn”, như cách nói vui nhưng đầy tâm trạng của anh bạn kia.

HOÀNG OANH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:

Điếc tai khi xem kịch

Thời Đại To

Thời đại này là thời đại to
Cho nên kịch phải rống như bò
Không thì nghệ thuật kêu không lại
Quảng cáo, tuyên truyền với... động cơ!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27] ... ›Trang sau »Trang cuối